Giá xăng, dầu thế giới đồng loạt tiến mạnh
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc, Mỹ và khu vực đồng Euro đã mang lại hy vọng mới cho bức tranh tiêu thụ năng lượng
Phiên giao dịch năng lượng đêm qua (2/12), giá xăng, dầu thô hợp đồng kỳ hạn đồng loạt tăng mạnh, sau khi Trung Quốc, khu vực đồng Euro và Mỹ cùng cho biết hoạt động sản xuất tháng 11 tăng trưởng tốt.
Cụ thể, về Trung Quốc, theo ngân hàng HSBC, chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ tháng 11 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là 50,8%, tăng nhẹ so với mức ước tính ban đầu là 50,4% và gần như không đổi so với mức 50,9% của tháng trước. Kết quả này cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc đã tăng 4 tháng liên tục.
Tại Mỹ, hoạt động sản xuất của các nhà máy ở đây cũng đang khiến nhiều nhà đầu tư hồ hởi. Theo công bố chính thức của Viện Quản lý nguồn cung, chỉ số quản lý sản xuất tại các nhà máy trên đất nước Mỹ đã tăng lên 57,3% trong tháng 11 vừa qua, mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Đây là một con số đáng mừng đối với giới đầu tư.
Còn ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, theo số liệu của Markit, chỉ số quản lý sản xuất ở đây cũng đã tăng lên 51,6%, tăng nhẹ hơn so với các ước tính sơ bộ được công bố hồi tháng trước. Tuy nhiên, số liệu này cũng cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy tại châu Âu đang tăng với nhịp độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2011.
Theo giới phân tích, hoạt động sản xuất tăng trưởng của ba khu vực nêu trên đã mang lại hy vọng mới cho bức tranh tiêu thụ năng lượng, trong đó đặc biệt là thị trường Trung Quốc, nơi đang có mức tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân chính, khiến giá dầu thô tương lai tăng vọt trong phiên đêm qua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2014 tăng 1,10 USD, tương ứng với mức tăng 1,2%, lên 93,82 USD mỗi thùng, sau khi đã tăng được 0,5% trong phiên cuối tuần trước. Theo FactSet, đây là mức giá chốt ngày cao nhất của dầu thô kể từ phiên 25/11. Tháng 11, giá dầu thô kỳ hạn đã giảm 4%.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 1/2014 cũng tăng mạnh 1,76 USD, tương ứng với mức tăng 1,6%, lên 111,45 USD mỗi thùng. Tháng 11, giá dầu thô Brent đã tăng được 0,8%. Hiện khoảng chênh lệch giá dầu thô New York và dầu thô Brent Biển Bắc lại được kéo căng lên gần 18 USD.
Theo kế hoạch, trong tuần này, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ có cuộc họp quan trọng tại Vienna (Áo) giữa lúc căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia đã tăng cao. Giới đầu tư năng lượng rất quan tâm tới cuộc gặp này. Nhiều nhà phân tích cho rằng, có khả năng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng vì mức tiêu thụ hiện quá thấp.
Sự bất ổn định tại khu vực Trung Đông thường là lý do để khiến dầu thô tăng giá trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, nhưng trong tình hình hiện nay, khi những vấn đề liên quan tới tranh chấp hạt nhân ở Iran đang trong xu thế hòa hoãn, thì nhưng bất ổn nội bộ có thể không đủ mạnh để khiến giá dầu tăng trở lại các mốc trước đây.
Tuy nhiên, nếu như OPEC cắt giảm sản lượng, thì giá dầu có thể có sự biến chuyển nhất định. Theo dự đoán mới nhất của các chuyên gia thuộc ngân hàng Barclays, giá dầu thô Brent Biển Bắc năm 2014 có thể là 104,8 USD, trong khi giá dầu New York là 96,5 USD. Cả hai mức giá này đều thấp hơn hẳn so với lần dự báo trước đây.
Trở lại sàn hàng hóa New York phiên giao dịch ngày 2/12, giá khí đốt giao tháng 1/2014 tăng được 3 cent, tương ứng với mức tăng 0,9%, lên 3,99 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao tháng 1/2014 tăng được gần 2 cent, tương ứng với 0,6%, lên 2,68 USD/gallon. Giá dầu sưởi cùng hạn tăng 2 cent, tương ứng với 0,6%, lên 3,05 USD/gallon.
Cụ thể, về Trung Quốc, theo ngân hàng HSBC, chỉ số quản lý sản xuất sơ bộ tháng 11 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là 50,8%, tăng nhẹ so với mức ước tính ban đầu là 50,4% và gần như không đổi so với mức 50,9% của tháng trước. Kết quả này cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc đã tăng 4 tháng liên tục.
Tại Mỹ, hoạt động sản xuất của các nhà máy ở đây cũng đang khiến nhiều nhà đầu tư hồ hởi. Theo công bố chính thức của Viện Quản lý nguồn cung, chỉ số quản lý sản xuất tại các nhà máy trên đất nước Mỹ đã tăng lên 57,3% trong tháng 11 vừa qua, mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Đây là một con số đáng mừng đối với giới đầu tư.
Còn ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, theo số liệu của Markit, chỉ số quản lý sản xuất ở đây cũng đã tăng lên 51,6%, tăng nhẹ hơn so với các ước tính sơ bộ được công bố hồi tháng trước. Tuy nhiên, số liệu này cũng cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy tại châu Âu đang tăng với nhịp độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2011.
Theo giới phân tích, hoạt động sản xuất tăng trưởng của ba khu vực nêu trên đã mang lại hy vọng mới cho bức tranh tiêu thụ năng lượng, trong đó đặc biệt là thị trường Trung Quốc, nơi đang có mức tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân chính, khiến giá dầu thô tương lai tăng vọt trong phiên đêm qua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/12, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2014 tăng 1,10 USD, tương ứng với mức tăng 1,2%, lên 93,82 USD mỗi thùng, sau khi đã tăng được 0,5% trong phiên cuối tuần trước. Theo FactSet, đây là mức giá chốt ngày cao nhất của dầu thô kể từ phiên 25/11. Tháng 11, giá dầu thô kỳ hạn đã giảm 4%.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 1/2014 cũng tăng mạnh 1,76 USD, tương ứng với mức tăng 1,6%, lên 111,45 USD mỗi thùng. Tháng 11, giá dầu thô Brent đã tăng được 0,8%. Hiện khoảng chênh lệch giá dầu thô New York và dầu thô Brent Biển Bắc lại được kéo căng lên gần 18 USD.
Theo kế hoạch, trong tuần này, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ có cuộc họp quan trọng tại Vienna (Áo) giữa lúc căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia đã tăng cao. Giới đầu tư năng lượng rất quan tâm tới cuộc gặp này. Nhiều nhà phân tích cho rằng, có khả năng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng vì mức tiêu thụ hiện quá thấp.
Sự bất ổn định tại khu vực Trung Đông thường là lý do để khiến dầu thô tăng giá trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, nhưng trong tình hình hiện nay, khi những vấn đề liên quan tới tranh chấp hạt nhân ở Iran đang trong xu thế hòa hoãn, thì nhưng bất ổn nội bộ có thể không đủ mạnh để khiến giá dầu tăng trở lại các mốc trước đây.
Tuy nhiên, nếu như OPEC cắt giảm sản lượng, thì giá dầu có thể có sự biến chuyển nhất định. Theo dự đoán mới nhất của các chuyên gia thuộc ngân hàng Barclays, giá dầu thô Brent Biển Bắc năm 2014 có thể là 104,8 USD, trong khi giá dầu New York là 96,5 USD. Cả hai mức giá này đều thấp hơn hẳn so với lần dự báo trước đây.
Trở lại sàn hàng hóa New York phiên giao dịch ngày 2/12, giá khí đốt giao tháng 1/2014 tăng được 3 cent, tương ứng với mức tăng 0,9%, lên 3,99 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao tháng 1/2014 tăng được gần 2 cent, tương ứng với 0,6%, lên 2,68 USD/gallon. Giá dầu sưởi cùng hạn tăng 2 cent, tương ứng với 0,6%, lên 3,05 USD/gallon.