VAMM, bước đi mới của “ngũ đại gia” xe máy Việt

An Nhi
Honda giữ vai trò chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), nhiệm kỳ đầu tiên
Đại diện 5 hãng xe thành viên sáng lập VAMM ra mắt hiệp hội.<br>
Đại diện 5 hãng xe thành viên sáng lập VAMM ra mắt hiệp hội.<br>
Ngày 19/2, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đã công bố thành lập và chính thức đi vào hoạt động, theo Quyết định số 996/QĐ-BNV ngày 26/8/2013 của Bộ Nội vụ.

5 thành viên sáng lập của VAMM gồm Công ty Honda Việt Nam, Công ty TNHH Piaggio Việt Nam, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, Công ty TNHH Việt Nam Suzuki và Công ty SYM Việt Nam. Trong đó, Honda giữ vai trò chủ tịch hiệp hội nhiệm kỳ đầu tiên.

Bản thông cáo do VAMM phát đi cho biết, mục tiêu của hiệp hội là xây dựng một diễn đàn kết nối các doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam, áp dụng công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, chế tạo những sản phẩm chất lượng cao, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các thành viên, kết nối các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước để đóng góp những ý kiến quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam…

Trước đây, các doanh nghiệp xe máy cũng đã có một tổ chức tương tự VAMM là Hiệp hội Xe đạp - Xe máy Việt Nam. Tuy nhiên, tổ chức này đã hoạt động không hiệu quả sau nhiều năm tồn tại. Do vậy, có thể nói sự ra đời của VAMM chính là một bước ngoặt mới của ngành công nghiệp xe máy.

Hiện tại, Việt Nam đang là thị trường xe máy lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Theo thống kê, tổng sản lượng bán hàng của toàn ngành năm 2013 đạt khoảng 2,8 triệu chiếc. Trong đó, Honda vẫn chiếm thị phần áp đảo với 1,87 triệu xe bán ra trong năm vừa qua, Yamaha đứng thứ 2 với 721.000 chiếc, SYM đạt 500.000 chiếc, Piaggio đạt hơn 56.000 chiếc và Suzuki đạt 50.000 chiếc.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tổng lượng xe máy đăng ký trên toàn quốc đã ở mức 37 triệu chiếc. Đây là một con số bất ngờ, đặc biệt là khi so sánh với mục tiêu khống chế ở mức 36 triệu xe lưu hành vào năm 2020 theo quy hoạch của ngành giao thông vận tải.

Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng thị trường xe máy Việt Nam đã sớm chạm ngưỡng bão hòa nên khả năng mở rộng thị trường nội địa là gần như không thể. Và như vậy, xuất khẩu chính là mục tiêu lớn tiếp theo của công nghiệp xe máy Việt Nam.

Hiện tại, nhiều thành viên trong nhóm “ngũ đại gia” này đã gặt hái thành công đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu, đó là Honda, Piaggio và Yamaha với kim ngạch hàng chục triệu USD.

Ông Masayuki Igarashi, Chủ tịch VAMM đồng thời là Tổng giám đốc Honda Việt Nam, cho biết hiệp hội cũng đang tính toán để sắp tới có thể tổ chức các kỳ triển lãm xe máy thường niên, tương tự như ngành ôtô với triển lãm Vietnam Motor Show.

Tin mới

Xe hybrid "âm thầm” chinh phục khách hàng Việt

Xe hybrid "âm thầm” chinh phục khách hàng Việt

Xe “thuần” điện có thể là chân lý của tiến trình điện khí hóa, nhưng sẽ phải mất nhiều năm nữa để dòng xe này thực sự phổ biến tại Việt Nam. Trong khi đó, xe Hybrid lại đang từng bước vững chắc tiếp cận và chinh phục người dùng bằng khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ngay lập tức của mình.
Bán hàng trực tuyến: Xu hướng mới của các hãng xe tại Việt Nam

Bán hàng trực tuyến: Xu hướng mới của các hãng xe tại Việt Nam

Sự trỗi dậy của thị trường ô tô trực tuyến không chỉ thay đổi cách chúng ta mua và bán ô tô, nó đang định nghĩa lại cơ cấu của một ngành công nghiệp lâu đời. Từ sự tiện lợi của việc mua sắm tại nhà cho đến sự ra đời của dịch vụ đăng ký ô tô, thế giới kỹ thuật số đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trên các con đường kinh doanh trong ngành ô tô.
Châu Âu sẽ tiêu thụ ít hơn gần 9 triệu xe điện vào năm 2030

Châu Âu sẽ tiêu thụ ít hơn gần 9 triệu xe điện vào năm 2030

Theo ngân hàng đầu tư UBS, người châu Âu sẽ mua ít hơn gần 9 triệu xe điện trong khoảng thời gian từ 2024 đến 2030 so với dự kiến, do giá cao, phạm vi hoạt động không đủ và việc sạc pin cồng kềnh đã cản trở người mua tiềm năng.