Chứng khoán tăng, vẫn còn cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng trên 80% trong năm 2009 nhưng vẫn còn cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng trên 80% trong năm 2009 nhưng vẫn còn cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận định trên được lãnh đạo Tập đoàn VinaCapital đưa ra tại cuộc họp báo về hội nghị thường niên các nhà đầu tư VinaCapital lần thứ 4 sáng nay (26/10).
Ông Horst Geicke, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VinaCapital, lý giải rằng, trong thời gian qua nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam chưa nhiều, tổng mua ròng chỉ đạt xấp xỉ 36 triệu USD. Mặt khác, Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong năm 2008 và tạo được niềm tin với giới đầu tư nước ngoài.
“Thị trường chứng khoán đã tăng trên 80% trong năm nay nhưng chưa thể nói là quá muộn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, họ cần so sánh hiện trạng nền kinh tế, thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay với các thị trường khác để định hướng đầu tư. Và có thể thấy, trên thế giới không có nhiều nước có được tốc độ tăng trưởng từ 5% – 6% và có thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam hiện nay”, ông Horst Geicke nói.
Ngoài ra, diễn biến phục hồi nhanh chóng của thị trường chứng khoán tại hai đầu HOSE và HNX trong năm 2009, theo VinaCapital, cũng đã tạo nền tảng để củng cố các kết quả đầu tư và cải thiện môi trường giao dịch.
Tuy nhiên, trong khi các công ty và nhà đầu tư trong nước có cái nhìn tích cực về sự phát triển của Việt Nam, các nhà đầu tư quốc tế vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính. Do đó, cổ phiếu của các quỹ mà VinaCapital quản lý đang tiếp tục được giao dịch với giá trị thấp hơn giá trị tài sản ròng. VinaCapital quản lý 3 quỹ, hiện đang niêm yết tại thị trường chứng khoán London (AIM), với tổng giá trị tài sản trên 1,7 tỷ USD (tính đến tháng 9/2009, con số thời cao điểm ở mức 2,2 tỷ USD).
Tổng giám đốc VinaCapital, ông Don Lam bổ sung thêm rằng, nếu trong 9 tháng đầu năm 2009 việc các quỹ Việt Nam gọi vốn từ nước ngoài khá hạn chế thì nay đã là thời điểm tốt để đẩy mạnh các kế hoạch. Tuy nhiên, nhận định mà ông Don Lam đưa ra là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) không dễ nhanh chóng trở lại ngay. Bởi chính bản thân các quỹ, các tổ chức cũng cần ổn định lại sau “bão”, hướng đến những thị trường ổn định hơn, ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng trước.
Trên thực tế, VinaCapital đang có kế hoạch gây quỹ mới, gọi vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, và quá trình này không hẳn nhanh chóng và thuận lợi như trước đây, điển hình như trong năm 2007. Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành, phụ trách đầu tư của tập đoàn này cho biết, quy trình để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá về Việt Nam kéo dài hơn bởi sự cẩn trọng của nhà đầu tư; mặt khác, ảnh hưởng của khủng hoảng vừa qua cũng làm cho quá trình gây quỹ chậm hơn.
Cụ thể về triển vọng đầu tư, ông Andy Ho cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ y tế, sản xuất hàng tiêu dùng, công ty dịch vụ tài chính, công ty năng lượng (đặc biệt là năng lượng sạch) và công ty công nghệ cao sẽ là những điểm “nóng” trong năm 2010.
“Có nhiều cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên các nhà đầu tư nên cẩn trọng, cần có những nắm bắt thích hợp về thay đổi của nền kinh tế, cũng như trên thị trường chứng khoán. Những điểm “nóng” đó được chúng tôi nhìn nhận theo các tầm nhìn ngắn hạn, trung và dài hạn. Ví dụ như với các công ty năng lượng, dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong vòng 6 – 12 tháng tới”, ông Andy Ho nói thêm.
Với VinaCapital, yếu tố cơ hội cũng đã được cụ thể hóa trong thời gian qua. Quá trình định giá hiện được cho là hấp dẫn, giao dịch đã tốt hơn. Một số khoản đầu tư của tập đoàn này được đánh giá là đến độ chín để bán ra, thu vốn và tái đầu tư. Ông Don Lam lý giải rằng, nguồn tiền đó không rút ra khỏi Việt Nam mà được tái đầu tư, tìm đến những doanh nghiệp cần sự hỗ trợ để mạnh hơn.
Vừa qua, thị trường biết đến một số giao dịch lớn của Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), quỹ lớn nhất của tập đoàn này hiện quản lý khoảng 850 triệu USD, như bán cổ phần tại Tập đoàn Masan, tại khu cao ốc văn phòng A&B, hay tại khách sạn Hilton Hà Nội Opera, và đầu tư mua cổ phần của Eximbank, của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ…
Thời gian tới, VinaCapital sẽ gây thêm ít nhất một quỹ mới, quỹ đầu tư bất động sản không niêm yết. Ngoài ra, tập đoàn này cũng cho biết đang chủ động trong hoạt động đầu tư với lượng tiền mặt còn trong các quỹ đạt trên 300 triệu USD.
Nhận định trên được lãnh đạo Tập đoàn VinaCapital đưa ra tại cuộc họp báo về hội nghị thường niên các nhà đầu tư VinaCapital lần thứ 4 sáng nay (26/10).
Ông Horst Geicke, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VinaCapital, lý giải rằng, trong thời gian qua nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam chưa nhiều, tổng mua ròng chỉ đạt xấp xỉ 36 triệu USD. Mặt khác, Việt Nam đã thành công trong việc ứng phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong năm 2008 và tạo được niềm tin với giới đầu tư nước ngoài.
“Thị trường chứng khoán đã tăng trên 80% trong năm nay nhưng chưa thể nói là quá muộn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, họ cần so sánh hiện trạng nền kinh tế, thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay với các thị trường khác để định hướng đầu tư. Và có thể thấy, trên thế giới không có nhiều nước có được tốc độ tăng trưởng từ 5% – 6% và có thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam hiện nay”, ông Horst Geicke nói.
Ngoài ra, diễn biến phục hồi nhanh chóng của thị trường chứng khoán tại hai đầu HOSE và HNX trong năm 2009, theo VinaCapital, cũng đã tạo nền tảng để củng cố các kết quả đầu tư và cải thiện môi trường giao dịch.
Tuy nhiên, trong khi các công ty và nhà đầu tư trong nước có cái nhìn tích cực về sự phát triển của Việt Nam, các nhà đầu tư quốc tế vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính. Do đó, cổ phiếu của các quỹ mà VinaCapital quản lý đang tiếp tục được giao dịch với giá trị thấp hơn giá trị tài sản ròng. VinaCapital quản lý 3 quỹ, hiện đang niêm yết tại thị trường chứng khoán London (AIM), với tổng giá trị tài sản trên 1,7 tỷ USD (tính đến tháng 9/2009, con số thời cao điểm ở mức 2,2 tỷ USD).
Tổng giám đốc VinaCapital, ông Don Lam bổ sung thêm rằng, nếu trong 9 tháng đầu năm 2009 việc các quỹ Việt Nam gọi vốn từ nước ngoài khá hạn chế thì nay đã là thời điểm tốt để đẩy mạnh các kế hoạch. Tuy nhiên, nhận định mà ông Don Lam đưa ra là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) không dễ nhanh chóng trở lại ngay. Bởi chính bản thân các quỹ, các tổ chức cũng cần ổn định lại sau “bão”, hướng đến những thị trường ổn định hơn, ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng trước.
Trên thực tế, VinaCapital đang có kế hoạch gây quỹ mới, gọi vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, và quá trình này không hẳn nhanh chóng và thuận lợi như trước đây, điển hình như trong năm 2007. Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành, phụ trách đầu tư của tập đoàn này cho biết, quy trình để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá về Việt Nam kéo dài hơn bởi sự cẩn trọng của nhà đầu tư; mặt khác, ảnh hưởng của khủng hoảng vừa qua cũng làm cho quá trình gây quỹ chậm hơn.
Cụ thể về triển vọng đầu tư, ông Andy Ho cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ y tế, sản xuất hàng tiêu dùng, công ty dịch vụ tài chính, công ty năng lượng (đặc biệt là năng lượng sạch) và công ty công nghệ cao sẽ là những điểm “nóng” trong năm 2010.
“Có nhiều cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên các nhà đầu tư nên cẩn trọng, cần có những nắm bắt thích hợp về thay đổi của nền kinh tế, cũng như trên thị trường chứng khoán. Những điểm “nóng” đó được chúng tôi nhìn nhận theo các tầm nhìn ngắn hạn, trung và dài hạn. Ví dụ như với các công ty năng lượng, dự báo sẽ tăng trưởng nhanh trong vòng 6 – 12 tháng tới”, ông Andy Ho nói thêm.
Với VinaCapital, yếu tố cơ hội cũng đã được cụ thể hóa trong thời gian qua. Quá trình định giá hiện được cho là hấp dẫn, giao dịch đã tốt hơn. Một số khoản đầu tư của tập đoàn này được đánh giá là đến độ chín để bán ra, thu vốn và tái đầu tư. Ông Don Lam lý giải rằng, nguồn tiền đó không rút ra khỏi Việt Nam mà được tái đầu tư, tìm đến những doanh nghiệp cần sự hỗ trợ để mạnh hơn.
Vừa qua, thị trường biết đến một số giao dịch lớn của Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), quỹ lớn nhất của tập đoàn này hiện quản lý khoảng 850 triệu USD, như bán cổ phần tại Tập đoàn Masan, tại khu cao ốc văn phòng A&B, hay tại khách sạn Hilton Hà Nội Opera, và đầu tư mua cổ phần của Eximbank, của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ…
Thời gian tới, VinaCapital sẽ gây thêm ít nhất một quỹ mới, quỹ đầu tư bất động sản không niêm yết. Ngoài ra, tập đoàn này cũng cho biết đang chủ động trong hoạt động đầu tư với lượng tiền mặt còn trong các quỹ đạt trên 300 triệu USD.