Toyota chấp nhận nộp phạt kỷ lục

Thu Thủy
Khoản phạt mới nhất nâng tổng số tiền Toyota bị phạt trong năm nay lên 48,8 triệu USD
Một mẫu xe bị Toyota thu hồi trong tháng 10 vì lỗi rò rỉ dầu phanh.
Một mẫu xe bị Toyota thu hồi trong tháng 10 vì lỗi rò rỉ dầu phanh.
Hãng sản xuất xe hơi Toyota của Nhật đã đồng ý đóng 32,4 triệu USD tiền phạt, để khép lại các vụ điều tra của Chính phủ Mỹ về việc tập đoàn này chậm trễ trong việc thông báo lỗi an toàn sản phẩm.

Hãng tin AP dẫn lời Bộ Giao thông Mỹ cho hay, khoản tiền phạt trên sẽ giúp dàn xếp các cuộc điều tra về việc Toyota cố tình thông báo chậm lỗi chân ga, vốn bị xem là nguyên nhân khiến hàng chục người thiệt mạng.

Khoản tiền mới nhất nâng tổng số tiền Toyota bị phạt trong năm nay lên 48,8 triệu USD. Tập đoàn xe hơi hàng đầu thế giới còn phải đối diện nhiều vụ kiện cá nhân và các cuộc điều tra khác của chính quyền Mỹ.

Dù đồng ý trả tiền phạt để giải quyết các vụ điều tra, nhưng Toyota không thừa nhận vi phạm quy định an toàn nào của liên bang. Theo hãng tin BBC, Toyota cho hay, họ "vui mừng khi giải quyết các vấn đề của quá khứ", nhưng không thừa nhận bất kỳ hành vi vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.

Trong một diễn biến khác, Toyota đã thông báo kế hoạch bán 7,7 triệu chiếc xe trên phạm vi toàn cầu trong năm 2011, tăng 3% so với năm 2010. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ được xem là sẽ ngày càng mở rộng trong tương lai.

Trong tổng doanh số toàn cầu này, Toyota ước tính số xe bán tại thị trường nội địa Nhật Bản là 1,3 triệu chiếc, giảm 17% so với năm 2010, còn lượng xe bán ra các thị trường nước ngoài là 6,4 triệu chiếc, tăng 8%.

Nhà sản xuất xe hàng đầu Nhật Bản cũng cho biết doanh số bán hàng toàn cầu của hãng trong năm 2010 ước đạt 7,48 triệu chiếc, tăng 7% so với năm 2009.

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.