Chứng khoán thế giới, thời kỳ vàng son
Thị trường New York phản ứng tích cực với báo cáo việc làm đầy lạc quan của Bộ Lao động Mỹ, chứng khoán châu Á leo dốc cùng Phố Wall
Thị trường New York phản ứng tích cực với báo cáo việc làm đầy lạc quan của Bộ Lao động Mỹ, chứng khoán châu Á leo dốc cùng Phố Wall.
Bản báo cáo chỉ ra con số 110.000 người lao động trong tháng 9, và 89.000 người lao động trong tháng 8, củng cố niềm tin nền kinh tế Mỹ có khả năng tránh được suy thoái. Điều này chỉ số S&P500 đóng cửa ở mức cao nhất trong lịch sử.
Kỷ lục trên phố Wall
Michael Feroli, nhà kinh tế học của JPMorgan Chase & Co. ở New York nhận xét, “Trông rất rõ là nền kinh tế không bị mất động lực tăng trưởng. Thị trường lao động đang gặp khó khăn nhưng không đổ vỡ. Sẽ có những mức lương cao hơn, thu nhập cao hơn và tất nhiên, tiêu dùng sẽ gia tăng”.
S&P 500 tăng 14,75 điểm (1%), lên mức 1.557,59 điểm, vượt qua mức kỷ lục 1.553,08 điểm được lập hôm 19/7. Dow Jones thêm 91,7 điểm (0,7%), đạt mức 14.066,01 điểm. Thước đo của 30 mã cổ phiếu này đã từng đạt mức 14.124,54 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Nasdaq thêm 46,75 điểm (1,7%), đạt mức 2.780,32 điểm. Tính cả tuần, S&P 500 đã tăng 2%, Dow Jones đạt 1,2% và Nasdaq thêm 2,9%, mức lên điểm cao nhất kể từ tháng 3.
Các chứng khoán tài chính đóng góp nhiều nhất trong sự tăng trưởng của S&P500, tăng 1,2%, đạt mức tăng cả tuần là 4,5%, mức tăng tuần cao nhất trong bốn năm qua.
Cổ phiếu của Tập đoàn Tài chính Washington Mutual leo thêm 79 cent, đạt mức 36,07 USD, mặc dù tập đoàn này vừa có thông báo doanh thu trong quý 3 có thể đứng ở mức thấp nhất trong chín năm qua vì phải chi dùng 975 triệu USD để trang trải các khoản vay xấu, và khoản thua lỗ 410 triệu USD từ các khoản cầm cố chứng khoán và vay mua nhà.
Ông chủ cho vay và giữ tiền tiết kiệm lớn nhất nước Mỹ này cho biết họ sẽ tiếp tục có các biện pháp cần thiết để thúc đẩy tính thanh khoản của các khoản vay, mở rộng kinh doanh và thanh toán lợi tức hiện tại.
Cổ phiếu của Merrill Lynch & Co tăng 1,89 USD, đạt mức 76,67 USD bất chấp báo cáo thua lỗ tính theo quý đầu tiên trong sáu năm của tập đoàn môi giới lớn nhất thế giới này, vì phải chi 5 tỷ USD cho các khoản thế chấp và cầm cố chứng khoán.
Một chuyên gia phân tích chứng khoán tại Mỹ nhận xét, “Thị trường đang có phản hồi tốt đẹp đối với những khoản cầm cố chứng khoán tại Washington Mutual và Merrill Lynch và trông đợi được chứng kiến những bước khắc phục của hai đại gia này. Thực tế cho thấy các ngân hàng có khả năng tự gồng gánh khó khăn và đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể.”
Trong phiên giao dịch cuối tuần, tại thị trường chứng khoán New York, số cổ phiếu tăng giá áp đảo số cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ 6:1, khoảng 1,3 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng, giảm 24% so với mức bình quân ngày trong ba tháng.
Lạc quan với chứng khoán châu Á
Tuần thứ ba liên tiếp, chứng khoán châu Á đạt mức cao kỷ lục sau khi cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Alan Greenspan và Citigroup đánh giá rằng sự thua lỗ của các thị trường tín dụng trên thế giới sẽ nhạt dần.
Cổ phiếu của Tập đoàn Nikko Cordial, nhà môi giới lớn thứ ba Nhật Bản đã tăng giá khi có thông tin chính thức, Tập đoàn Citigroup (Mỹ) sẽ mua thêm lượng cổ phiếu chưa nắm giữ của nhà môi giới này.
Chỉ số châu Á - Thái Bình Dương Morgan Stanley tăng 1,7%, đạt 166,06 điểm sau khi phá kỷ lục ngày 3/10, nới rộng biên độ tăng trong hai tuần ra mức 7,1%.
Mặc dù, phiên cuối tuần, chỉ số Nikkei 225 của Nhật mất 27,45 điểm (0,16%), xuống ở mức 17,065.04 điểm, nhưng xét cả tuần chỉ số này đã tăng 1,7%.
Các cổ phiếu tài chính có mức tăng tốt nhất trong mười tập đoàn công nghiệp tham gia vào chỉ số này, thêm 4,2%. Tuần này, cổ phiếu của tập đoàn tài chính Mizuho, ông chủ cho vay lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, thêm 8,4%, đạt mức 710.000 Yên và cổ phiếu của Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ, đàn anh của Mizuho, lên 18%, đạt mức 1.187 Yên. Mitsubishi UFJ đã thực hiện việc chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1000 với lô giao dịch tối thiểu là 100 cổ phiếu, giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia vào chứng khoán này hơn.
Nikko Cordial tăng 16%, lên mức 1.672 Yên. Citigroup Japan Holdings sẽ dùng cổ phiếu để chiếm giữ thêm 32% quyền sở hữu của Nikko Cordial với giá 1.700 Yên/cổ phiếu, theo lời Douglas Peterson, Giám đốc điều hành của Citigroup cho biết vào ngày 2/10. Số lượng cổ phiếu mua thêm có trị giá 530 tỷ Yên (4,6 tỷ USD).
Cổ phiếu của tập đoàn Sony, nhà sản xuất trò chơi PlayStation và máy tính Vaio, thêm 4%, lên mức 5.790 Yên.
Cổ phiếu của hãng máy Casio tụt 23%, xuống ở mức 1.272 Yên, được đánh giá là chỉ số kém cỏi nhất của MSCI Asian trong tuần này. Ngày 4/10, Công ty này đã giảm mức ước tính doanh thu thuần xuống 39%, còn ở mức 17 tỷ Yên, khi kết thúc năm tài khoá vào ngày 31/3.
Tại Hồng Kông, sau khi vượt qua đỉnh cao kỷ lục 28.000 điểm, Hang Seng đã mất 4,3% trong hai phiên giao dịch 3-4/10. Tuy nhiên, đến phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số Hang Seng thêm 857,54 điểm (3,2%), đóng cửa ở mức 27.831,52 điểm. Tính cả tuần, chỉ số này đã tăng 2,5%, tuần tăng điểm thứ tư liên tục và được xem là thời kỳ “son” nhất của thị trường này.
Chỉ số này một phần được phục hồi nhờ dự đoán của Lee Shau-Kee, Chủ tịch Công ty Phát triển Henderson Land, thị trường chứng khoán Hồng Kông sẽ không bị tác động xấu và Hang Seng có thể đạt 30.000 điểm vào tết âm lịch. Trước đấy, Lee cũng đã dự đoán rằng thước đo này có thể đạt đến chiều cao 28.000 điểm vào cuối năm.
Bản báo cáo chỉ ra con số 110.000 người lao động trong tháng 9, và 89.000 người lao động trong tháng 8, củng cố niềm tin nền kinh tế Mỹ có khả năng tránh được suy thoái. Điều này chỉ số S&P500 đóng cửa ở mức cao nhất trong lịch sử.
Kỷ lục trên phố Wall
Michael Feroli, nhà kinh tế học của JPMorgan Chase & Co. ở New York nhận xét, “Trông rất rõ là nền kinh tế không bị mất động lực tăng trưởng. Thị trường lao động đang gặp khó khăn nhưng không đổ vỡ. Sẽ có những mức lương cao hơn, thu nhập cao hơn và tất nhiên, tiêu dùng sẽ gia tăng”.
S&P 500 tăng 14,75 điểm (1%), lên mức 1.557,59 điểm, vượt qua mức kỷ lục 1.553,08 điểm được lập hôm 19/7. Dow Jones thêm 91,7 điểm (0,7%), đạt mức 14.066,01 điểm. Thước đo của 30 mã cổ phiếu này đã từng đạt mức 14.124,54 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Nasdaq thêm 46,75 điểm (1,7%), đạt mức 2.780,32 điểm. Tính cả tuần, S&P 500 đã tăng 2%, Dow Jones đạt 1,2% và Nasdaq thêm 2,9%, mức lên điểm cao nhất kể từ tháng 3.
Các chứng khoán tài chính đóng góp nhiều nhất trong sự tăng trưởng của S&P500, tăng 1,2%, đạt mức tăng cả tuần là 4,5%, mức tăng tuần cao nhất trong bốn năm qua.
Cổ phiếu của Tập đoàn Tài chính Washington Mutual leo thêm 79 cent, đạt mức 36,07 USD, mặc dù tập đoàn này vừa có thông báo doanh thu trong quý 3 có thể đứng ở mức thấp nhất trong chín năm qua vì phải chi dùng 975 triệu USD để trang trải các khoản vay xấu, và khoản thua lỗ 410 triệu USD từ các khoản cầm cố chứng khoán và vay mua nhà.
Ông chủ cho vay và giữ tiền tiết kiệm lớn nhất nước Mỹ này cho biết họ sẽ tiếp tục có các biện pháp cần thiết để thúc đẩy tính thanh khoản của các khoản vay, mở rộng kinh doanh và thanh toán lợi tức hiện tại.
Cổ phiếu của Merrill Lynch & Co tăng 1,89 USD, đạt mức 76,67 USD bất chấp báo cáo thua lỗ tính theo quý đầu tiên trong sáu năm của tập đoàn môi giới lớn nhất thế giới này, vì phải chi 5 tỷ USD cho các khoản thế chấp và cầm cố chứng khoán.
Một chuyên gia phân tích chứng khoán tại Mỹ nhận xét, “Thị trường đang có phản hồi tốt đẹp đối với những khoản cầm cố chứng khoán tại Washington Mutual và Merrill Lynch và trông đợi được chứng kiến những bước khắc phục của hai đại gia này. Thực tế cho thấy các ngân hàng có khả năng tự gồng gánh khó khăn và đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể.”
Trong phiên giao dịch cuối tuần, tại thị trường chứng khoán New York, số cổ phiếu tăng giá áp đảo số cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ 6:1, khoảng 1,3 tỷ cổ phiếu đã được chuyển nhượng, giảm 24% so với mức bình quân ngày trong ba tháng.
Lạc quan với chứng khoán châu Á
Tuần thứ ba liên tiếp, chứng khoán châu Á đạt mức cao kỷ lục sau khi cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Alan Greenspan và Citigroup đánh giá rằng sự thua lỗ của các thị trường tín dụng trên thế giới sẽ nhạt dần.
Cổ phiếu của Tập đoàn Nikko Cordial, nhà môi giới lớn thứ ba Nhật Bản đã tăng giá khi có thông tin chính thức, Tập đoàn Citigroup (Mỹ) sẽ mua thêm lượng cổ phiếu chưa nắm giữ của nhà môi giới này.
Chỉ số châu Á - Thái Bình Dương Morgan Stanley tăng 1,7%, đạt 166,06 điểm sau khi phá kỷ lục ngày 3/10, nới rộng biên độ tăng trong hai tuần ra mức 7,1%.
Mặc dù, phiên cuối tuần, chỉ số Nikkei 225 của Nhật mất 27,45 điểm (0,16%), xuống ở mức 17,065.04 điểm, nhưng xét cả tuần chỉ số này đã tăng 1,7%.
Các cổ phiếu tài chính có mức tăng tốt nhất trong mười tập đoàn công nghiệp tham gia vào chỉ số này, thêm 4,2%. Tuần này, cổ phiếu của tập đoàn tài chính Mizuho, ông chủ cho vay lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, thêm 8,4%, đạt mức 710.000 Yên và cổ phiếu của Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ, đàn anh của Mizuho, lên 18%, đạt mức 1.187 Yên. Mitsubishi UFJ đã thực hiện việc chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1000 với lô giao dịch tối thiểu là 100 cổ phiếu, giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia vào chứng khoán này hơn.
Nikko Cordial tăng 16%, lên mức 1.672 Yên. Citigroup Japan Holdings sẽ dùng cổ phiếu để chiếm giữ thêm 32% quyền sở hữu của Nikko Cordial với giá 1.700 Yên/cổ phiếu, theo lời Douglas Peterson, Giám đốc điều hành của Citigroup cho biết vào ngày 2/10. Số lượng cổ phiếu mua thêm có trị giá 530 tỷ Yên (4,6 tỷ USD).
Cổ phiếu của tập đoàn Sony, nhà sản xuất trò chơi PlayStation và máy tính Vaio, thêm 4%, lên mức 5.790 Yên.
Cổ phiếu của hãng máy Casio tụt 23%, xuống ở mức 1.272 Yên, được đánh giá là chỉ số kém cỏi nhất của MSCI Asian trong tuần này. Ngày 4/10, Công ty này đã giảm mức ước tính doanh thu thuần xuống 39%, còn ở mức 17 tỷ Yên, khi kết thúc năm tài khoá vào ngày 31/3.
Tại Hồng Kông, sau khi vượt qua đỉnh cao kỷ lục 28.000 điểm, Hang Seng đã mất 4,3% trong hai phiên giao dịch 3-4/10. Tuy nhiên, đến phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số Hang Seng thêm 857,54 điểm (3,2%), đóng cửa ở mức 27.831,52 điểm. Tính cả tuần, chỉ số này đã tăng 2,5%, tuần tăng điểm thứ tư liên tục và được xem là thời kỳ “son” nhất của thị trường này.
Chỉ số này một phần được phục hồi nhờ dự đoán của Lee Shau-Kee, Chủ tịch Công ty Phát triển Henderson Land, thị trường chứng khoán Hồng Kông sẽ không bị tác động xấu và Hang Seng có thể đạt 30.000 điểm vào tết âm lịch. Trước đấy, Lee cũng đã dự đoán rằng thước đo này có thể đạt đến chiều cao 28.000 điểm vào cuối năm.