Thương hiệu Hummer sắp về tay người Trung Quốc

Kiều Oanh
GM vừa đạt thỏa thuận sơ bộ nhằm bán lại thương hiệu Hummer cho một công ty Trung Quốc nuôi mộng sản xuất xe hơi
Được GM mua lại vào năm 1999, Hummer đã trở thành biểu tượng của những sai lầm mà GM cũng như ngành công nghiệp ôtô Mỹ nói chung đã mắc phải, đó là những chiếc xe lớn, cồng kềnh và ngốn xăng như nước lã.
Được GM mua lại vào năm 1999, Hummer đã trở thành biểu tượng của những sai lầm mà GM cũng như ngành công nghiệp ôtô Mỹ nói chung đã mắc phải, đó là những chiếc xe lớn, cồng kềnh và ngốn xăng như nước lã.
General Motors (GM) - hãng xe vừa nộp đơn xin phá sản của Mỹ - vừa đạt thỏa thuận sơ bộ nhằm bán lại thương hiệu Hummer cho một công ty Trung Quốc nuôi mộng sản xuất xe hơi.

Thông tin ban đầu phát đi từ GM cho biết, thương hiệu xe đa dụng có tính năng thể thao (SUV) và bán tải cỡ lớn Hummer sẽ được sang tay cho Công ty Máy công nghiệp nặng Sichuan Tengzhong, có trụ sở ở Thành Đô, miền Tây Trung Quốc. Hiện mức giá cụ thể của vụ mua bán này chưa được tiết lộ, nhưng giới phân tích đồn đoán rằng, GM sẽ không chịu nhường lại bộ phận Hummer ở mức giá dưới 500 triệu USD.

Dự kiến được hoàn tất trong quý 3 năm nay, thỏa thuận này sẽ đưa Tengzhong trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên có xe bán ở thị trường Bắc Mỹ, mặc dù toàn bộ hoạt động của Hummer sẽ tiếp tục được duy trì ngay tại thị trường Mỹ thay vì chuyển về Trung Quốc.

Thỏa thuận này cũng sẽ đánh dấu lần đầu tiên một công ty Trung Quốc mua lại một thương hiệu xe hơi nổi tiếng của Mỹ. Trước đây, các hãng xe Trung Quốc đã mua lại hai trong số những thương hiệu xe hơi nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô của Anh quốc là MG và Rover.

“Thương hiệu Hummer đồng nghĩa với sự phiêu lưu, tự do và niềm vui. Chúng tôi dự kiến sẽ nối dài di sản đó bằng cách đầu tư vào Hummer, cho phép thương hiệu này tăng thêm năng lực sáng tạo và tăng trưởng theo những cách thức mới dưới sự quản lý của ban lãnh đạo hiện có”, ông Yang Yi, Giám đốc điều hành của Tengzhong, tuyên bố.

Hummer là một trong 4 thương hiệu mà GM có ý định loại bỏ, cùng với Saturn, Saab và Pontiac. GM cũng cho biết, hãng đã nhận được 16 lời chào mua dành cho Saturn và Saab. Các thương hiệu mà GM giữ lại bao gồm Chevrolet, Cadillac, Buick và GMC.

Nhà Trắng hoan nghênh thỏa thuận bán lại Hummer của GM, đồng thời nhanh chóng khẳng định, chính quyền Tổng thống Barack Obama hoàn toàn không có liên quan gì tới vụ mua bán này. Vụ giao dịch “là thông tin tốt cho 3.000 người Mỹ đang làm việc cho Hummer, hai nhà máy và hơn 100 nhà phân phối của thương hiệu này tại Mỹ”, người phát ngôn Bill Burton của Tổng thống Obama nhận định.

Ông Burton nói thêm: “Như Tổng thống đã nói, Chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp vào những quyết định hàng ngày của GM, và đây là một ví dụ về cam kết này”.

Tengzhong là một công ty tư nhân của Trung Quốc, nhưng vụ mua lại thương hiệu Hummer của công ty này sẽ cần tới sự thông qua của Chính phủ nước này. Trung Quốc có quy định, Chính phủ có quyền phủ quyết bất kỳ vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài nào với giá từ 100 triệu USD trở lên của bất kỳ công ty Trung Quốc nào.

Tại thị trường nội địa, Tengzhong nổi tiếng với nhiều sản phẩm là các thiết bị giao thông, từ rầm cầu tới các loại máy xây dựng và bảo dưỡng đường bộ. Trước khi nhảy vào mua Hummer, công ty này đã có những bước tiến vào lĩnh vực sản xuất xe tải hạng nặng, bao gồm xe rơ-moóc và xe téc chở dầu.

“Nhìn chung, chúng tôi cảm thấy hài lòng. Tongzheng là một công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn mà chúng tôi mong muốn ở người chủ mới của thương hiệu Hummmer. Họ có thành tích kinh doanh đã được chứng minh trên thị trường quốc tế, có chiến lược dài hạn cho Hummer, có vốn để đầu tư phát triển những mẫu xe hiệu quả hơn, tất cả những gì cần thiết để phát triển thương hiệu này lên”, người phát ngôn Nick Richards của Hummer nhận xét.

Được GM mua lại vào năm 1999, Hummer đã trở thành biểu tượng của những sai lầm mà GM cũng như ngành công nghiệp ôtô Mỹ nói chung đã mắc phải, đó là những chiếc xe lớn, cồng kềnh và ngốn xăng như nước lã.

Năm 2009, doanh số của các mẫu xe Hummer tại Mỹ sụt giảm 51%, tệ nhất trong ngành công nghiệp ôtô nước này, và tiếp tục lao dốc thêm 67% từ đầu năm 2009 tới nay.

(Theo New York Times)

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.