2011, năm "hoàng kim" của trái phiếu kho bạc Mỹ
Nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ đã lên tới mức kỷ lục trong năm nay
Nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ đã lên tới mức kỷ lục trong năm nay, và đây cũng là một trong những loại tài sản đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư.
Theo tin từ Bloomberg, năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã bán đấu giá thành công số trái phiếu trị giá 2.135 tỷ USD. Trong đó, lượng cầu nhận được cao gấp 3,04 lần lượng cung. Kể từ khi Washington bắt đầu công bố số liệu này vào năm 1992 dưới thời Tổng thống George H. W. Bush, chưa khi nào trái phiếu Mỹ nhận được lực cầu lớn đến vậy.
Đặc biệt, trong đợt bán 30 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 4 tuần vào ngày 20/12 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ nhận được mức cầu cao gấp 9,07 lần nguồn cung, mặc dù chỉ trả lãi suất 0% cho số trái phiếu này.
Mặc dù hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s đã tước điểm tín nhiệm AAA của Mỹ hồi đầu tháng 8 vừa qua, trái phiếu kho bạc kỳ hạn từ 10 năm trở lên của nước này vẫn đem lại cho các nhà đầu tư mức nhuận suất hấp dẫn 25,6% trong năm nay.
Cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu thúc đẩy các nhà đầu tư đổ vốn vào các tài sản an toàn của Mỹ, trong đó có trái phiếu kho bạc. Nhờ đó, Chính phủ Mỹ có thể vay vốn với mức chi phí thấp để trang trải cho thâm hụt ngân sách. Nếu tính theo phần trăm so với GDP, thì chi phí vay vốn của Washington năm nay còn thấp hơn cả khi nước này có thặng dư ngân sách trong lần gần đây nhất.
Bloomberg cho biết, tiền trả lãi của Chính phủ Mỹ trong năm tài khóa 2011 kết thúc vào ngày 30/9 chỉ chiếm 3% GDP, giảm so với mức 4% vào năm 1999. Trong thời gian Chính phủ Mỹ có thặng dư ngân sách từ 1998-2001, lực cầu trái phiếu kho bạc nước này chỉ cao gấp 2,26 lần khối lượng trái phiếu được chào bán.
Giới phân tích dự báo, trong năm tới, nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ còn mạnh, vì tài sản này là một trong số rất ít những tài sản mà giới đầu tư quốc tế còn xem là an toàn trong bối cảnh hiện nay. Đây là một tín hiệu cho thấy Tổng thống Barack Obama có thể sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc lấp chỗ trống cho khoản bội chi trên 1 nghìn tỷ USD trong năm thứ tư liên tục vào năm 2012.
Lần gần đây nhất trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn đem lại mức lợi nhuận lớn như năm nay là vào năm 1995, khi tài sản này tăng giá 30,7%.
Tính chung, trái phiếu kho bạc Mỹ năm nay đem về mức lợi nhuận 8,9% cho các nhà đầu tư, so với mức giảm 8% của chỉ số Thomson Reuters/Jefferies CRB Index - thước đo giá của các loại hàng hóa cơ bản, và mức tăng 0,6% của chỉ số Standard&Poor’s. Theo số liệu của ngân hàng Bank of America, giá trái phiếu chính phủ và các loại chứng khoán đảm bảo bằng nợ địa ốc trên phạm vi toàn cầu năm nay tăng 5,8%, còn trái phiếu doanh nghiệp tăng 4,3%.
Lực cầu cao đối với nợ Mỹ đồng nghĩa với sức mạnh cho đồng USD. Năm nay đang trên đà trở thành năm tăng giá thứ hai liên tục đối với đồng bạc xanh, với mức tăng khoảng 1,2%. Năm ngoái, đồng tiền này tăng giá 1,5% so với một rổ tiền tệ mạnh khác trong chỉ số Dollar Index của IntercontinentalExchange Inc. Đồng Yên Nhật là đồng tiền duy nhất có mức tăng giá cao hơn USD trong năm nay, với mức tăng 4,1%.
“Nước Mỹ đang hưởng lợi từ môi trường bất ổn toàn cầu”, ông Scott Graham, người đứng đầu bộ phận giao dịch trái phiếu chính phủ thuộc ngân hàng Bank of Montreal, nhận định. Tính đến tuần trước, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm là 2,02%, giảm nhiều so với mức 3,3% vào cuối năm 2010.
Nợ chính phủ Mỹ hiện đã vượt mức 15.000 tỷ USD. Trong 3 năm tài khóa từ tháng 10/2008-9/2011, Washington đã bội chi tổng cộng 4.000 tỷ USD. Trong năm tài khóa 2012, mức thâm hụt dự báo sẽ là 1.100 tỷ USD, giảm so với mức 1.300 tỷ USD vào năm 2011.
Theo dự báo của Bloomberg, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2012 và 2,5% trong năm 2013. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự báo mức tăng trưởng 2,7% cho năm 2012 và 3,25% cho năm 2013.
Theo tin từ Bloomberg, năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã bán đấu giá thành công số trái phiếu trị giá 2.135 tỷ USD. Trong đó, lượng cầu nhận được cao gấp 3,04 lần lượng cung. Kể từ khi Washington bắt đầu công bố số liệu này vào năm 1992 dưới thời Tổng thống George H. W. Bush, chưa khi nào trái phiếu Mỹ nhận được lực cầu lớn đến vậy.
Đặc biệt, trong đợt bán 30 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 4 tuần vào ngày 20/12 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ nhận được mức cầu cao gấp 9,07 lần nguồn cung, mặc dù chỉ trả lãi suất 0% cho số trái phiếu này.
Mặc dù hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s đã tước điểm tín nhiệm AAA của Mỹ hồi đầu tháng 8 vừa qua, trái phiếu kho bạc kỳ hạn từ 10 năm trở lên của nước này vẫn đem lại cho các nhà đầu tư mức nhuận suất hấp dẫn 25,6% trong năm nay.
Cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu thúc đẩy các nhà đầu tư đổ vốn vào các tài sản an toàn của Mỹ, trong đó có trái phiếu kho bạc. Nhờ đó, Chính phủ Mỹ có thể vay vốn với mức chi phí thấp để trang trải cho thâm hụt ngân sách. Nếu tính theo phần trăm so với GDP, thì chi phí vay vốn của Washington năm nay còn thấp hơn cả khi nước này có thặng dư ngân sách trong lần gần đây nhất.
Bloomberg cho biết, tiền trả lãi của Chính phủ Mỹ trong năm tài khóa 2011 kết thúc vào ngày 30/9 chỉ chiếm 3% GDP, giảm so với mức 4% vào năm 1999. Trong thời gian Chính phủ Mỹ có thặng dư ngân sách từ 1998-2001, lực cầu trái phiếu kho bạc nước này chỉ cao gấp 2,26 lần khối lượng trái phiếu được chào bán.
Giới phân tích dự báo, trong năm tới, nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ còn mạnh, vì tài sản này là một trong số rất ít những tài sản mà giới đầu tư quốc tế còn xem là an toàn trong bối cảnh hiện nay. Đây là một tín hiệu cho thấy Tổng thống Barack Obama có thể sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc lấp chỗ trống cho khoản bội chi trên 1 nghìn tỷ USD trong năm thứ tư liên tục vào năm 2012.
Lần gần đây nhất trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn đem lại mức lợi nhuận lớn như năm nay là vào năm 1995, khi tài sản này tăng giá 30,7%.
Tính chung, trái phiếu kho bạc Mỹ năm nay đem về mức lợi nhuận 8,9% cho các nhà đầu tư, so với mức giảm 8% của chỉ số Thomson Reuters/Jefferies CRB Index - thước đo giá của các loại hàng hóa cơ bản, và mức tăng 0,6% của chỉ số Standard&Poor’s. Theo số liệu của ngân hàng Bank of America, giá trái phiếu chính phủ và các loại chứng khoán đảm bảo bằng nợ địa ốc trên phạm vi toàn cầu năm nay tăng 5,8%, còn trái phiếu doanh nghiệp tăng 4,3%.
Lực cầu cao đối với nợ Mỹ đồng nghĩa với sức mạnh cho đồng USD. Năm nay đang trên đà trở thành năm tăng giá thứ hai liên tục đối với đồng bạc xanh, với mức tăng khoảng 1,2%. Năm ngoái, đồng tiền này tăng giá 1,5% so với một rổ tiền tệ mạnh khác trong chỉ số Dollar Index của IntercontinentalExchange Inc. Đồng Yên Nhật là đồng tiền duy nhất có mức tăng giá cao hơn USD trong năm nay, với mức tăng 4,1%.
“Nước Mỹ đang hưởng lợi từ môi trường bất ổn toàn cầu”, ông Scott Graham, người đứng đầu bộ phận giao dịch trái phiếu chính phủ thuộc ngân hàng Bank of Montreal, nhận định. Tính đến tuần trước, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm là 2,02%, giảm nhiều so với mức 3,3% vào cuối năm 2010.
Nợ chính phủ Mỹ hiện đã vượt mức 15.000 tỷ USD. Trong 3 năm tài khóa từ tháng 10/2008-9/2011, Washington đã bội chi tổng cộng 4.000 tỷ USD. Trong năm tài khóa 2012, mức thâm hụt dự báo sẽ là 1.100 tỷ USD, giảm so với mức 1.300 tỷ USD vào năm 2011.
Theo dự báo của Bloomberg, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2012 và 2,5% trong năm 2013. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự báo mức tăng trưởng 2,7% cho năm 2012 và 3,25% cho năm 2013.