Ì ạch doanh nghiệp nông nghiệp
Trên 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Trên 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với quy mô lao động bình quân 10-200 lao động/doanh nghiệp.
Quy mô huy động vốn của khối doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn này đã đạt gần 30 tỷ USD, sử dụng gần 3 triệu lao động, tạo 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn (tương đương 26% lao động cả nước); đóng góp 49% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ đạt khoảng 2%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp bình quân chung của cả nước là 20 - 25%/năm. Bình quân khoảng 57.000 người dân sống ở khu vực nông thôn mới có 1 doanh nghiệp nông nghiệp, trong khi trên cả nước cứ trên 700 người đã có 1 doanh nghiệp. Hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp là thiếu các cơ hội đầu tư, kinh doanh, môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi hầu như không có hoặc rất khó triển khai, áp dụng.
Những vấn đề trên đã được thảo luận tại hội thảo "Nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp nhỏ và vừa) trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản giữa các thành viên APEC" tổ chức trong 2 ngày 16-17/10.
Quy mô nhỏ hạn chế phát triển
Nếu chỉ nhìn vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cả nước hiện có khoảng 1.100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp mới chỉ bằng xấp xỉ 1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Còn xét về mức vốn, hiện có khoảng 60% số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp của Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng - quá nhỏ bé so với doanh nghiệp các nước trên thế giới và so với nhu cầu thực tế.
Thêm nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn lại đang sử dụng những công nghệ, hệ thống máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm chỉ đạt 5-7% (trong khi cả thế giới là 20%).
Đồng tình với nhận định này, Phó trưởng Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Thế Xường cho biết: "Hiện nay, nhà xưởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông, lâm sản của Việt Nam còn sơ sài và tạm bợ, số nhà xưởng kiên cố chỉ chiếm khoảng 30%. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn áp dụng các công nghệ cũ, tỷ lệ cơ giới hoá chỉ chiếm trên 10%, số còn lại là sử dụng các trang thiết bị thủ công bán cơ giới. Hầu như không có một doanh nghiệp nào áp dụng các trang thiết bị tự động hoá.
Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị trường, thông tin thấp". Thị trường của các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn chủ yếu là thị trường trong nước (chiếm tới 94%) trong khi tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm 6%. Bên cạnh đó, những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, vốn tín dụng, thuế, thủ tục hành chính... khiến khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa bao giờ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cũng thừa nhận một thực tế là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Ông Tần dẫn ra một số liệu thống kê là trong 10 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp nói chung của cả nước bình quân 25-26%, nhưng tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp lại rất thấp, khoảng 2%/năm, tức là thấp hơn 10 lần.
Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, do đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp rủi ro nhiều, trong khi hiệu quả đem lại rất thấp, nên nhiều người còn e dè, chưa tham gia. Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh doanh khác lại hấp dẫn và đem lại nhiều hiệu quả kinh doanh hơn, nên số các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn càng ít.
"Cú hích" nào cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn?
Theo các chuyên gia, lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn chỉ là 35 triệu đồng, ở các công ty TNHH là 45 triệu đồng trong khi lượng vốn để tạo ra một chỗ làm tại khu vực doanh nghiệp nhà nước lên tới 87,5 triệu đồng. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực này rất hiệu quả.
Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư, yêu cầu đào tạo nguồn lực, ban hành các chính sách hỗ trợ ưu đãi để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nông nghiệp đang được đặt ra ngày càng bức thiết.
Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn Đặng Kim Sơn cho rằng vai trò của chính quyền địa phương trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn đang trở nên rất quan trọng. Bởi đây chính là nơi triển khai tất cả những chính sách về đào tạo nguồn lực, thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực... hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Theo nhận định của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản từ nay đến cuối năm và trong năm 2008 rất thuận lợi vì giá cả và nhu cầu sử dụng nông sản trên thế giới đều có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện rất rõ ở các sản phẩm nông sản chiến lược của Việt Nam.
Ví dụ, hiện giá gạo của Việt Nam tương đương Thái Lan, thậm chí có chủng loại gạo của Việt Nam giá cao hơn Thái Lan và lượng gạo từ nay xuất khẩu tới cuối năm cung không đủ cầu. Mặt hàng cà phê cũng tương tự, năm nay cà phê có thể đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD, giá cà phê hiện nay mặc dù chúng ta chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch nhưng giá cà phê vẫn không giảm và có xu hướng tăng lên, đặc biệt thị trường cà phê của Brazil năm nay mất mùa.
Dự báo năm 2008, cả gạo và cà phê đều có thị trường rộng lớn và có khả năng được giá rất cao. Đối với cao su cũng thế, một vài tháng trước, giá cao su có chững lại, nhưng hiện nay, giá đang tăng cao và theo dự báo giá cao su cũng sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, các sản phẩm khác như: hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm thuỷ sản... cũng có những điều kiện thuận lợi để xuất khẩu từ nay đến cuối năm cũng như xuất khẩu cho những năm tới.
Quy mô huy động vốn của khối doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn này đã đạt gần 30 tỷ USD, sử dụng gần 3 triệu lao động, tạo 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn (tương đương 26% lao động cả nước); đóng góp 49% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ đạt khoảng 2%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp bình quân chung của cả nước là 20 - 25%/năm. Bình quân khoảng 57.000 người dân sống ở khu vực nông thôn mới có 1 doanh nghiệp nông nghiệp, trong khi trên cả nước cứ trên 700 người đã có 1 doanh nghiệp. Hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp là thiếu các cơ hội đầu tư, kinh doanh, môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi hầu như không có hoặc rất khó triển khai, áp dụng.
Những vấn đề trên đã được thảo luận tại hội thảo "Nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp nhỏ và vừa) trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản giữa các thành viên APEC" tổ chức trong 2 ngày 16-17/10.
Quy mô nhỏ hạn chế phát triển
Nếu chỉ nhìn vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, cả nước hiện có khoảng 1.100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp mới chỉ bằng xấp xỉ 1% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Còn xét về mức vốn, hiện có khoảng 60% số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp của Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng - quá nhỏ bé so với doanh nghiệp các nước trên thế giới và so với nhu cầu thực tế.
Thêm nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn lại đang sử dụng những công nghệ, hệ thống máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm chỉ đạt 5-7% (trong khi cả thế giới là 20%).
Đồng tình với nhận định này, Phó trưởng Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Thế Xường cho biết: "Hiện nay, nhà xưởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông, lâm sản của Việt Nam còn sơ sài và tạm bợ, số nhà xưởng kiên cố chỉ chiếm khoảng 30%. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn áp dụng các công nghệ cũ, tỷ lệ cơ giới hoá chỉ chiếm trên 10%, số còn lại là sử dụng các trang thiết bị thủ công bán cơ giới. Hầu như không có một doanh nghiệp nào áp dụng các trang thiết bị tự động hoá.
Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị trường, thông tin thấp". Thị trường của các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn chủ yếu là thị trường trong nước (chiếm tới 94%) trong khi tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm 6%. Bên cạnh đó, những khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, vốn tín dụng, thuế, thủ tục hành chính... khiến khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa bao giờ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cũng thừa nhận một thực tế là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Ông Tần dẫn ra một số liệu thống kê là trong 10 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp nói chung của cả nước bình quân 25-26%, nhưng tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp lại rất thấp, khoảng 2%/năm, tức là thấp hơn 10 lần.
Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, do đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp rủi ro nhiều, trong khi hiệu quả đem lại rất thấp, nên nhiều người còn e dè, chưa tham gia. Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh doanh khác lại hấp dẫn và đem lại nhiều hiệu quả kinh doanh hơn, nên số các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn càng ít.
"Cú hích" nào cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nông thôn?
Theo các chuyên gia, lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn chỉ là 35 triệu đồng, ở các công ty TNHH là 45 triệu đồng trong khi lượng vốn để tạo ra một chỗ làm tại khu vực doanh nghiệp nhà nước lên tới 87,5 triệu đồng. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực này rất hiệu quả.
Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư, yêu cầu đào tạo nguồn lực, ban hành các chính sách hỗ trợ ưu đãi để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nông nghiệp đang được đặt ra ngày càng bức thiết.
Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn Đặng Kim Sơn cho rằng vai trò của chính quyền địa phương trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn đang trở nên rất quan trọng. Bởi đây chính là nơi triển khai tất cả những chính sách về đào tạo nguồn lực, thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực... hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp.
Theo nhận định của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản từ nay đến cuối năm và trong năm 2008 rất thuận lợi vì giá cả và nhu cầu sử dụng nông sản trên thế giới đều có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện rất rõ ở các sản phẩm nông sản chiến lược của Việt Nam.
Ví dụ, hiện giá gạo của Việt Nam tương đương Thái Lan, thậm chí có chủng loại gạo của Việt Nam giá cao hơn Thái Lan và lượng gạo từ nay xuất khẩu tới cuối năm cung không đủ cầu. Mặt hàng cà phê cũng tương tự, năm nay cà phê có thể đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD, giá cà phê hiện nay mặc dù chúng ta chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch nhưng giá cà phê vẫn không giảm và có xu hướng tăng lên, đặc biệt thị trường cà phê của Brazil năm nay mất mùa.
Dự báo năm 2008, cả gạo và cà phê đều có thị trường rộng lớn và có khả năng được giá rất cao. Đối với cao su cũng thế, một vài tháng trước, giá cao su có chững lại, nhưng hiện nay, giá đang tăng cao và theo dự báo giá cao su cũng sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, các sản phẩm khác như: hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm thuỷ sản... cũng có những điều kiện thuận lợi để xuất khẩu từ nay đến cuối năm cũng như xuất khẩu cho những năm tới.