Dow Jones thoát hiểm, thanh khoản sụt giảm
Chứng khoán Mỹ có sự phân hóa khi S&P 500 và Nasdaq đã mất điểm, trong khi Dow Jones may mắn thoát hiểm
Ngày 7/12, chứng khoán Mỹ có sự phân hóa khi S&P 500 và Nasdaq đã mất điểm, trong khi Dow Jones may mắn thoát hiểm vào cuối ngày giao dịch.
Hôm thứ Hai, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho biết, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn yếu ớt và tỷ lệ thất nghiệp có thể còn tăng cao hơn.
Tuy nhiên, ông Ben Bernanke cũng cho biết tại cuộc họp trong tuần tới, các quan chức ngân hàng trung ương sẽ thảo luận về chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, FED có tất cả các công cụ cần thiết và có thể tăng lãi suất, thậm chí giảm bảng cân đối tài sản bằng việc bán ra một số loại chứng khoán khi cần trong hoạt động điều hành.
Nhận định của ông Ben Bernanke tức thời đã đẩy USD và trái phiếu giảm giá, nhưng lại đẩy thị trường chứng khoán lên nhẹ, trước khi giảm điểm sau đó.
Thanh khoản sụt giảm
Thị trường chứng khoán mở cửa với mức tăng giảm không đáng kể, những phút giao dịch đầu tiên đánh dấu sự thành công khi Dow Jones đạt mức tăng 0,5%, S&P lên 0,4% và Nasdaq nhích 0,3%.
Từ 10h-14h20, chỉ số Dow Jones và S&P 500 cơ bản duy trì sắc xanh với mức tăng không vượt quá 0,5%, còn Nasdaq chỉ có đôi lần giảm điểm. Bước ngoặt của phiên giao dịch đến từ đợt giảm điểm sau 14h20 khi nhà đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu khối ngân hàng, đưa cả ba chỉ số cùng mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch, ngoại trừ Dow Jones không bị mất điểm, hai chỉ số chính còn lại đều giảm điểm.
Chỉ số S&P Tài chính đã giảm 1,6%, chỉ số KBW khối ngân hàng hạ 2,1%. Trong đó, cổ phiếu Bank of America giảm 2,4%, cổ phiếu JPMorgan Chase mất 1,2%, cổ phiếu Citigroup hạ 2,4%. Cùng nhóm giảm điểm mạnh có thêm cổ phiếu khối công nghệ, trong đó cổ phiếu Apple giảm 2,3%, cổ phiếu Oracle Corp xuống 1,5%.
Ở nhóm cổ phiếu blue-chip, số cổ phiếu giảm điểm và tăng điểm trong chỉ số Dow Jones là tương đương nhau. Trong đó, cổ phiếu khối công nghiệp duy trì đà tăng, còn khối công nghệ lại giảm điểm nhiều nhất.
Điểm đáng chú ý trong phiên đầu tuần chính là tính thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh so với phiên cuối tuần trước đó. Cụ thể, khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,06 tỷ cổ phiếu, giảm 48% so với phiên trước đó. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,89 tỷ cổ phiếu, giảm 22,7% so với phiên trước đó.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 7/12: chỉ số Dow Jones tăng 1,21 điểm, tương đương 0,01%, chốt ở mức 10.390,11.
Chỉ số Nasdaq giảm 4,74 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 2.189,61.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 2,73 điểm, tương ứng -0,25%, đóng cửa ở mức 1.103,25.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Thông tin chính thức về tiến trình CIT xin bảo hộ phá sản; họp đại hội cổ đông của GE Capital; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 năm.
Thứ Tư: Ngân hàng Trung ương Anh có cuộc họp về chính sách tiền tệ; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra quyết định về lãi suất cơ bản; công bố số liệu số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm
Thứ Sáu: Chính phủ Mỹ báo cáo về doanh thu bán lẻ; giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu.
Chứng khoán châu Á lấy lại đà tăng điểm
Hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á đã tăng điểm phiên đầu tuần, nhờ diễn biến tích cực trên thị trường lao động Mỹ.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ Lao động Mỹ đã thông báo tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 ở nước này đã giảm xuống 10%, từ mức 10,2% trong tuần trước đó. Thông tin này đã giúp USD lên giá và đưa cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn trong khu vực lên điểm.
Những thị trường chứng khoán kết thúc ngày giao dịch sớm thì đạt được mức tăng điểm, tuy nhiên ở chiều ngược lại, thị trường Hồng Kông và Ấn Độ lại giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch muộn hơn.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 0,5% lên 120,71 điểm, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm. Hiện hệ số giá/thu nhập (P/E) của cổ phiếu trong chỉ số này ở mức 22 lần, cao hơn mức 18 lần của chỉ số S&P 500 ở Mỹ và 16 lần của Dow Jones Stoxx 600 ở châu Âu.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng điểm trở lại và lên mức cao nhất trong vòng 5 tuần qua. Cổ phiếu các hãng xuất khẩu tăng mạnh do đồng USD lên giá so với đồng Yên, đã giúp thị trường đi lên.
USD đã tăng giá so với Yên, lên 88,25 Yên/1 USD, từ mức 90,46 Yên/1 USD, nên đã giúp cổ phiếu Canon tăng 3,3%, cổ phiếu Sony tiến thêm 2,8%, cổ phiếu Tokyo Electron nhích 3,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 140,55 điểm, tương đương 1,4%, chốt ở mức 10.163,14. Tuần trước, chỉ số này đã tăng 10,4% và trở thành tuần tăng điểm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,63%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,77%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 0,2%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,74%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 0,49%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,28%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,45%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,55%.
HTML clipboard
Hôm thứ Hai, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho biết, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn yếu ớt và tỷ lệ thất nghiệp có thể còn tăng cao hơn.
Tuy nhiên, ông Ben Bernanke cũng cho biết tại cuộc họp trong tuần tới, các quan chức ngân hàng trung ương sẽ thảo luận về chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, FED có tất cả các công cụ cần thiết và có thể tăng lãi suất, thậm chí giảm bảng cân đối tài sản bằng việc bán ra một số loại chứng khoán khi cần trong hoạt động điều hành.
Nhận định của ông Ben Bernanke tức thời đã đẩy USD và trái phiếu giảm giá, nhưng lại đẩy thị trường chứng khoán lên nhẹ, trước khi giảm điểm sau đó.
Thanh khoản sụt giảm
Thị trường chứng khoán mở cửa với mức tăng giảm không đáng kể, những phút giao dịch đầu tiên đánh dấu sự thành công khi Dow Jones đạt mức tăng 0,5%, S&P lên 0,4% và Nasdaq nhích 0,3%.
Từ 10h-14h20, chỉ số Dow Jones và S&P 500 cơ bản duy trì sắc xanh với mức tăng không vượt quá 0,5%, còn Nasdaq chỉ có đôi lần giảm điểm. Bước ngoặt của phiên giao dịch đến từ đợt giảm điểm sau 14h20 khi nhà đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu khối ngân hàng, đưa cả ba chỉ số cùng mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch, ngoại trừ Dow Jones không bị mất điểm, hai chỉ số chính còn lại đều giảm điểm.
Chỉ số S&P Tài chính đã giảm 1,6%, chỉ số KBW khối ngân hàng hạ 2,1%. Trong đó, cổ phiếu Bank of America giảm 2,4%, cổ phiếu JPMorgan Chase mất 1,2%, cổ phiếu Citigroup hạ 2,4%. Cùng nhóm giảm điểm mạnh có thêm cổ phiếu khối công nghệ, trong đó cổ phiếu Apple giảm 2,3%, cổ phiếu Oracle Corp xuống 1,5%.
Ở nhóm cổ phiếu blue-chip, số cổ phiếu giảm điểm và tăng điểm trong chỉ số Dow Jones là tương đương nhau. Trong đó, cổ phiếu khối công nghiệp duy trì đà tăng, còn khối công nghệ lại giảm điểm nhiều nhất.
Điểm đáng chú ý trong phiên đầu tuần chính là tính thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh so với phiên cuối tuần trước đó. Cụ thể, khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 1,06 tỷ cổ phiếu, giảm 48% so với phiên trước đó. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,89 tỷ cổ phiếu, giảm 22,7% so với phiên trước đó.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 7/12: chỉ số Dow Jones tăng 1,21 điểm, tương đương 0,01%, chốt ở mức 10.390,11.
Chỉ số Nasdaq giảm 4,74 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 2.189,61.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 2,73 điểm, tương ứng -0,25%, đóng cửa ở mức 1.103,25.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Thông tin chính thức về tiến trình CIT xin bảo hộ phá sản; họp đại hội cổ đông của GE Capital; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 năm.
Thứ Tư: Ngân hàng Trung ương Anh có cuộc họp về chính sách tiền tệ; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra quyết định về lãi suất cơ bản; công bố số liệu số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm
Thứ Sáu: Chính phủ Mỹ báo cáo về doanh thu bán lẻ; giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu.
Chứng khoán châu Á lấy lại đà tăng điểm
Hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á đã tăng điểm phiên đầu tuần, nhờ diễn biến tích cực trên thị trường lao động Mỹ.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ Lao động Mỹ đã thông báo tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 ở nước này đã giảm xuống 10%, từ mức 10,2% trong tuần trước đó. Thông tin này đã giúp USD lên giá và đưa cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn trong khu vực lên điểm.
Những thị trường chứng khoán kết thúc ngày giao dịch sớm thì đạt được mức tăng điểm, tuy nhiên ở chiều ngược lại, thị trường Hồng Kông và Ấn Độ lại giảm điểm khi kết thúc ngày giao dịch muộn hơn.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 0,5% lên 120,71 điểm, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm. Hiện hệ số giá/thu nhập (P/E) của cổ phiếu trong chỉ số này ở mức 22 lần, cao hơn mức 18 lần của chỉ số S&P 500 ở Mỹ và 16 lần của Dow Jones Stoxx 600 ở châu Âu.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng điểm trở lại và lên mức cao nhất trong vòng 5 tuần qua. Cổ phiếu các hãng xuất khẩu tăng mạnh do đồng USD lên giá so với đồng Yên, đã giúp thị trường đi lên.
USD đã tăng giá so với Yên, lên 88,25 Yên/1 USD, từ mức 90,46 Yên/1 USD, nên đã giúp cổ phiếu Canon tăng 3,3%, cổ phiếu Sony tiến thêm 2,8%, cổ phiếu Tokyo Electron nhích 3,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 140,55 điểm, tương đương 1,4%, chốt ở mức 10.163,14. Tuần trước, chỉ số này đã tăng 10,4% và trở thành tuần tăng điểm mạnh nhất trong hơn 1 năm qua.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,63%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,77%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 0,2%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,74%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc nhích 0,49%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,28%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,45%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,55%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.388,90 | 10.390.11 | 1,21 | 0,01 |
Nasdaq | 2.194,35 | 2.189.61 | 4,74 | 0,22 | |
S&P 500 | 1.105,98 | 1.103.25 | 2,73 | 0,25 | |
Anh | FTSE 100 | 5.322,36 | 5.310.66 | 11,70 | 0,22 |
Đức | DAX | 5.817,65 | 5.784.75 | 32,90 | 0,57 |
Pháp | CAC 40 | 3.846,62 | 3.840.05 | 40,94 | 1,08 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.650,91 | 7.775,64 | 124,73 | 1,63 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.022,59 | 10.167,60 | 145,01 | 1,45 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.498,15 | 22.324,96 | 173,19 | 0,77 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.624,76 | 1.632,65 | 7,89 | 0,49 |
Singapore | Straits Times | 2.791,01 | 2.798,89 | 7,88 | 0,28 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.317,04 | 3.331,90 | 14,85 | 0,45 |
Ấn Độ | BSE | 17.101,54 | 17.066,74 | 34,80 | 0,20 |
Australia | ASX | 4.721,20 | 4.695,20 | 26,00 | 0,55 |
Việt Nam | VN-Index | 494,96 | 498,61 | 3,65 | 0,74 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |