“Ưu tiên số 1 của Toyota vẫn là xe lắp ráp”

Linh San
Quan điểm của Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, ông Nobuhiko Murakami, xung quanh việc nâng thuế nhập xe nguyên chiếc
"Chúng tôi mong Chính phủ sẽ nghiên cứu để đưa ra một lộ trình giảm thuế từ từ và ổn định, phù hợp với cam kết WTO và AFTA".
"Chúng tôi mong Chính phủ sẽ nghiên cứu để đưa ra một lộ trình giảm thuế từ từ và ổn định, phù hợp với cam kết WTO và AFTA".
Quan điểm của Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, ông Nobuhiko Murakami, xung quanh việc nâng thuế nhập xe nguyên chiếc.

Ông đánh giá thế nào về qui mô thị trường xe nhập khẩu thời điểm hiện tại?

Trong những năm gần đây, do thu nhập và mức sống của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về xe ôtô cũng đa dạng hơn. Theo tôi, sự phát triển và đa dạng của thị trường xe ôtô là một dấu hiệu đáng mừng.

Tuy nhiên, qui mô thị trường ôtô phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách của Nhà nước. Vì vậy, các chính sách liên quan đến thị trường này không ổn định thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.

Nhận định của ông về việc mới đây Bộ Tài chính nâng mức thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ 60% lên 70%?

Việc liên tục điều chỉnh mức thuế cho thấy sự không ổn định trong chính sách ôtô, tạo nên nhiều biến động thị trường và làm cho thị trường ôtô trở nên phức tạp và khó dự đoán.

Một chính sách dài hạn và ổn định là yếu tố cần thiết để phát triển thị trường.

Với việc Việt Nam đang trên đường thực hiện cam kết hội nhập AFTA và WTO, theo ông thì những thay đổi về các chính sách nhập khẩu, giá cả có ảnh hưởng như thế nào đối với Toyota và các hãng liên doanh sản xuất khác? Với cương vị là người lãnh đạo một công ty lớn, ông có ý kiến gì gửi tới các nhà hoạch định chính sách hay không?

Chúng tôi hiểu và ủng hộ với những nỗ lực của Chính phủ hướng tới hội nhập kinh tế toàn cầu. Chúng tôi cũng luôn hoan nghênh sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, và cần một thời gian nhất định để các nhà sản xuất ôtô trong nước nâng cao sức cạnh tranh để tăng dung lượng thị trường cũng như phát triển ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ.

Do đó, chúng tôi mong Chính phủ sẽ nghiên cứu để đưa ra một lộ trình giảm thuế từ từ và ổn định, phù hợp với cam kết WTO và AFTA. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên quan tâm hơn tới phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

Ông đánh giá thế nào về thay đổi trên thị trường ôtô Việt Nam trong những năm tới, khi mà tất cả các liên doanh lắp ráp xe ôtô đều được phép nhập khẩu xe nguyên chiếc trong tháng 1/2009 theo cam kết gia nhập WTO?

Tôi cho rằng việc tất cả các doanh nghiệp sản xuất ôtô có vốn FDI chính thức được phép nhập khẩu xe nguyên chiếc là rất tốt bởi nó sẽ tạo cơ hội mang đến nhiều lợi ích hơn nữa cho khách hàng, không chỉ trong nhập khẩu và bán hàng.

Các nhà sản xuất ôtô trong nước với mạng lưới dịch vụ rộng khắp cả nước có thể đảm bảo cho khách hàng chính sách bảo hành và chất lượng dịch vụ sau bán hàng tốt hơn, đây cũng là những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm khi sử dụng xe.

Với Toyota, chúng tôi luôn hoan nghênh sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Chúng tôi hy vọng rằng với việc kinh doanh thêm xe nguyên chiếc, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn mà vẫn có thể cảm nhận được “giá trị Toyota” cho những dòng xe nhập khẩu.

Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh một lần nữa, ưu tiên số một của chúng tôi vẫn là sản xuất xe ôtô lắp ráp trong nước. Một số liên doanh sản xuất xe hơi đã có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh bằng cách nhập khẩu xe nguyên chiếc về phân phối cho người tiêu dùng.

Vậy Toyota Việt Nam có dự định và kế hoạch gì đối với thị phần xe nhập khẩu ở Việt Nam?

Về việc nhập khẩu, TMV cũng có kế hoạch nhập khẩu xe nguyên chiếc vào thời gian tới nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng nhưng lĩnh vực kinh doanh chính của chúng tôi vẫn là lắp ráp xe trong nước. TMV sẽ tiếp tục đầu tư để mở rộng sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa trên các mẫu xe CKD để tăng doanh số bán.

Chúng tôi sẽ chỉ nhập khẩu những mẫu xe nguyên chiếc có doanh số bán trong nước thấp và việc đầu tư sản xuất mẫu xe đó trong nước không đạt hiệu quả kinh tế.

Tin mới

Xe hybrid "âm thầm” chinh phục khách hàng Việt

Xe hybrid "âm thầm” chinh phục khách hàng Việt

Xe “thuần” điện có thể là chân lý của tiến trình điện khí hóa, nhưng sẽ phải mất nhiều năm nữa để dòng xe này thực sự phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó, xe Hybrid lại đang từng bước vững chắc tiếp cận và chinh phục người dùng bằng khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ngay lập tức của mình.
Bán hàng trực tuyến: Xu hướng mới của các hãng xe tại Việt Nam

Bán hàng trực tuyến: Xu hướng mới của các hãng xe tại Việt Nam

Sự trỗi dậy của thị trường ô tô trực tuyến không chỉ thay đổi cách chúng ta mua và bán ô tô, nó đang định nghĩa lại cơ cấu của một ngành công nghiệp lâu đời. Từ sự tiện lợi của việc mua sắm tại nhà cho đến sự ra đời của dịch vụ đăng ký ô tô, thế giới kỹ thuật số đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trên các con đường kinh doanh trong ngành ô tô.
Châu Âu sẽ tiêu thụ ít hơn gần 9 triệu xe điện vào năm 2030

Châu Âu sẽ tiêu thụ ít hơn gần 9 triệu xe điện vào năm 2030

Theo ngân hàng đầu tư UBS, người châu Âu sẽ mua ít hơn gần 9 triệu xe điện trong khoảng thời gian từ 2024 đến 2030 so với dự kiến, do giá cao, phạm vi hoạt động không đủ và việc sạc pin cồng kềnh đã cản trở người mua tiềm năng.