10:55 24/04/2017

Chậm triển khai 4G và "cái lý" của Vietnamobile

Thủy Diệu

Lãnh đạo mạng di động Vietnamobile cho rằng hai năm nữa triển khai 4G cũng không phải là quá muộn

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Cái khó của mạng di động Vietnamobile hiện nay là chưa có “giấy thông hành 4G”.</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Cái khó của mạng di động Vietnamobile hiện nay là chưa có “giấy thông hành 4G”.</span>
Trong lúc các nhà mạng lớn đã khai trương dịch vụ 4G hoặc đang gấp rút để cung cấp dịch vụ 4G trên phạm vi toàn quốc thì lãnh đạo mạng di động Vietnamobile cho rằng hai năm nữa triển khai 4G cũng không phải là quá muộn.

Cái lý của Vietnamobile

Trong số 5 mạng di động đang hoạt động hiện nay thì duy nhất chỉ Vietnamobile chưa có giấy phép triển khai công nghệ 4G, lý do vì cả bốn mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone và Gmobile đều đang cung cấp dịch vụ viễn thông trên băng tần 1800MHz, còn Vietnamobile hoạt động trên băng tần 2100MHz. Trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông mới chỉ cấp giấy phép cho nhà mạng triển khai trên băng tần 1800MHz, theo xu hướng thế giới và lợi thế từ băng tần này.

Hiện các mạng di động lớn đang hoàn thiện những khâu cuối cùng và nếu không có gì thay đổi, trong tháng Tư này, ba nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ cung cấp 4G trên diện rộng, đặc biệt là Viettel sẽ “phủ sóng 4G” khắp cả nước ngay thời điểm khai trương. Riêng Gmobile, mặc dù có giấy phép nhưng kế hoạch triển khai với nhà mạng nhỏ nhất trên thị trường hoàn toàn… im hơi lặng tiếng.

Làn sóng 4G đang cập bến. Bà Elizabete Fong, Tổng điều hành Vietnamobile, cho biết, 4G là công nghệ tiên tiến và mọi người đang hướng tới, nhưng tỷ lệ smartphone hỗ trợ 4G ở Việt Nam vẫn chưa nhiều. Theo bà Fong, thống kê từ nhiều nguồn, ở khu vực thành phố, tỷ lệ smartphone có chức năng 4G có thể nhiều hơn tuy nhiên tựu chung cả nước tỷ lệ này mới chỉ đạt 4-5%.

“Ở thành phố mọi người bắt đầu hứng thú với 4G, nhưng ở nông thôn, phần lớn smartphone người dân sử dụng là 3G. Vì thế, 3G vẫn là công nghệ được sử dụng phổ biến và dễ tiếp cận hơn”, Tổng điều hành Vietnamobile nói, đồng thời cho rằng, trong một hai năm tới, khi các thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G phát triển mạnh mẽ và phổ biến hơn ở Việt Nam thì lúc đó Vietnamobile triển khai 4G cũng không phải là quá muộn.

Theo bà, thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội cho mạng 3G, đặc biệt là các vùng nông thôn và đây là tiềm năng để phát triển thị trường đối với Vietnamobile. “Tốc độ là rất quan trọng nhưng dịch vụ gì mình mang lại cho khách hàng để khách hàng trải nghiệm tốt nhất trên nền tảng công nghệ đó còn quan trọng hơn”, vị này nhận xét.

Đợi chính sách để triển khai 4G

Bà Elizabete Fong cho biết, Vietnamobile đang tích cực triển khai hạ tầng mạng lưới 3G trên toàn quốc. Sau khi được đối tác Hutchison Telecommunications tiếp tục đầu tư khoản tiền 450 triệu USD năm 2016, trong phần lớn số tiền đã giải ngân đều được tập trung vào hạ tầng mạng lưới. 

“Cách phát triển hạ tầng 3G của chúng tôi được thiết kế và tối ưu hóa mạng lưới một cách hợp lý nhất. Đặc biệt, thiết bị luôn trong trạng thái sẵn sàng để chuyển đổi sang 4G và khi có giấy phép chúng tôi sẽ triển khai 4G rất nhanh”, Tổng điều hành Vietnamobile, cho biết.

Cái khó của mạng di động này hiện nay là chưa có “giấy thông hành 4G”. Tuy nhiên, nhà mạng này lại mong muốn được Bộ Thông tin và Truyền thông và Chính phủ áp dụng chính sách trung lập về công nghệ, nghĩa là cho phép Vietnamobile được triển khai 4G trên băng tần 2100MHz mà nhà mạng đang có.

Hiện vẫn chưa có thông tin về chính sách trung lập công nghệ từ cơ quan quản lý. Trong khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông lại đang lên kế hoạch xây dựng, triển khai chính sách tổ chức đấu giá quyền sử dụng băng tần 2600MHz để cấp phép cho doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G LTE-Advanced. Theo đó đã thành lập Hội đồng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện băng tần 2600MHz và Tổ giúp việc. 

Hội đồng có nhiệm vụ xác định giá khởi điểm, xây dựng hồ sơ mời đấu giá và tổ chức đấu giá băng tần 2600MHz theo quy định.

Dù vậy Vietnamobile không bắt buộc phải bỏ tiền ra đấu giá băng tần 2600 mới có điều kiện để làm 4G. Bởi tin vui là trong kế hoạch năm 2017, Ủy ban Tần số Vô tuyến điện cũng sẽ thực hiện triển khai, xây dựng chính sách cho phép doanh nghiệp viễn thông triển khai 4G trên băng 900/2100MHz. 

“Giờ chúng tôi chỉ đợi Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chính sách trung lập về công nghệ trên băng tần 2100MHz, khi đó Vietnamobile sẽ triển khai 4G với tốc độ rất nhanh”, bà Elizabete Fong, nói.