18:26 15/12/2014

Kế hoạch 4 điểm cho ngành lúa gạo Việt Nam

Hải Sơn

Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng hàng năm về số lượng nhưng chưa có sự gia tăng giá trị xuất khẩu

Ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phát biểu khai mạc tại Hội thảo<br>
Ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phát biểu khai mạc tại Hội thảo<br>
Hội thảo “Tương lai cho ngành lúa gạo Việt Nam” vừa qua được tổ chức tại Cần Thơ đã chỉ ra thực trạng của ngành lúa gạo Việt Nam và cũng là trăn trở của các doanh nghiệp trong ngành về một chiến lược đúng đắn và một kế hoạch hành động cụ thể.

Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo Việt Nam tăng hàng năm về số lượng nhưng chưa có sự gia tăng giá trị xuất khẩu cộng thêm tương ứng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân khi họ vẫn phải chịu thu nhập thấp, không thể tái đầu tư.

Kéo theo đó là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu và cả nền kinh tế.

Chính vì thế, tại hội thảo lần này, Bayer CropScience đã có bài tham luận về chủ đề “Làm cách nào để nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân thông qua việc chuyển giao các giống lúa mới và ứng dụng giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác”.
 
Trước thực trạng nông dân không thể tái đầu tư vào công nghệ sản xuất, hạt giống và các sản phẩm bảo vệ mùa màng vốn có thể giúp họ tăng năng suất cùng với việc sản xuất chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ và chi phí đầu vào cao, các đối tác then chốt và đại biểu tham dự hội thảo đều nhất trí sự cấp bách trong việc tìm kiếm giải pháp mang tính công nghệ nhằm giúp nông dân tăng năng suất và lợi nhuận.

Điều này cũng góp phần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng.

Hội thảo lúa gạo năm nay đã nhận định sự phát triển của ngành sản xuất lúa gạo phụ thuộc rất nhiều vào các giải pháp cải tiến từ quy mô sản xuất, chọn giống, quy trình kỹ thuật tiên tiến, hình thành các nhà máy chế biến nông sản và chính sách dự trữ quốc gia rõ ràng, nhằm tác động đến việc giảm chi phí sản xuất và tăng giá xuất khẩu.
 
Trong khuôn khổ hội thảo, Bayer CropScience Việt Nam đã cập nhật một kế hoạch gồm bốn điểm - đã được triển khai từ năm 2013 - nhằm phát triển ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam.

Kế hoạch 4 điểm cho ngành lúa gạo Việt Nam 1

Ông Torsten Velden, Giám đốc nhánh Bayer Cropcience Việt Nam

Kế hoạch này bao gồm: (1) đi đầu trong phát minh cải tiến để giải quyết những thách thức chính trong canh tác lúa thông qua những giải pháp mới và hiện đại; (2) nâng cao năng lực cho nhà nông bằng cách cung cấp cho họ các công cụ, kỹ thuật và đào tạo; (3) nâng cao năng suất nông nghiệp theo cách phát triển bền vững và thân thiện với môi trường; (4) và mở rộng quan hệ đối tác trên toàn chuỗi giá trị lúa gạo, giữa khối nhà nước và khối tư nhân.

Nhằm giới thiệu công nghệ và máy móc xử lý hạt giống hiện đại, cung cấp hệ thống tổng hợp trong ứng dụng hạt giống, giúp giảm thiểu ảnh hưởng của côn trùng và bệnh hại cũng như giảm thiểu việc sử dụng và thao tác với hóa chất, Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đã được xây dựng tại Cần Thơ năm 2013.

Với mục tiêu tăng kiến thức và nhận biết của nông dân và các bên liên quan về công nghệ xử lý hạt giống, Bayer CropScience cũng hợp tác với Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL để chuyển giao công nghệ này đến thị trường và bà con nông dân.

Chuỗi giá trị lúa gạo (RVC) cũng là một dự án được Bayer CropScience thực hiện năm 2013, giúp giảm chi phí đầu vào trung bình 9%, tăng sản lượng 6%, từ đó tăng gần 30% lợi nhuận.

Trong đó, quan hệ hợp tác với hai công ty xuất khẩu và chế biến gạo lớn là Gentraco và Trung An đã thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo chất lượng cao, chuyển giao những kết quả thực tiễn tốt nhất và nhân rộng các trường hợp thành công đã được triển khai.

Hội thảo cũng chỉ ra nhu cầu hợp tác chặt chẽ trong chuỗi giá trị trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. Bằng cách liên kết các hộ nông dân nhỏ với các đối tác chuỗi giá trị như các công ty sản xuất và chế biến gạo, các doanh nghiệp phân phối và bán lẻ, cũng như các công ty chế biến thực phẩm toàn cầu, Bayer đã giúp nhà nông đảm bảo được doanh thu trong mỗi mùa vụ với giá cả nông sản ở mức phù hợp.

Đồng thời, nông dân cũng đang được tiếp cận với các công cụ, kỹ thuật và các khóa huấn luyện cần thiết để giúp họ tăng năng suất và sản lượng.

Để đảm bảo quá trình thực hiện an ninh lương thực và tăng trưởng nông nghiệp bền vững trong thực tế khó khăn của nền nông nghiệp nước nhà, các đối tác then chốt và đại biểu tham dự đều nhất trí sự cấp bách của việc đẩy mạnh thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam, cùng việc tìm kiếm giải pháp mang tính công nghệ nhằm giúp nông dân tăng năng suất và lợi nhuận, tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân.