“Chính phủ không chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định “Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam”
“Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định tại văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tám.
Là một trong số 18 chất vấn được gửi đến “tư lệnh” ngành tài chính, vấn đề được đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đặt ra là tình hình giá cả tăng cao đã làm cho một bộ phận lớn người dân rất khó khăn, làm cho các con số về tăng trưởng giảm ý nghĩa. Đồng thời đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân (nhất là nguyên nhân chủ quan) của tình hình tăng giá cao hiện nay, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc tham mưu với Chính phủ và thực hiện các chính sách quản lý, điều tiết, kiềm chế tăng giá.
Đại biểu Hùng còn chất vấn: “Theo Bộ trưởng, dự báo tình hình giá tới đây như thế nào, có việc đồng tiền Việt Nam có nguy cơ bị mất giá như dư luận lo lắng không? Bộ sẽ có những đề xuất chính sách, giải pháp như thế nào?”.
Tại văn bản trả lời chất vấn dài 5 trang, Bộ trưởng Ninh đã dành tới hơn 4 trang để trả lời vấn đề thứ nhất. Còn với câu hỏi thứ hai, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh “đề nghị đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chuyển đến các bộ, ngành liên quan để trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội được đầy đủ”.
Tuy nhiên, “Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam, Chính phủ đã và đang áp dụng các biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam”, Bộ trưởng khẳng định.
Cũng liên quan đến nguy cơ mất giá của đồng tiền Việt Nam, đại biểu Hùng cũng đã gửi chất vấn đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với câu hỏi về chính sách, giải pháp mà cơ quan này sẽ đề xuất. Song, đến trưa 19/11, ông Hùng cho biết ông vẫn đang chờ câu trả lời.
Tác động lan tỏa từ giá vàng, ngoại tệ
Trong văn bản trả lời chất vấn gửi đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, về câu hỏi liên quan đến giá cả, Bộ trưởng Ninh giải thích, việc tăng giá các mặt hàng có nhiều nguyên nhân. Khách quan thì do nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới nên giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước (sản xuất bằng nguyên, nhiên, liệu nhập khẩu) cũng chịu ảnh hưởng lớn của giá cả thị trường thế giới.
Ngoài ra, "sự biến động của giá vàng, giá ngoại tệ trên thị trường thế giới cũng tác động trực tiếp đến giá vàng và giá ngoại tệ trong nước, từ đó tạo áp lực tâm lý tác động lan tỏa đến giá cả hàng hóa, dịch vụ khác trong nước”, Bộ trưởng lý giải.
Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ trưởng là “do sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn thấp, công nghệ sản xuất một số ngành chậm đổi mới; chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm còn cao, thị trường tiêu thụ hạn chế… nên các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ”.
Bên cạnh đó, hiện nay Chính phủ đang tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (trong đó có cơ chế quản lý giá). Vì vậy, đối với một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, giáo dục, một số hàng hóa dịch vụ như điện, than, xăng dầu, nước sạch sinh hoạt, vẫn đang cần được tiếp tục điều hành theo lộ trình thị trường. “Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá VND/USD, lãi suất tín dụng theo tín hiệu thị trường… nên cũng có tác động nhất định đến mặt bằng giá chung”, Bộ trưởng lý phân tích.
Không để giá tăng đột biến
Vẫn liên quan đến quản lý giá, Bộ trưởng nhấn mạnh: Trong 10 tháng đầu năm, Bộ đã tham gia với Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ để thực hiện kiềm chế tăng giá điện 6,8% so với giá hiện hành và được giữ ổn định đến hết năm 2010.
Đồng thời, phối hợp chặt với Bộ Công Thương “bám sát tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường quốc tế, sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ thuế, phí và quỹ bình ổn giá xăng dầu, bảo đảm không để giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian ngắn gây tác động bất lợi đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng”.
Công tác kiểm tra, thanh tra giá vừa qua cũng đã được tăng cường. Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế và giá tại 38 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và “kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Bộ trưởng cho biết.
Về tình hình sắp tới, Bộ trưởng Ninh cho rằng giá cả các mặt hàng, dịch vụ nhìn chung cần phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như giá điện, than khí, các loại dịch vụ…
“Tuy nhiên, cần có lộ trình hợp lý và Nhà nước phải có các biện pháp hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách để hạn chế biến động bất lợi đến kinh tế và xã hội”.
Giá cả trong nước có thể biến động tăng nhẹ, nhưng sẽ kiểm soát được và không để giá cả tăng đột biến, Bộ trưởng trả lời.
Là một trong số 18 chất vấn được gửi đến “tư lệnh” ngành tài chính, vấn đề được đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đặt ra là tình hình giá cả tăng cao đã làm cho một bộ phận lớn người dân rất khó khăn, làm cho các con số về tăng trưởng giảm ý nghĩa. Đồng thời đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân (nhất là nguyên nhân chủ quan) của tình hình tăng giá cao hiện nay, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc tham mưu với Chính phủ và thực hiện các chính sách quản lý, điều tiết, kiềm chế tăng giá.
Đại biểu Hùng còn chất vấn: “Theo Bộ trưởng, dự báo tình hình giá tới đây như thế nào, có việc đồng tiền Việt Nam có nguy cơ bị mất giá như dư luận lo lắng không? Bộ sẽ có những đề xuất chính sách, giải pháp như thế nào?”.
Tại văn bản trả lời chất vấn dài 5 trang, Bộ trưởng Ninh đã dành tới hơn 4 trang để trả lời vấn đề thứ nhất. Còn với câu hỏi thứ hai, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh “đề nghị đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chuyển đến các bộ, ngành liên quan để trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội được đầy đủ”.
Tuy nhiên, “Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền Việt Nam, Chính phủ đã và đang áp dụng các biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam”, Bộ trưởng khẳng định.
Cũng liên quan đến nguy cơ mất giá của đồng tiền Việt Nam, đại biểu Hùng cũng đã gửi chất vấn đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với câu hỏi về chính sách, giải pháp mà cơ quan này sẽ đề xuất. Song, đến trưa 19/11, ông Hùng cho biết ông vẫn đang chờ câu trả lời.
Tác động lan tỏa từ giá vàng, ngoại tệ
Trong văn bản trả lời chất vấn gửi đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, về câu hỏi liên quan đến giá cả, Bộ trưởng Ninh giải thích, việc tăng giá các mặt hàng có nhiều nguyên nhân. Khách quan thì do nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới nên giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước (sản xuất bằng nguyên, nhiên, liệu nhập khẩu) cũng chịu ảnh hưởng lớn của giá cả thị trường thế giới.
Ngoài ra, "sự biến động của giá vàng, giá ngoại tệ trên thị trường thế giới cũng tác động trực tiếp đến giá vàng và giá ngoại tệ trong nước, từ đó tạo áp lực tâm lý tác động lan tỏa đến giá cả hàng hóa, dịch vụ khác trong nước”, Bộ trưởng lý giải.
Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ trưởng là “do sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn thấp, công nghệ sản xuất một số ngành chậm đổi mới; chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm còn cao, thị trường tiêu thụ hạn chế… nên các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ”.
Bên cạnh đó, hiện nay Chính phủ đang tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (trong đó có cơ chế quản lý giá). Vì vậy, đối với một số lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, giáo dục, một số hàng hóa dịch vụ như điện, than, xăng dầu, nước sạch sinh hoạt, vẫn đang cần được tiếp tục điều hành theo lộ trình thị trường. “Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá VND/USD, lãi suất tín dụng theo tín hiệu thị trường… nên cũng có tác động nhất định đến mặt bằng giá chung”, Bộ trưởng lý phân tích.
Không để giá tăng đột biến
Vẫn liên quan đến quản lý giá, Bộ trưởng nhấn mạnh: Trong 10 tháng đầu năm, Bộ đã tham gia với Bộ Công Thương tham mưu cho Chính phủ để thực hiện kiềm chế tăng giá điện 6,8% so với giá hiện hành và được giữ ổn định đến hết năm 2010.
Đồng thời, phối hợp chặt với Bộ Công Thương “bám sát tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường quốc tế, sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ thuế, phí và quỹ bình ổn giá xăng dầu, bảo đảm không để giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian ngắn gây tác động bất lợi đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng”.
Công tác kiểm tra, thanh tra giá vừa qua cũng đã được tăng cường. Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế và giá tại 38 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và “kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Bộ trưởng cho biết.
Về tình hình sắp tới, Bộ trưởng Ninh cho rằng giá cả các mặt hàng, dịch vụ nhìn chung cần phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như giá điện, than khí, các loại dịch vụ…
“Tuy nhiên, cần có lộ trình hợp lý và Nhà nước phải có các biện pháp hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách để hạn chế biến động bất lợi đến kinh tế và xã hội”.
Giá cả trong nước có thể biến động tăng nhẹ, nhưng sẽ kiểm soát được và không để giá cả tăng đột biến, Bộ trưởng trả lời.