Giá dầu giảm: Tia sáng hiếm hoi của kinh tế thế giới
Nếu giá dầu còn tiếp tục giảm, hàng tỷ USD và Euro sẽ ở lại trong ví của người tiêu dùng thế giới
Trong vòng 1 năm trở lại đây, giá dầu tăng cao đã trở thành nỗi lo của kinh tế toàn cầu.
Sự đi lên của giá dầu kéo theo việc tăng giá xăng và giá thực phẩm, đồng thời khiến các hãng hàng không và các hãng sản xuất ô tô khốn đốn. Túi tiền của các hộ gia đình trên thế giới vì thế mà cũng với đi với tốc độ nhanh hơn bình thường.
“Chuyển biến tích cực”
Tuy nhiên, ngay giữa những ngày diễn biến khủng hoảng tài chính căng thẳng này, giá dầu đã giảm mạnh so với mức đỉnh 147 USD/thùng hồi tháng 7 vừa qua. Nếu xu hướng này tiếp diễn, hàng tỷ USD và Euro sẽ ở lại trong ví của người tiêu dùng thế giới, và ít nhiều hỗ trợ cho kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chồng chất.
Trong một buổi điều trần gần đây trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) Ben Bernanke cảnh báo nhiều vấn đề căng thẳng mà kinh tế Mỹ đang phải đối mặt, nhưng cũng đồng thời khẳng định, việc giá dầu giảm là một “chuyển biến tích cực”.
Trong mấy tuần gần đây, giá dầu liên tục biến động với biên độ rộng. Tuy nhiên, với sự sụt giảm nhu cầu dầu tại nhiều quốc gia phương Tây và tăng trưởng nhu cầu dầu chậm lại tại các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, xu hướng chung của giá dầu là đi xuống. Sáng nay trên thị trường châu Á, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 phổ biến ở mức 93 USD/thùng.
Giá dầu giảm là tin vui đối với người tiêu dùng, nhưng lại là nỗi lo của các nước sản xuất dầu.
Mexico cho biết, nước này có thể sẽ phải cắt giảm chi tiêu ngân sách vào năm tới do doanh thu từ dầu thô giảm. Tại các nước sản xuất dầu lớn khác như Nga và Venezuela, nhiều dự án năng lượng đòi hỏi quy mô vốn lớn có thể sẽ phải trì hoãn.
Theo các nhà phân tích, nhiều khả năng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) có thể sẽ có những hành động mạnh tay để ngăn chặn giá dầu rơi sâu hơn.
Tuy nhiên, dù cho OPEC có áp dụng biện pháp nào đi chăng nữa, nhiều chuyên gia tin tưởng rằng, sự suy yếu của kinh tế thế giới và sự đi xuống của nhu cầu nhiên liệu sẽ là những nguyên nhân khiến giá dầu tiếp tục giảm trong những tháng tới. Đó sẽ là một “liều thuốc bổ” đối với kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Mỹ, đang phải đương đầu với tình hình tín dụng thắt chặt và thị trường chứng khoán sụt giảm.
“Giá dầu giảm có thể được xem là một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói mới cho người tiêu dùng Mỹ”, một nhà phân tích năng lượng có tên Lawrence Goldstein tại Quỹ Nghiên cứu chính sách năng lượng của Mỹ nói. Ông ước tính, giá dầu cứ giảm 10 USD/thùng thì chi tiêu nhiên liệu của nước Mỹ sẽ giảm khoảng 70 tỷ USD/năm.
Thời gian qua, do giá nhiên liệu cao, người tiêu dùng thế giới đã giảm tiêu thụ xăng ở tốc độ nhanh nhất kể từ thời kỳ cú sốc dầu lửa cuối những năm 1970. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, vào thời điểm tháng 7, khi giá dầu đạt đỉnh, tiêu thụ xăng dầu ở Mỹ đã giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm. Trong khi đó, tiêu thụ xăng có mức giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng kể từ năm 1983 trở lại đây.
Tiêu thụ dầu tại phần lớn các nước phát triển cũng đều đang diễn biến theo xu hướng đi xuống. Theo công ty dầu khí Total của Pháp, lượng nhiên liệu của Total được tiêu thụ tại nước này trong 9 tháng đầu năm đã giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty nghiên cứu Bernstein Research cho biết, lượng tiêu thụ xăng dầu của các nước công nghiệp phát triển - nhóm nước chiếm 60% nhu cầu dầu toàn cầu - trong năm nay đã giảm 1,3 triệu thùng/ngày, mức giảm mạnh nhất từ năm 1982 tới nay. Theo các nhà chuyên môn, sự tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu tại các nước đang phát triển như Trung Quốc cũng không thể bù đắp được cho sự sụt giảm trên.
Chuyên gia về thị trường dầu Lawrence Eagles của JPMorgan Chase nhận xét: “Nhu cầu dầu hiện đang ở mức thấp nhất từ năm 2002 tới nay”.
Giá dầu vẫn cao
Tuy nhiên, nếu nhìn vào toàn bộ lịch sử thị trường dầu, hiện giá dầu vẫn ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp chưa thể tăng giá sản phẩm đủ để bù đắp cho phần giá dầu tăng thêm trong mùa hè vừa qua, đồng thời cho biết mức giá hiện nay vẫn đang khiến họ chật vật.
Các hãng sản xuất ôtô Mỹ đã kêu gọi Chính phủ trợ giúp cho họ trong bối cảnh người tiêu dùng ở Mỹ xa lánh những loại xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Mới đây, hãng Ford cho biết, doanh số của hãng tại Mỹ đã giảm 34% trong tháng 9. Các hãng xe hơi khác như GM và Toyota cũng công bố mức sụt giảm doanh số mạnh mẽ.
Giá dầu tăng cao là một lý do lớn khiến tình trạng thua lỗ trong ngành công nghiệp hàng không thế giới không chỉ xuất hiện trong năm nay mà đã kéo dài từ năm 2000. Năm ngoái, xăng hàng không đã tăng giá 50%. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Mỹ, năm 2000, nhiên liệu chiếm 14% chi phí của hãng hàng không và được dự báo sẽ lên tới con số 40% vào năm 2009.
Giới phân tích dự báo, nếu giá dầu còn tiếp tục giảm, có thể xuất hiện một làn sóng sáp nhập mới trong ngành công nghiệp năng lượng. Trong những năm gần đây, chi phí của ngành công nghiệp dầu lửa cũng tăng mạnh do giá của hầu hết mọi thiết bị từ giàn khoan tới ống thép đều lên cao. Hiện đã có một số công ty khai thác dầu gặp khó khăn. Chi phí tìm kiếm và khai thác những nguồn dầu khó tìm khác như dầu ở vùng nước sâu cũng tăng mạnh.
Ở cuộc họp gần đây nhất, nhiều bộ trưởng dầu lửa các nước OPEC cho biết, họ muốn cắt giảm sản lượng để ngăn chặn sự đi xuống của giá dầu. “Phớt lờ” các nước khác trong OPEC, Saudi Arabia đưa ra những dấu hiệu cho thấy nước này muốn giá dầu giảm dưới 100 USD/thùng để hỗ trợ kinh tế thế giới. Tuy nhiên, việc Saudi Arabia muốn giá dầu giảm tới đâu lại là chuyện chưa rõ.
“Giá dầu đang tìm về giá trị thực của nó và không ai có thể biết rõ mức giá trị thực đó là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc nhiều vào bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ biến đổi ra sao. Mà thế giới thì thường xuyên biến động”, nhà phân tích năng lượng Tom Bentz của ngân hàng BNP Paribas nhận xét.
(Theo IHT)
Sự đi lên của giá dầu kéo theo việc tăng giá xăng và giá thực phẩm, đồng thời khiến các hãng hàng không và các hãng sản xuất ô tô khốn đốn. Túi tiền của các hộ gia đình trên thế giới vì thế mà cũng với đi với tốc độ nhanh hơn bình thường.
“Chuyển biến tích cực”
Tuy nhiên, ngay giữa những ngày diễn biến khủng hoảng tài chính căng thẳng này, giá dầu đã giảm mạnh so với mức đỉnh 147 USD/thùng hồi tháng 7 vừa qua. Nếu xu hướng này tiếp diễn, hàng tỷ USD và Euro sẽ ở lại trong ví của người tiêu dùng thế giới, và ít nhiều hỗ trợ cho kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chồng chất.
Trong một buổi điều trần gần đây trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) Ben Bernanke cảnh báo nhiều vấn đề căng thẳng mà kinh tế Mỹ đang phải đối mặt, nhưng cũng đồng thời khẳng định, việc giá dầu giảm là một “chuyển biến tích cực”.
Trong mấy tuần gần đây, giá dầu liên tục biến động với biên độ rộng. Tuy nhiên, với sự sụt giảm nhu cầu dầu tại nhiều quốc gia phương Tây và tăng trưởng nhu cầu dầu chậm lại tại các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, xu hướng chung của giá dầu là đi xuống. Sáng nay trên thị trường châu Á, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 phổ biến ở mức 93 USD/thùng.
Giá dầu giảm là tin vui đối với người tiêu dùng, nhưng lại là nỗi lo của các nước sản xuất dầu.
Mexico cho biết, nước này có thể sẽ phải cắt giảm chi tiêu ngân sách vào năm tới do doanh thu từ dầu thô giảm. Tại các nước sản xuất dầu lớn khác như Nga và Venezuela, nhiều dự án năng lượng đòi hỏi quy mô vốn lớn có thể sẽ phải trì hoãn.
Theo các nhà phân tích, nhiều khả năng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) có thể sẽ có những hành động mạnh tay để ngăn chặn giá dầu rơi sâu hơn.
Tuy nhiên, dù cho OPEC có áp dụng biện pháp nào đi chăng nữa, nhiều chuyên gia tin tưởng rằng, sự suy yếu của kinh tế thế giới và sự đi xuống của nhu cầu nhiên liệu sẽ là những nguyên nhân khiến giá dầu tiếp tục giảm trong những tháng tới. Đó sẽ là một “liều thuốc bổ” đối với kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Mỹ, đang phải đương đầu với tình hình tín dụng thắt chặt và thị trường chứng khoán sụt giảm.
“Giá dầu giảm có thể được xem là một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói mới cho người tiêu dùng Mỹ”, một nhà phân tích năng lượng có tên Lawrence Goldstein tại Quỹ Nghiên cứu chính sách năng lượng của Mỹ nói. Ông ước tính, giá dầu cứ giảm 10 USD/thùng thì chi tiêu nhiên liệu của nước Mỹ sẽ giảm khoảng 70 tỷ USD/năm.
Thời gian qua, do giá nhiên liệu cao, người tiêu dùng thế giới đã giảm tiêu thụ xăng ở tốc độ nhanh nhất kể từ thời kỳ cú sốc dầu lửa cuối những năm 1970. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, vào thời điểm tháng 7, khi giá dầu đạt đỉnh, tiêu thụ xăng dầu ở Mỹ đã giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm. Trong khi đó, tiêu thụ xăng có mức giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng kể từ năm 1983 trở lại đây.
Tiêu thụ dầu tại phần lớn các nước phát triển cũng đều đang diễn biến theo xu hướng đi xuống. Theo công ty dầu khí Total của Pháp, lượng nhiên liệu của Total được tiêu thụ tại nước này trong 9 tháng đầu năm đã giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty nghiên cứu Bernstein Research cho biết, lượng tiêu thụ xăng dầu của các nước công nghiệp phát triển - nhóm nước chiếm 60% nhu cầu dầu toàn cầu - trong năm nay đã giảm 1,3 triệu thùng/ngày, mức giảm mạnh nhất từ năm 1982 tới nay. Theo các nhà chuyên môn, sự tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu tại các nước đang phát triển như Trung Quốc cũng không thể bù đắp được cho sự sụt giảm trên.
Chuyên gia về thị trường dầu Lawrence Eagles của JPMorgan Chase nhận xét: “Nhu cầu dầu hiện đang ở mức thấp nhất từ năm 2002 tới nay”.
Giá dầu vẫn cao
Tuy nhiên, nếu nhìn vào toàn bộ lịch sử thị trường dầu, hiện giá dầu vẫn ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp chưa thể tăng giá sản phẩm đủ để bù đắp cho phần giá dầu tăng thêm trong mùa hè vừa qua, đồng thời cho biết mức giá hiện nay vẫn đang khiến họ chật vật.
Các hãng sản xuất ôtô Mỹ đã kêu gọi Chính phủ trợ giúp cho họ trong bối cảnh người tiêu dùng ở Mỹ xa lánh những loại xe tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Mới đây, hãng Ford cho biết, doanh số của hãng tại Mỹ đã giảm 34% trong tháng 9. Các hãng xe hơi khác như GM và Toyota cũng công bố mức sụt giảm doanh số mạnh mẽ.
Giá dầu tăng cao là một lý do lớn khiến tình trạng thua lỗ trong ngành công nghiệp hàng không thế giới không chỉ xuất hiện trong năm nay mà đã kéo dài từ năm 2000. Năm ngoái, xăng hàng không đã tăng giá 50%. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không Mỹ, năm 2000, nhiên liệu chiếm 14% chi phí của hãng hàng không và được dự báo sẽ lên tới con số 40% vào năm 2009.
Giới phân tích dự báo, nếu giá dầu còn tiếp tục giảm, có thể xuất hiện một làn sóng sáp nhập mới trong ngành công nghiệp năng lượng. Trong những năm gần đây, chi phí của ngành công nghiệp dầu lửa cũng tăng mạnh do giá của hầu hết mọi thiết bị từ giàn khoan tới ống thép đều lên cao. Hiện đã có một số công ty khai thác dầu gặp khó khăn. Chi phí tìm kiếm và khai thác những nguồn dầu khó tìm khác như dầu ở vùng nước sâu cũng tăng mạnh.
Ở cuộc họp gần đây nhất, nhiều bộ trưởng dầu lửa các nước OPEC cho biết, họ muốn cắt giảm sản lượng để ngăn chặn sự đi xuống của giá dầu. “Phớt lờ” các nước khác trong OPEC, Saudi Arabia đưa ra những dấu hiệu cho thấy nước này muốn giá dầu giảm dưới 100 USD/thùng để hỗ trợ kinh tế thế giới. Tuy nhiên, việc Saudi Arabia muốn giá dầu giảm tới đâu lại là chuyện chưa rõ.
“Giá dầu đang tìm về giá trị thực của nó và không ai có thể biết rõ mức giá trị thực đó là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc nhiều vào bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ biến đổi ra sao. Mà thế giới thì thường xuyên biến động”, nhà phân tích năng lượng Tom Bentz của ngân hàng BNP Paribas nhận xét.
(Theo IHT)