Chứng khoán thế giới: Một năm sóng gió
Một năm đi qua với không ít thử thách trên thị trường chứng khoán thế giới và nỗi ám ảnh tín dụng vẫn tiếp tục đeo bám
Một năm đi qua với không ít thử thách trên thị trường chứng khoán thế giới và nỗi ám ảnh tín dụng vẫn tiếp tục đeo bám.
Bên cạnh những điểm tối, cũng không thể không nhắc đến một số nét khả quan trong năm qua.
Cổ phiếu tài chính hạ giá
Ngành tài chính được đánh giá là hoạt động kém nhất trong 10 ngành kinh tế sau khi các khoản thế chấp vỡ nợ kéo doanh thu trung bình của những tập đoàn này giảm 22% trong quý 3.
Citigroup, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua trong phiên giao dịch ngày 28/12 sau khi ông William F.Tanona, một nhà phân tích của Goldman Sachs Inc. đưa ra nhận định là Citigroup có thể phải cắt giảm lợi tức 40% do có khả năng bị thâm hụt 18,7 tỷ USD từ chứng khoán, con số này cao hơn mức ước tính 11 tỷ USD trước đó.
Ông Tanona cũng cho rằng JPMorgan Chase & Co, ngân hàng lớn thứ ba nước Mỹ có thể sẽ mất mát 3,4 tỷ USD từ chứng khoán, và Merrill Lynch & Co cũng có nguy cơ mất 11,5 tỷ USD, gần gấp đôi mức ước tính trước đó.
Thêm vào đó, các ngân hàng và các công ty môi giới lớn nhất thế giới đã báo cáo khoản thâm hụt tài sản, bao gồm cả các trái phiếu hỗ trợ thế chấp lên đến 97 tỷ USD trong năm nay.
Cùng với sự đi xuống của thị trường tín dụng, cổ phiếu tài chính liên tục mất điểm. Chỉ số Nasdaq-Tài chính của 100 tập đoàn tài chính lớn nhất nước Mỹ đã mất hơn 10% trong năm nay. Nasdaq-Ngân hàng cũng đã hao hụt gần 23%.
Trái phiếu “tranh phần”
Khi hệ thống ngân hàng và môi giới tài chính rơi vào khủng hoảng cũng là lúc thị trường trái phiếu được mùa.
Lãi suất trái phiếu của các công ty tài chính bắt đầu được nâng cao hơn vào tháng 8 và đạt kỷ lục vào ngày 13/11. Trái phiếu của các ngân hàng, các công ty môi giới và các công ty bảo hiểm có mức lãi suất trái phiếu cao hơn mức của kho bạc Mỹ 1,49 điểm phần trăm, đạt mức cao kỷ lục từng xảy ra hồi tháng 10/2002.
Trong đợt phát hành 4 tỉ USD trái phiếu vào ngày 14/11, trái phiếu của Citigroup cao hơn 1,9 điểm phần trăm so với trái phiếu cùng kỳ hạn của kho bạc Mỹ, đây là mức lãi suất cao nhất từ trước đến nay của tập đoàn này. Cùng thời điểm, trái phiếu của Merrill với hạn trả lãi năm 2017 có mức lãi suất lên đến 2,24 điểm phần trăm, gần gấp đôi mức 1,21 điểm của một tháng trước đó...
“Cơn sốt” IPO
Theo điều tra của nhà cung cấp dữ liệu Dealogic của nước Anh, số tiền huy động được từ các đợt IPO đạt 312,5 tỷ USD, tăng 17% so với con số 267,8 tỷ USD trong năm 2006.
Riêng quý IV, tổng vốn huy động được từ IPO lên đến 117,9 tỷ USD.Xét về mặt tăng vốn, 7 trong số 10 đợt IPO là của các thị trường mới nổi.
Tập đoàn VTB của Nga hoàn tất đợt IPO với số vốn huy động lên đến 8 tỷ USD, con số cao nhất trong năm nay. Các đơn vị phát hành chứng khoán của Nga đã huy động được tổng số 18,2 tỷ USD thông qua 18 cuộc IPO trong năm nay.
Trung Quốc bùng phát mạnh nhất với 62 tỷ USD huy động được qua 240 cuộc IPO trong năm 2007, tăng 16% so với con số của năm 2006. Nền kinh tế đông dân nhất thế giới này trong năm qua cũng khiến thế giới phải sửng sốt vì những đợt phát hành IPO kỷ lục.
Thị trường chứng khoán đại lục đã khiến giá cổ phiếu của nhiều công ty đại chúng tăng tới vài ba lần ngay trong ngày đầu niêm yết. Trong số này phải kể đến đợt IPO của tập đoàn dầu khí PetroChina. Ngay sau khi IPO, giá trị thị trường của PetroChina đã vọt qua 1.000 tỷ USD, đưa tập đoàn này “soán ngôi” công ty lớn nhất thế giới của ExxonMobil.
Năm của cổ phiếu công nghệ
2007 là một năm tốt lành với lĩnh vực công nghệ. Cổ phiếu công nghệ dường như “miễn nhiễm” với những đợt biến động mạnh của thị trường chứng khoán.
Nói đến thành công của lĩnh vực công nghệ trong năm qua không thể không nhắc tới Google. Giá cổ phiếu của người khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet này có lúc đạt đỉnh 747,24 USD/cổ phiếu vào tháng 10 và hiện vẫn ở mức trên 714 USD/cổ phiếu.
Apple cũng gặt hái nhiều thành công rực rỡ. Chiếc điện thoại iPhone được tung ra thị trường trong tháng 6 đã thu hút được sự chú ý cực lớn, đồng thời, các sản phẩm khác của Apple như iPod, MacBook Pro và hệ điều hành mới Mac OS X Leopard cũng góp phần đem đến cho hãng một năm thành công nhất từ trước đến nay. Giá cổ phiếu của Apple hiện ở mức xấp xỉ 200 USD/cổ phiếu.
Điểm sáng chứng khoán Trung Quốc
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc đang tiến sát Đức trong cuộc đua trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Trong năm nay, chỉ số chưa tròn ba tuổi CSI 300 liên tục phá kỷ lục, con số 6.000 điểm không còn quá xa. Tính cả năm chỉ số này đã tăng được 163%, mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các hàn thử biểu chính trên thế giới, con số này của năm ngoái là 121%.
Kể từ 7/2005, khi đồng RMB được tháo “neo” khỏi đồng USD, năm nay cũng là năm RMB tăng giá mạnh nhất so với “đồng bạc xanh”. RMB được giá so với USD mang lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế nước này, số nợ ngoại tệ của các công ty Trung Quốc đỡ nặng nề. Một đồng RMB mạnh hơn sẽ “lùa” ngoại tệ vào những dự án đầu tư bất động sản nội địa, làm tăng giá và kích thích nhu cầu đối với các khoản thế chấp có giá trị cao.
Bên cạnh những điểm tối, cũng không thể không nhắc đến một số nét khả quan trong năm qua.
Cổ phiếu tài chính hạ giá
Ngành tài chính được đánh giá là hoạt động kém nhất trong 10 ngành kinh tế sau khi các khoản thế chấp vỡ nợ kéo doanh thu trung bình của những tập đoàn này giảm 22% trong quý 3.
Citigroup, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua trong phiên giao dịch ngày 28/12 sau khi ông William F.Tanona, một nhà phân tích của Goldman Sachs Inc. đưa ra nhận định là Citigroup có thể phải cắt giảm lợi tức 40% do có khả năng bị thâm hụt 18,7 tỷ USD từ chứng khoán, con số này cao hơn mức ước tính 11 tỷ USD trước đó.
Ông Tanona cũng cho rằng JPMorgan Chase & Co, ngân hàng lớn thứ ba nước Mỹ có thể sẽ mất mát 3,4 tỷ USD từ chứng khoán, và Merrill Lynch & Co cũng có nguy cơ mất 11,5 tỷ USD, gần gấp đôi mức ước tính trước đó.
Thêm vào đó, các ngân hàng và các công ty môi giới lớn nhất thế giới đã báo cáo khoản thâm hụt tài sản, bao gồm cả các trái phiếu hỗ trợ thế chấp lên đến 97 tỷ USD trong năm nay.
Cùng với sự đi xuống của thị trường tín dụng, cổ phiếu tài chính liên tục mất điểm. Chỉ số Nasdaq-Tài chính của 100 tập đoàn tài chính lớn nhất nước Mỹ đã mất hơn 10% trong năm nay. Nasdaq-Ngân hàng cũng đã hao hụt gần 23%.
Trái phiếu “tranh phần”
Khi hệ thống ngân hàng và môi giới tài chính rơi vào khủng hoảng cũng là lúc thị trường trái phiếu được mùa.
Lãi suất trái phiếu của các công ty tài chính bắt đầu được nâng cao hơn vào tháng 8 và đạt kỷ lục vào ngày 13/11. Trái phiếu của các ngân hàng, các công ty môi giới và các công ty bảo hiểm có mức lãi suất trái phiếu cao hơn mức của kho bạc Mỹ 1,49 điểm phần trăm, đạt mức cao kỷ lục từng xảy ra hồi tháng 10/2002.
Trong đợt phát hành 4 tỉ USD trái phiếu vào ngày 14/11, trái phiếu của Citigroup cao hơn 1,9 điểm phần trăm so với trái phiếu cùng kỳ hạn của kho bạc Mỹ, đây là mức lãi suất cao nhất từ trước đến nay của tập đoàn này. Cùng thời điểm, trái phiếu của Merrill với hạn trả lãi năm 2017 có mức lãi suất lên đến 2,24 điểm phần trăm, gần gấp đôi mức 1,21 điểm của một tháng trước đó...
“Cơn sốt” IPO
Theo điều tra của nhà cung cấp dữ liệu Dealogic của nước Anh, số tiền huy động được từ các đợt IPO đạt 312,5 tỷ USD, tăng 17% so với con số 267,8 tỷ USD trong năm 2006.
Riêng quý IV, tổng vốn huy động được từ IPO lên đến 117,9 tỷ USD.Xét về mặt tăng vốn, 7 trong số 10 đợt IPO là của các thị trường mới nổi.
Tập đoàn VTB của Nga hoàn tất đợt IPO với số vốn huy động lên đến 8 tỷ USD, con số cao nhất trong năm nay. Các đơn vị phát hành chứng khoán của Nga đã huy động được tổng số 18,2 tỷ USD thông qua 18 cuộc IPO trong năm nay.
Trung Quốc bùng phát mạnh nhất với 62 tỷ USD huy động được qua 240 cuộc IPO trong năm 2007, tăng 16% so với con số của năm 2006. Nền kinh tế đông dân nhất thế giới này trong năm qua cũng khiến thế giới phải sửng sốt vì những đợt phát hành IPO kỷ lục.
Thị trường chứng khoán đại lục đã khiến giá cổ phiếu của nhiều công ty đại chúng tăng tới vài ba lần ngay trong ngày đầu niêm yết. Trong số này phải kể đến đợt IPO của tập đoàn dầu khí PetroChina. Ngay sau khi IPO, giá trị thị trường của PetroChina đã vọt qua 1.000 tỷ USD, đưa tập đoàn này “soán ngôi” công ty lớn nhất thế giới của ExxonMobil.
Năm của cổ phiếu công nghệ
2007 là một năm tốt lành với lĩnh vực công nghệ. Cổ phiếu công nghệ dường như “miễn nhiễm” với những đợt biến động mạnh của thị trường chứng khoán.
Nói đến thành công của lĩnh vực công nghệ trong năm qua không thể không nhắc tới Google. Giá cổ phiếu của người khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet này có lúc đạt đỉnh 747,24 USD/cổ phiếu vào tháng 10 và hiện vẫn ở mức trên 714 USD/cổ phiếu.
Apple cũng gặt hái nhiều thành công rực rỡ. Chiếc điện thoại iPhone được tung ra thị trường trong tháng 6 đã thu hút được sự chú ý cực lớn, đồng thời, các sản phẩm khác của Apple như iPod, MacBook Pro và hệ điều hành mới Mac OS X Leopard cũng góp phần đem đến cho hãng một năm thành công nhất từ trước đến nay. Giá cổ phiếu của Apple hiện ở mức xấp xỉ 200 USD/cổ phiếu.
Điểm sáng chứng khoán Trung Quốc
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc đang tiến sát Đức trong cuộc đua trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
Trong năm nay, chỉ số chưa tròn ba tuổi CSI 300 liên tục phá kỷ lục, con số 6.000 điểm không còn quá xa. Tính cả năm chỉ số này đã tăng được 163%, mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các hàn thử biểu chính trên thế giới, con số này của năm ngoái là 121%.
Kể từ 7/2005, khi đồng RMB được tháo “neo” khỏi đồng USD, năm nay cũng là năm RMB tăng giá mạnh nhất so với “đồng bạc xanh”. RMB được giá so với USD mang lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế nước này, số nợ ngoại tệ của các công ty Trung Quốc đỡ nặng nề. Một đồng RMB mạnh hơn sẽ “lùa” ngoại tệ vào những dự án đầu tư bất động sản nội địa, làm tăng giá và kích thích nhu cầu đối với các khoản thế chấp có giá trị cao.