20:05 28/01/2007

“Thị trường trái phiếu sẽ tăng nhanh”

Ngọc Nhân - Văn Hà thực hiện

Ý kiến của bà Yoko Ogimoto, đến từ Viện Nomura (NRI) tại hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường vốn” diễn ra mới đây

"Chúng tôi dự đoán việc phát hành trái phiếu từ Việt Nam sẽ tăng trong năm 2007, khi việc tiếp tục tăng trưởng kinh tế sẽ làm nảy sinh nhu cầu về các nguồn vốn mới" - Ảnh: Việt Tuấn.
"Chúng tôi dự đoán việc phát hành trái phiếu từ Việt Nam sẽ tăng trong năm 2007, khi việc tiếp tục tăng trưởng kinh tế sẽ làm nảy sinh nhu cầu về các nguồn vốn mới" - Ảnh: Việt Tuấn.
Ý kiến của bà Yoko Ogimoto, đến từ Viện Nomura (NRI) tại hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường vốn” diễn ra mới đây.

"Chúng tôi dự đoán việc phát hành trái phiếu từ Việt Nam sẽ tăng nhanh trong năm 2007-2008 do các công ty phát hành trái phiếu mới sẽ gia tăng cùng với chương trình vay chủ quyền quốc tế của Việt Nam ra đời cách đây 18 tháng.

Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ cực kỳ tốt đẹp với các nhà đầu tư quốc tế, mở đường cho các công ty Việt Nam muốn vay tiếp cận chiến lược nguồn tiền của các nhà đầu tư toàn cầu.

Giấy chứng nhận sở hữu hiện tại của Việt Nam hoạt động khá tốt trên thị trường thứ cấp và điều này cho thấy các nhà đầu tư rất muốn được tiếp cận nhiều hơn với Việt Nam. Chúng tôi dự đoán việc phát hành trái phiếu từ Việt Nam sẽ tăng trong năm 2007, khi việc tiếp tục tăng trưởng kinh tế sẽ làm nảy sinh nhu cầu về các nguồn vốn mới.

Các thị trường trái phiếu quốc tế cung cấp cho các công ty Việt Nam đi vay nhiều lợi ích khi vay như: nguồn vốn vay dài hạn hơn; sức vay nâng cao hơn; khả năng xây dựng quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài; và giảm phụ thuộc vào các nguồn vốn truyền thống. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu trong nước cũng có nhiều lợi thế đặc biệt, như chi phí giao dịch thấp hơn và khả năng cho ra thị trường nhanh hơn.

Muốn phát triển thị trường trái phiếu, cần có một công cụ gọi là “Đánh giá tin cậy”. Đây là một loại ngôn ngữ chung tạo cơ sở cho giá trái phiếu. Các nhà đầu tư có thể thấy mức độ rủi ro bằng cách nhìn vào công cụ này và cân nhắc mức độ chấp nhận rủi ro. Do vậy, nếu thiếu "Đánh giá tin cậy" thì thị trường trái phiếu không thể phát triển, vì những người tham gia thị trường thiếu ngôn ngữ chung để mô tả rủi ro của mỗi loại trái phiếu.

Tất nhiên chúng ta có các cơ quan đánh giá tin cậy quốc tế (hoặc gọi tắt là CRA), nhưng các cơ quan đó không thể phân tích và cung cấp đánh giá mức độ tin cậy của các loại trái phiếu trong nước, do nhiều loại công ty trong nước phát hành, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển thị trường. Do vậy các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và Philippines có ít nhất một cơ quan CRA.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang quan tâm nghiêm túc đến tầm quan trọng của hệ thống đánh giá tin cậy và sự cần thiết của cơ quan CRA trong nước. Do vậy, với tư cách là cơ quan tư vấn, NRI đã thảo luận với các thể chế tài chính, có thể có quan tâm đến trở thành một trong những chủ lợi ích của CRA trong nước.

Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng chúng tôi rất hy vọng rằng việc xây dựng CRA trong nước sẽ được quan tâm nghiêm túc trong khu vực tư nhân.

Có lẽ trong vòng mấy năm tới, công ty CRA đầu tiên có thể sẽ ra đời tại Việt Nam để đánh giá tin cậy của các trái phiếu công ty."