Doanh nghiệp xuất khẩu bán tháo gạo
Áp lực trả nợ ngân hàng đè nặng lên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Cuối tháng 9/2012, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được bán với giá 450 USD/tấn, nhưng từ ngày 1/10 đến nay, đã giảm 15 USD/tấn.
Hiện trên thị trường, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với giá 435 USD/tấn. Nguyên nhân khiến các DN chào bán giá thấp là do thời gian hỗ trợ lãi suất 3 tháng (từ 10/7 đến 10/10/2012) để mua tạm trữ 500 ngàn tấn quy gạo hè thu đã gần hết, đang tạo áp lực trả nợ buộc phải bán tháo gạo.
Từ kết quả Hội nghị lúa gạo tại Bali (Indonesia) cuối tháng 9 cho thấy, gạo Ấn Độ vẫn giữ ưu thế giá rẻ cạnh tranh nhất so với Thái Lan, Việt Nam hay Pakistan.
Do vậy, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam chào giá gạo 5% tấm ở mức 440-445 USD/tấn, thấp hơn mức giá trên thị trường là 450 USD/tấn. Điều này đã được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhắc nhở tại cuộc họp sơ kết xuất khẩu 9 tháng và kế hoạch quý IV/2012 ngày 4/10/2012. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp lại tiếp tục chào bán giá thấp hơn, chỉ 435 USD/tấn gạo 5% tấm.
Việc các doanh nghiệp tiếp tục giảm giá bán gạo và chấp nhận chịu lỗ là do không kham nổi áp lực trả nợ ngân hàng bởi sắp đến ngày 10/10/2012 là kỳ hạn trả khoản nợ vay mua tạm trữ 500 ngàn tấn gạo hè thu.
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL, “mặc dù Chủ tịch VFA đã yêu cầu các doanh nghiệp không được chào bán gạo 5% tấm dưới giá 450 USD/tấn nhưng đó chỉ là khuyến cáo, còn bán giá nào là quyền của doanh nghiệp. Do áp lực trả nợ ngân hàng đang đến gần và để có tiền trả nợ thì họ phải bán gạo nên VFA không thể cấm. Vả lại tại thời điểm này, VFA chưa đưa giá sàn nên doanh nghiệp sẽ cân đối và tự quyết định giá bán gạo”.
Gạo 5% tấm được chào bán với giá 435 USD/tấn đã thu hút các nhà thương mại xuất gạo đi Trung Quốc, châu Phi nên họ bắt đầu quay lại mua nhiều hơn.
Các chuyên gia phân tích, từ đầu tháng 10 đến nay, có 2 lý do kéo giảm giá lúa gạo nội địa và xuất khẩu. Đó là các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ đến kỳ hạn trả nợ buộc lòng bán ra dù phải chịu lỗ.
Mặt khác, các nhà đầu cơ nhận định thị trường lúa nội địa không có khả năng tăng thêm, bởi vụ thu đông sắp đến kỳ thu hoạch rộ và vụ đông xuân sớm cũng gần kề. Chính 2 lý do này đã tạo áp lực lên giá lúa gạo trên thị trường tuần qua.
Điều này khiến người ta nhớ lại đợt giảm giá gạo rất mạnh hồi tháng 7/2012 do các doanh nghiệp không chịu nổi áp lực trả nợ khi hết thời gian hỗ trợ lãi suất (3 tháng) mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân, phải bán tháo gạo lấy tiền trả nợ ngân hàng.
Hiện giá lúa trên thị trường thấp hơn cuối tháng 9 từ 300-400 đồng/kg. Khi đó, giá lúa khô hạt dài lên tới 6.200 đồng/kg nhưng nay chỉ ở mức 5.800-5.900 đồng/kg.
Giá lúa giảm là do hơn 10 ngày qua, khu vực ĐBSCL luôn chìm trong mưa to gió lớn, làm cho lúa thu đông đang thu hoạch kém chất lượng nên giá bán thấp và trước lực bán chốt lời của các nhà đầu cơ. Nguồn lúa này được những nhà đầu cơ mua vào lúc giá lúa hè thu sụt còn 5.300-5.400 đồng/kg, nay tình hình thị trường cho thấy, đỉnh giá lúa khó có thể lên cao thêm nên họ đẩy mạnh bán ra. Chủ yếu là những nhà đầu cơ nhỏ không thường xuyên tham gia kinh doanh gạo.
Các doanh nghiệp ở ĐBSCL cho biết, trước đây mỗi ngày họ mua vào khoảng 200-300 tấn, nhưng khoảng tuần nay, lượng mua vào khoảng hơn 1.000 tấn/ngày.
Trước áp lực trả nợ ngân hàng khi ngày 10/10 đã gần kề, tại Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm, hầu hết các doanh nghiệp thành viên đề nghị VFA xác nhận tồn kho để doanh nghiệp thương lượng với ngân hàng kéo giãn thời gian thu hồi nợ, cho họ tiếp tục vay và trả lãi theo lãi suất tín dụng. Như vậy doanh nghiệp mới không phải chịu áp lực trả nợ mà bán tháo gạo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ làm một phần của vấn đề bởi điều mà doanh nghiệp e ngại nhất là lãi suất tiền vay ngân hàng. Hiện lãi suất cho vay của ngân hàng là 12%/năm và mức lãi này sẽ ảnh hướng tới giá gạo rất lớn. Khi đã hết thời gian hỗ trợ, lãi suất cao làm chi phí của doanh nghiệp tăng lên nên doanh nghiệp bán gạo trước với mức giá giảm để lấy tiền trả nợ đúng hạn còn hơn là “ôm” gạo trong kho mà chịu lãi suất cao.
Với suy nghĩ đó, bắt đầu tháng 10 nhiều doanh nghiệp tạm trữ đã rục rịch bán tháo gạo lấy tiền trả nợ. Trong khi đó, có không ít doanh nghiệp thấy giá gạo chào bán ở mức thấp nên đã mua gom. “Hiện nay gạo 5% tấm chào bán với giá 435 USD/tấn là quá rẻ, tôi đã vay ngoại tệ với lãi suất 3,5%/năm để mua vào. Tính ra, lãi suất vay ngoại tệ chỉ bằng 1/3 so với lãi suất tiền đồng.
Với lãi suất 12%/năm ngân hàng đang cho vay ra, chỉ cần tồn kho 3 tháng, dù gạo có tăng giá cũng không đủ trả lãi cho ngân hàng. Tất cả lợi nhuận chúng tôi làm ra ngân hàng “ăn” sạch!”, một doanh nghiệp ở ĐBSCL nói.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Hiện trên thị trường, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán với giá 435 USD/tấn. Nguyên nhân khiến các DN chào bán giá thấp là do thời gian hỗ trợ lãi suất 3 tháng (từ 10/7 đến 10/10/2012) để mua tạm trữ 500 ngàn tấn quy gạo hè thu đã gần hết, đang tạo áp lực trả nợ buộc phải bán tháo gạo.
Từ kết quả Hội nghị lúa gạo tại Bali (Indonesia) cuối tháng 9 cho thấy, gạo Ấn Độ vẫn giữ ưu thế giá rẻ cạnh tranh nhất so với Thái Lan, Việt Nam hay Pakistan.
Do vậy, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam chào giá gạo 5% tấm ở mức 440-445 USD/tấn, thấp hơn mức giá trên thị trường là 450 USD/tấn. Điều này đã được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhắc nhở tại cuộc họp sơ kết xuất khẩu 9 tháng và kế hoạch quý IV/2012 ngày 4/10/2012. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp lại tiếp tục chào bán giá thấp hơn, chỉ 435 USD/tấn gạo 5% tấm.
Việc các doanh nghiệp tiếp tục giảm giá bán gạo và chấp nhận chịu lỗ là do không kham nổi áp lực trả nợ ngân hàng bởi sắp đến ngày 10/10/2012 là kỳ hạn trả khoản nợ vay mua tạm trữ 500 ngàn tấn gạo hè thu.
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL, “mặc dù Chủ tịch VFA đã yêu cầu các doanh nghiệp không được chào bán gạo 5% tấm dưới giá 450 USD/tấn nhưng đó chỉ là khuyến cáo, còn bán giá nào là quyền của doanh nghiệp. Do áp lực trả nợ ngân hàng đang đến gần và để có tiền trả nợ thì họ phải bán gạo nên VFA không thể cấm. Vả lại tại thời điểm này, VFA chưa đưa giá sàn nên doanh nghiệp sẽ cân đối và tự quyết định giá bán gạo”.
Gạo 5% tấm được chào bán với giá 435 USD/tấn đã thu hút các nhà thương mại xuất gạo đi Trung Quốc, châu Phi nên họ bắt đầu quay lại mua nhiều hơn.
Các chuyên gia phân tích, từ đầu tháng 10 đến nay, có 2 lý do kéo giảm giá lúa gạo nội địa và xuất khẩu. Đó là các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ đến kỳ hạn trả nợ buộc lòng bán ra dù phải chịu lỗ.
Mặt khác, các nhà đầu cơ nhận định thị trường lúa nội địa không có khả năng tăng thêm, bởi vụ thu đông sắp đến kỳ thu hoạch rộ và vụ đông xuân sớm cũng gần kề. Chính 2 lý do này đã tạo áp lực lên giá lúa gạo trên thị trường tuần qua.
Điều này khiến người ta nhớ lại đợt giảm giá gạo rất mạnh hồi tháng 7/2012 do các doanh nghiệp không chịu nổi áp lực trả nợ khi hết thời gian hỗ trợ lãi suất (3 tháng) mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân, phải bán tháo gạo lấy tiền trả nợ ngân hàng.
Hiện giá lúa trên thị trường thấp hơn cuối tháng 9 từ 300-400 đồng/kg. Khi đó, giá lúa khô hạt dài lên tới 6.200 đồng/kg nhưng nay chỉ ở mức 5.800-5.900 đồng/kg.
Giá lúa giảm là do hơn 10 ngày qua, khu vực ĐBSCL luôn chìm trong mưa to gió lớn, làm cho lúa thu đông đang thu hoạch kém chất lượng nên giá bán thấp và trước lực bán chốt lời của các nhà đầu cơ. Nguồn lúa này được những nhà đầu cơ mua vào lúc giá lúa hè thu sụt còn 5.300-5.400 đồng/kg, nay tình hình thị trường cho thấy, đỉnh giá lúa khó có thể lên cao thêm nên họ đẩy mạnh bán ra. Chủ yếu là những nhà đầu cơ nhỏ không thường xuyên tham gia kinh doanh gạo.
Các doanh nghiệp ở ĐBSCL cho biết, trước đây mỗi ngày họ mua vào khoảng 200-300 tấn, nhưng khoảng tuần nay, lượng mua vào khoảng hơn 1.000 tấn/ngày.
Trước áp lực trả nợ ngân hàng khi ngày 10/10 đã gần kề, tại Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm, hầu hết các doanh nghiệp thành viên đề nghị VFA xác nhận tồn kho để doanh nghiệp thương lượng với ngân hàng kéo giãn thời gian thu hồi nợ, cho họ tiếp tục vay và trả lãi theo lãi suất tín dụng. Như vậy doanh nghiệp mới không phải chịu áp lực trả nợ mà bán tháo gạo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ làm một phần của vấn đề bởi điều mà doanh nghiệp e ngại nhất là lãi suất tiền vay ngân hàng. Hiện lãi suất cho vay của ngân hàng là 12%/năm và mức lãi này sẽ ảnh hướng tới giá gạo rất lớn. Khi đã hết thời gian hỗ trợ, lãi suất cao làm chi phí của doanh nghiệp tăng lên nên doanh nghiệp bán gạo trước với mức giá giảm để lấy tiền trả nợ đúng hạn còn hơn là “ôm” gạo trong kho mà chịu lãi suất cao.
Với suy nghĩ đó, bắt đầu tháng 10 nhiều doanh nghiệp tạm trữ đã rục rịch bán tháo gạo lấy tiền trả nợ. Trong khi đó, có không ít doanh nghiệp thấy giá gạo chào bán ở mức thấp nên đã mua gom. “Hiện nay gạo 5% tấm chào bán với giá 435 USD/tấn là quá rẻ, tôi đã vay ngoại tệ với lãi suất 3,5%/năm để mua vào. Tính ra, lãi suất vay ngoại tệ chỉ bằng 1/3 so với lãi suất tiền đồng.
Với lãi suất 12%/năm ngân hàng đang cho vay ra, chỉ cần tồn kho 3 tháng, dù gạo có tăng giá cũng không đủ trả lãi cho ngân hàng. Tất cả lợi nhuận chúng tôi làm ra ngân hàng “ăn” sạch!”, một doanh nghiệp ở ĐBSCL nói.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)