Euro lên giá, châu Âu lo
Trong nội bộ các nước sử dụng đồng Euro vẫn bất đồng quan điểm về việc đồng tiền này mạnh lên
Tại cuộc họp vừa diễn ra hôm 8/10 ở Luxemburg, các bộ trưởng tài chính châu Âu đã tranh luận thẳng thắn, nhằm tìm kiếm lập trường chung đối với vấn đề tỷ giá hối đoái của đồng Euro.
Dự kiến, vấn đề này sẽ tiếp tục được bàn thảo tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G7 tại Mỹ, vào tuần tới.
Các nước châu Âu đã nhất trí tăng cường sức ép buộc Trung Quốc phải điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Tuyên bố chung sau cuộc họp của các bộ trưởng tài chính EU đã khẳng định, ở các nước đang phát triển đang có số dư tài khoản vãng lai lớn và đang tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, cần phải có những thay đổi trong chính sách tỷ giá để điều chỉnh thâm hụt thương mại.
Trung Quốc thường bị châu Âu và Mỹ chỉ trích vì cố tình định giá thấp đồng Nhân dân tệ, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Việc đồng nội tệ của Trung Quốc định giá thấp cũng ảnh hưởng tới việc tăng giá đồng Euro. Các bộ trưởng tài chính EU đã nhất trí sẽ cử một đoàn quan chức cấp cao tới Trung Quốc vào cuối năm nay để bày tỏ quan ngại về vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng tài chính EU cũng bày tỏ quan ngại về chính sách tỷ giá hối đoái của Mỹ và Nhật Bản. Việc đồng USD sụt giá gần đây đã làm đồng Euro tăng giá mạnh và gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu EU. Trong tuyên bố sau cuộc họp, các bộ trưởng EU nêu rõ: “Chúng tôi hết sức quan tâm tới việc Mỹ đã tái xác nhận rằng, một đồng USD yếu là vì lợi ích của nước này”.
Trong bối cảnh đồng Euro liên tục tăng giá lên mức kỷ lục, nhiều nước EU đã tỏ ra mất kiên nhẫn và muốn Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ phải hành động để nâng giá đồng nội tệ của họ. Pháp và Italia là những nước tỏ ra lo ngại nhất.
Tuần qua, khi giá đồng Euro lên mức cao kỷ lục, hơn 1,428 USD/Euro, Thủ tướng Romano Prodi của Italia đã thừa nhận, ông thật sự lo ngại trước việc đồng Euro không ngừng mạnh lên và ông chỉ trích chính sách tiền tệ của Mỹ chỉ mưu lợi cho riêng mình. Trong khi đó, Pháp luôn chỉ trích đồng Euro mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của cả khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Tuy nhiên, trong nội bộ các nước sử dụng đồng Euro vẫn bất đồng quan điểm về việc đồng tiền này mạnh lên. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Peer Steinbrueck nói: “Tôi thích một đồng Euro mạnh”. Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hà Lan Wouter Bos cho rằng, một đồng Euro mạnh lên xuất phát từ niềm tin của các nhà đầu tư đối với triển vọng kinh tế của khu vực đồng Euro.
Việc đồng USD của Mỹ sụt giá cũng đã làm cho hàng loạt đồng tiền khác của châu Á tăng giá, khiến cho hàng hóa xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn và lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm giá trị.
Đồng Peso của Philippines trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng USD, trong khi đồng Đôla Singapore tăng cao nhất kể từ 10 năm nay. Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồng USD trong năm.
Ông Song Seng Wun, chuyên gia kinh tế làm việc cho cơ quan nghiên cứu CIMB-GK tại Singapore cho rằng giá trị đồng USD sụt giảm sẽ khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng ở Mỹ. Nhưng, chính phủ các nước châu Á không quá lo ngại đối với vấn đề giá cả hàng hóa xuất khẩu đắt đỏ hơn, một phần vì phần lớn các đồng tiền trong khu vực đều tăng giá so với đồng USD.
Sự sụt giảm lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có thể bù lại bằng việc xuất khẩu sang châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh. Một số nước châu Á thậm chí còn được hưởng lợi từ việc đồng nội tệ tăng giá, vì điều này sẽ giúp họ mua dầu mỏ - được bán với giá tính bằng USD - rẻ hơn. Nhiều nước cũng mua được hàng hóa của Mỹ với giá rẻ hơn, giúp những nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Singapore có thể bù đắp lại sự gia tăng giá cả của một số mặt hàng nhập khẩu.
David Mann, một chuyên gia kỳ cựu về sách lược tiền tệ tại Ngân hàng Standard Chartered của Hồng Công cũng cho rằng các chính phủ ở châu Á hưởng lợi nhờ tình trạng USD sụt giá, bằng cách bán đồng nội tệ và mua đồng USD. Theo ông, "làm như vậy sẽ giúp chính phủ các nước có thể gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ, một công cụ hữu dụng để tạo nên tình hình ổn định".
Tuy nhiên, ông cho rằng về lâu dài, chính phủ các nước châu Á nên khuyến khích việc tiêu dùng hàng hóa nội địa để nền kinh tế trong nước ít bị phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu.
Dự kiến, vấn đề này sẽ tiếp tục được bàn thảo tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G7 tại Mỹ, vào tuần tới.
Các nước châu Âu đã nhất trí tăng cường sức ép buộc Trung Quốc phải điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Tuyên bố chung sau cuộc họp của các bộ trưởng tài chính EU đã khẳng định, ở các nước đang phát triển đang có số dư tài khoản vãng lai lớn và đang tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, cần phải có những thay đổi trong chính sách tỷ giá để điều chỉnh thâm hụt thương mại.
Trung Quốc thường bị châu Âu và Mỹ chỉ trích vì cố tình định giá thấp đồng Nhân dân tệ, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Việc đồng nội tệ của Trung Quốc định giá thấp cũng ảnh hưởng tới việc tăng giá đồng Euro. Các bộ trưởng tài chính EU đã nhất trí sẽ cử một đoàn quan chức cấp cao tới Trung Quốc vào cuối năm nay để bày tỏ quan ngại về vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng tài chính EU cũng bày tỏ quan ngại về chính sách tỷ giá hối đoái của Mỹ và Nhật Bản. Việc đồng USD sụt giá gần đây đã làm đồng Euro tăng giá mạnh và gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu EU. Trong tuyên bố sau cuộc họp, các bộ trưởng EU nêu rõ: “Chúng tôi hết sức quan tâm tới việc Mỹ đã tái xác nhận rằng, một đồng USD yếu là vì lợi ích của nước này”.
Trong bối cảnh đồng Euro liên tục tăng giá lên mức kỷ lục, nhiều nước EU đã tỏ ra mất kiên nhẫn và muốn Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ phải hành động để nâng giá đồng nội tệ của họ. Pháp và Italia là những nước tỏ ra lo ngại nhất.
Tuần qua, khi giá đồng Euro lên mức cao kỷ lục, hơn 1,428 USD/Euro, Thủ tướng Romano Prodi của Italia đã thừa nhận, ông thật sự lo ngại trước việc đồng Euro không ngừng mạnh lên và ông chỉ trích chính sách tiền tệ của Mỹ chỉ mưu lợi cho riêng mình. Trong khi đó, Pháp luôn chỉ trích đồng Euro mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của cả khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Tuy nhiên, trong nội bộ các nước sử dụng đồng Euro vẫn bất đồng quan điểm về việc đồng tiền này mạnh lên. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Peer Steinbrueck nói: “Tôi thích một đồng Euro mạnh”. Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hà Lan Wouter Bos cho rằng, một đồng Euro mạnh lên xuất phát từ niềm tin của các nhà đầu tư đối với triển vọng kinh tế của khu vực đồng Euro.
Việc đồng USD của Mỹ sụt giá cũng đã làm cho hàng loạt đồng tiền khác của châu Á tăng giá, khiến cho hàng hóa xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn và lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm giá trị.
Đồng Peso của Philippines trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng USD, trong khi đồng Đôla Singapore tăng cao nhất kể từ 10 năm nay. Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồng USD trong năm.
Ông Song Seng Wun, chuyên gia kinh tế làm việc cho cơ quan nghiên cứu CIMB-GK tại Singapore cho rằng giá trị đồng USD sụt giảm sẽ khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng ở Mỹ. Nhưng, chính phủ các nước châu Á không quá lo ngại đối với vấn đề giá cả hàng hóa xuất khẩu đắt đỏ hơn, một phần vì phần lớn các đồng tiền trong khu vực đều tăng giá so với đồng USD.
Sự sụt giảm lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có thể bù lại bằng việc xuất khẩu sang châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh. Một số nước châu Á thậm chí còn được hưởng lợi từ việc đồng nội tệ tăng giá, vì điều này sẽ giúp họ mua dầu mỏ - được bán với giá tính bằng USD - rẻ hơn. Nhiều nước cũng mua được hàng hóa của Mỹ với giá rẻ hơn, giúp những nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Singapore có thể bù đắp lại sự gia tăng giá cả của một số mặt hàng nhập khẩu.
David Mann, một chuyên gia kỳ cựu về sách lược tiền tệ tại Ngân hàng Standard Chartered của Hồng Công cũng cho rằng các chính phủ ở châu Á hưởng lợi nhờ tình trạng USD sụt giá, bằng cách bán đồng nội tệ và mua đồng USD. Theo ông, "làm như vậy sẽ giúp chính phủ các nước có thể gia tăng lượng dự trữ ngoại tệ, một công cụ hữu dụng để tạo nên tình hình ổn định".
Tuy nhiên, ông cho rằng về lâu dài, chính phủ các nước châu Á nên khuyến khích việc tiêu dùng hàng hóa nội địa để nền kinh tế trong nước ít bị phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu.