Khu công nghiệp khát lao động
Bài toán lao động đang đặc biệt làm đau đầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hiện nay, tại các khu công nghiệp trên địa bàn Tây Ninh có gần 22.500 lao động đang làm việc trong các xí nghiệp, công ty.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp Tây Ninh, từ nay đến cuối năm 2007, các khu công nghiệp còn cần khoảng 6.000 công nhân nữa và sẽ còn cao hơn nhiều trong năm tới. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, số lượng công nhân vào làm việc ở các khu công nghiệp vẫn chỉ “nhỏ giọt”.
Bài toán này đặc biệt làm đau đầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Công ty S.H - doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc chuyên sản xuất găng tay, bóng chày xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trong 3 năm hoạt động tại khu công nghiệp Trảng Bàng chưa bao giờ tuyển đủ số công nhân theo nhu cầu. Cho dù các chế độ về BHYT, BHXH, tiền thưởng, tiền tăng ca... cũng đã được S.H thực hiện nghiêm chỉnh. Môi trường lao động của công nhân như điều kiện vệ sinh, an toàn lao động... cũng được doanh nghiệp này quan tâm.
Hiện mức lương khởi điểm (lương học việc) của công nhân lao động tại Công ty S.H là 710.000 đồng/tháng. Sau 30 ngày, công nhân sẽ được ký hợp đồng lao động với mức lương từ 760.000 đến 810.000 đồng/tháng. Ngoài lương, công nhân còn được hỗ trợ tiền xăng 50.000 đồng/tháng; tiền kỹ thuật từ 70.000 đến 100.000 đồng/tháng; tiền cơm trưa mỗi suất 4.200 đồng/ngày/người. Công ty S.H rất muốn đầu tư, phát triển cơ sở sản xuất nhưng chủ doanh nghiệp đành phải chờ, không dám liều lĩnh đầu tư thêm vì thiếu công nhân.
Còn Công ty S.W, một doanh nghiệp sản xuất túi đựng dụng cụ thể thao hoạt động mới hơn 4 tháng. Doanh nghiệp có môi trường lao động tốt, thực hiện đúng và đủ các chính sách đối với công nhân theo quy định của pháp luật. Thế nhưng theo đại diện của Công ty thì hiện S.W lại đang thiếu khoảng 150 công nhân, gần một phần ba so với nhu cầu.
Theo ông Nguyễn Đức Sử, Trưởng phòng hành chính Công ty I.C, Công ty dự định đầu tư khoảng 6 triệu USD và khu công nghiệp, hiện đã triển khai thực hiện khoảng hơn 2 triệu USD. Công ty dự định sẽ mở rộng cơ sở sản xuất thêm 1 ha nữa nhưng chắc còn phải chờ một thời gian bởi tuyển công nhân khó quá. Nhiều công nhân đã đến I.C nhưng chỉ làm một thời gian ngắn rồi bỏ ngang, gây nhiều khó khăn cho Công ty từ việc đào tạo nghề cho đến sản xuất, kinh doanh...
Trước mắt, để tránh tình trạng “xưởng không, máy trống” ở nơi sản xuất, các doanh nghiệp phải tự mình bươn trải trong “cuộc chiến” thu hút công nhân bằng việc cải thiện đáng kể môi trường lao động, tăng cường các chế độ đãi ngộ cho công nhân làm việc thâm niên.
Tuy nhiên, theo Ban quản lý các khu công nghiệp Tây Ninh thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần có sự điểu chỉnh và chấp hành Luật lao động. Thông thường các doanh nghiệp thường bắt công nhân phải làm thêm giờ quá mức cho phép. Đơn cử như các doanh nghiệp gia công hàng dệt may thường bắt công nhân làm việc hơn 300 giờ/năm. Cùng đó, chưa trả lương, trả thưởng đúng quy định; không quan tâm đúng mức công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, không cấp sổ lao động cho công nhân...
Đánh giá về tình hình lao động khu công nghiệp tại Tây Ninh, ông Phạm Đình Quý Thu, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh cho biết, cần rất nhiều giải pháp đồng bộ. khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của Tây Ninh và được quy hoạch với diện tích 1.750 ha, trong đó có 760 ha đất công nghiệp , được chia thành 5 cụm; hiện đã triển khai 3 cụm với tổng diện tích 403,5 ha (kể cả khu công nghiệp và chế xuất Linh Trung III).
Với dân số hơn 1 triệu người tiềm năng lao động của tỉnh Tây Ninh còn dồi dào nhưng do thiếu các cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn, khu công nghiệp Trảng Bàng hiện cũng lâm vào tình trạng thiếu lao động có tay nghề và lao động trình độ cao đẳng, đại học.
Hiện các doanh nghiệp vẫn phải tự đào tạo lao động trên chính dây chuyền của mình và đội ngũ nhân viên văn phòng vẫn phải tuyển từ thành phố Hồ Chí Minh lên với chi phí cao hơn. Các cơ sở dạy nghề thiếu máy móc thiết bị và đa số thiết bị là lạc hậu không phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác đầu tư và kinh tế đối ngoại thiếu và trong bối cảnh nước ta đang hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, việc tái đào tạo công chức chưa được quan tâm đúng mức.
Vấn đề nhà ở cho công nhân hiện đang là vấn đề bức xúc. Để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho khu công nghiệp, cần phải giải quyết đồng thời 3 yếu tố là thông tin về việc làm, chỗ ở cho người lao động và mặt bằng tại khu công nghiệp. Đời sống tinh thần nghèo nàn cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu lao động ở các khu công nghiệp.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp Tây Ninh, từ nay đến cuối năm 2007, các khu công nghiệp còn cần khoảng 6.000 công nhân nữa và sẽ còn cao hơn nhiều trong năm tới. Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, số lượng công nhân vào làm việc ở các khu công nghiệp vẫn chỉ “nhỏ giọt”.
Bài toán này đặc biệt làm đau đầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Công ty S.H - doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc chuyên sản xuất găng tay, bóng chày xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trong 3 năm hoạt động tại khu công nghiệp Trảng Bàng chưa bao giờ tuyển đủ số công nhân theo nhu cầu. Cho dù các chế độ về BHYT, BHXH, tiền thưởng, tiền tăng ca... cũng đã được S.H thực hiện nghiêm chỉnh. Môi trường lao động của công nhân như điều kiện vệ sinh, an toàn lao động... cũng được doanh nghiệp này quan tâm.
Hiện mức lương khởi điểm (lương học việc) của công nhân lao động tại Công ty S.H là 710.000 đồng/tháng. Sau 30 ngày, công nhân sẽ được ký hợp đồng lao động với mức lương từ 760.000 đến 810.000 đồng/tháng. Ngoài lương, công nhân còn được hỗ trợ tiền xăng 50.000 đồng/tháng; tiền kỹ thuật từ 70.000 đến 100.000 đồng/tháng; tiền cơm trưa mỗi suất 4.200 đồng/ngày/người. Công ty S.H rất muốn đầu tư, phát triển cơ sở sản xuất nhưng chủ doanh nghiệp đành phải chờ, không dám liều lĩnh đầu tư thêm vì thiếu công nhân.
Còn Công ty S.W, một doanh nghiệp sản xuất túi đựng dụng cụ thể thao hoạt động mới hơn 4 tháng. Doanh nghiệp có môi trường lao động tốt, thực hiện đúng và đủ các chính sách đối với công nhân theo quy định của pháp luật. Thế nhưng theo đại diện của Công ty thì hiện S.W lại đang thiếu khoảng 150 công nhân, gần một phần ba so với nhu cầu.
Theo ông Nguyễn Đức Sử, Trưởng phòng hành chính Công ty I.C, Công ty dự định đầu tư khoảng 6 triệu USD và khu công nghiệp, hiện đã triển khai thực hiện khoảng hơn 2 triệu USD. Công ty dự định sẽ mở rộng cơ sở sản xuất thêm 1 ha nữa nhưng chắc còn phải chờ một thời gian bởi tuyển công nhân khó quá. Nhiều công nhân đã đến I.C nhưng chỉ làm một thời gian ngắn rồi bỏ ngang, gây nhiều khó khăn cho Công ty từ việc đào tạo nghề cho đến sản xuất, kinh doanh...
Trước mắt, để tránh tình trạng “xưởng không, máy trống” ở nơi sản xuất, các doanh nghiệp phải tự mình bươn trải trong “cuộc chiến” thu hút công nhân bằng việc cải thiện đáng kể môi trường lao động, tăng cường các chế độ đãi ngộ cho công nhân làm việc thâm niên.
Tuy nhiên, theo Ban quản lý các khu công nghiệp Tây Ninh thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần có sự điểu chỉnh và chấp hành Luật lao động. Thông thường các doanh nghiệp thường bắt công nhân phải làm thêm giờ quá mức cho phép. Đơn cử như các doanh nghiệp gia công hàng dệt may thường bắt công nhân làm việc hơn 300 giờ/năm. Cùng đó, chưa trả lương, trả thưởng đúng quy định; không quan tâm đúng mức công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, không cấp sổ lao động cho công nhân...
Đánh giá về tình hình lao động khu công nghiệp tại Tây Ninh, ông Phạm Đình Quý Thu, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh cho biết, cần rất nhiều giải pháp đồng bộ. khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của Tây Ninh và được quy hoạch với diện tích 1.750 ha, trong đó có 760 ha đất công nghiệp , được chia thành 5 cụm; hiện đã triển khai 3 cụm với tổng diện tích 403,5 ha (kể cả khu công nghiệp và chế xuất Linh Trung III).
Với dân số hơn 1 triệu người tiềm năng lao động của tỉnh Tây Ninh còn dồi dào nhưng do thiếu các cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn, khu công nghiệp Trảng Bàng hiện cũng lâm vào tình trạng thiếu lao động có tay nghề và lao động trình độ cao đẳng, đại học.
Hiện các doanh nghiệp vẫn phải tự đào tạo lao động trên chính dây chuyền của mình và đội ngũ nhân viên văn phòng vẫn phải tuyển từ thành phố Hồ Chí Minh lên với chi phí cao hơn. Các cơ sở dạy nghề thiếu máy móc thiết bị và đa số thiết bị là lạc hậu không phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác đầu tư và kinh tế đối ngoại thiếu và trong bối cảnh nước ta đang hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, việc tái đào tạo công chức chưa được quan tâm đúng mức.
Vấn đề nhà ở cho công nhân hiện đang là vấn đề bức xúc. Để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho khu công nghiệp, cần phải giải quyết đồng thời 3 yếu tố là thông tin về việc làm, chỗ ở cho người lao động và mặt bằng tại khu công nghiệp. Đời sống tinh thần nghèo nàn cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu lao động ở các khu công nghiệp.