Kinh tế 24h qua: Trung Quốc vẫn “chiếu trên”
Bất kể GDP quý 3 của Nhật Bản cao hơn dự báo, thì cũng chưa thể giành lại ngôi vị á quân kinh tế thế giới từ tay Trung Quốc
Bất kể GDP quý 3 của Nhật Bản tăng trưởng cao hơn dự báo, thì cũng chưa thể vượt qua Trung Quốc giành lại ngôi vị á quân kinh tế thế giới.
Quý 3/2010, GDP của Nhật Bản tăng 3,9%, tương đương mức 1.372 tỷ USD, vượt xa mức dự báo 2,5% của các chuyên gia kinh tế trong cuộc điều tra của Dow Jones Newswires.
Tuy nhiên, con số công bố tuần trước của Cơ quan thống kê Trung Quốc cho thấy, GDP quý 3 của nước này ở mức 1.415 tỷ USD. Theo đó, đây là quý thứ 2 liên tiếp, Trung Quốc đứng trên Nhật Bản.
Tổ chức Conference Board’s nhận định, kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng ổn định đến đầu năm 2011. Chỉ số triển vọng kinh tế Trung Quốc trong tháng 9 chứng kiến tăng tháng thứ 5 liên tiếp, thêm 0,6% lên 150,8 điểm. Tháng 8, chỉ số này tăng 0,7%.
Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong tháng 10 đã tăng tốc tháng thứ ba liên tục. Điều này đánh dấu niềm tin của giới đầu tư quốc tế đối với triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Phát biểu tại Bắc Kinh hôm qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, FDI quý 3 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 7,66 tỷ USD, sau khi đạt mức tăng 6,1% trong tháng 9. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp kinh tế Trung Quốc ghi nhận FDI tăng.
Ngoài yếu tố lợi nhuận, sự tăng trưởng GDP hàng năm mạnh mẽ, thì sự kỳ vọng đồng Nhân dân tệ tăng giá cũng là một nguyên nhân khiến Trung Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.
Tính từ giữa tháng 6 tới nay, đồng Nhân dân tệ đã tăng 2,8% so với USD. Hôm 11/11, đồng tiền này đã tăng lên mức 6,6173 Nhân dân tệ/USD, cao nhất kể từ năm 1993. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ hôm 16/11 đã giảm so với USD, với mỗi USD đổi được 6,6441 Nhân dân tệ.
Không chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, nhiều nền kinh tế khác ở châu Á cũng đạt mức tăng trưởng khả quan trong quý 3 vừa qua. Tuy nhiên, ngân hàng HSBC cảnh báo, kinh tế châu Á cần thận trọng với các rủi ro, bao gồm lãi suất cao tại các nền kinh tế phát triển và sự giảm tốc của hoạt động xuất khẩu.
Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á thuộc HSBC cho rằng, gần đây, châu Á đã tiếp nhận dòng tiền khổng lồ, do các nhà đầu tư kỳ vọng thu lợi nhuận hấp dẫn hơn các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu. Theo ông, dòng tiền này sẽ kéo theo lãi suất cao hơn, và đồng USD cũng trở nên mạnh hơn.
HSBC cũng cảnh báo châu Á tiếp tục được lợi nhờ tăng trưởng xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ nội địa, nhưng nhiều khả năng hoạt động xuất khẩu sẽ giảm sút vào năm 2011, và do vậy, các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn về triển vọng kinh tế của khu vực này.
Một nguy cơ nữa đó là lạm phát gia tăng, đặc biệt là sau khi Mỹ tăng cường áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ, gây biến động tỷ giá, và làm giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa của các nước châu Á.
Giá cả leo thang cũng là vấn đề mà khu vực châu Á phải lưu tâm, buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ, theo đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã tăng lãi suất cơ bản lên 2,5% trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ lạm phát. BOK nhấn mạnh, ủy ban chính sách tiền tệ của định chế này sẽ kiểm soát chính sách tiền tệ như một biện pháp ổn định giá cả, trong khi vẫn duy trì được tăng trưởng vững mạnh.
Theo Thống đốc BOK Kim Choong-soo, các thành viên của ủy ban đều nhất trí tăng tỷ lệ lãi suất này, vốn duy trì ở mức 2,25% suốt từ tháng 7.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở 64 nước thu nhập thấp thuộc Tiểu sa mạc Sahara (châu Phi), Trung Đông, châu Âu, châu Á, Mỹ Latin và Caribean, thu nhập bình quân theo đầu người tại 2/3 trong số này vẫn tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với các nước giàu hơn.
Stefania Fabrizio, trưởng nhóm khảo sát, nhận định kết quả tích cực của các nước thu nhập thấp sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua là nhờ chính sách tài chính hợp lý, giúp họ duy trì lạm phát thấp, thâm hụt tài khoản vãng lai và tài chính đều được quản lý tốt, dự trữ ngoại tệ cao và nợ thấp hơn các cuộc khủng hoảng trước đây.
Những lợi thế này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước thu nhập thấp ổn định tài chính và tăng chi tiêu trong khủng hoảng. Bên cạnh đó, chính sách tài chính tốt cũng giúp họ giữ vững được khoản chi quan trọng, chủ yếu dành cho lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng.
Theo IMF, kinh tế của các nước thu nhập thấp phục hồi nhanh, một phần nhờ sự khởi sắc của kinh tế toàn cầu. Song, các quốc gia này vẫn đang đối mặt với thách thức khôi phục không gian tài chính, tái thiết quỹ dự trữ, nhưng không được giảm nhu cầu tăng chi tiêu, để thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Cuộc khảo sát của IMF cho thấy, khoảng 50% trong số 64 nước được khảo sát có thể vượt qua được một cơn sốc kinh tế khác mà không cần hạn chế việc tăng chi tiêu hoặc chỉ phải điều chỉnh rất ít.
Quý 3/2010, GDP của Nhật Bản tăng 3,9%, tương đương mức 1.372 tỷ USD, vượt xa mức dự báo 2,5% của các chuyên gia kinh tế trong cuộc điều tra của Dow Jones Newswires.
Tuy nhiên, con số công bố tuần trước của Cơ quan thống kê Trung Quốc cho thấy, GDP quý 3 của nước này ở mức 1.415 tỷ USD. Theo đó, đây là quý thứ 2 liên tiếp, Trung Quốc đứng trên Nhật Bản.
Tổ chức Conference Board’s nhận định, kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng ổn định đến đầu năm 2011. Chỉ số triển vọng kinh tế Trung Quốc trong tháng 9 chứng kiến tăng tháng thứ 5 liên tiếp, thêm 0,6% lên 150,8 điểm. Tháng 8, chỉ số này tăng 0,7%.
Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong tháng 10 đã tăng tốc tháng thứ ba liên tục. Điều này đánh dấu niềm tin của giới đầu tư quốc tế đối với triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Phát biểu tại Bắc Kinh hôm qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, FDI quý 3 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 7,66 tỷ USD, sau khi đạt mức tăng 6,1% trong tháng 9. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp kinh tế Trung Quốc ghi nhận FDI tăng.
Ngoài yếu tố lợi nhuận, sự tăng trưởng GDP hàng năm mạnh mẽ, thì sự kỳ vọng đồng Nhân dân tệ tăng giá cũng là một nguyên nhân khiến Trung Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.
Tính từ giữa tháng 6 tới nay, đồng Nhân dân tệ đã tăng 2,8% so với USD. Hôm 11/11, đồng tiền này đã tăng lên mức 6,6173 Nhân dân tệ/USD, cao nhất kể từ năm 1993. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ hôm 16/11 đã giảm so với USD, với mỗi USD đổi được 6,6441 Nhân dân tệ.
Không chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, nhiều nền kinh tế khác ở châu Á cũng đạt mức tăng trưởng khả quan trong quý 3 vừa qua. Tuy nhiên, ngân hàng HSBC cảnh báo, kinh tế châu Á cần thận trọng với các rủi ro, bao gồm lãi suất cao tại các nền kinh tế phát triển và sự giảm tốc của hoạt động xuất khẩu.
Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á thuộc HSBC cho rằng, gần đây, châu Á đã tiếp nhận dòng tiền khổng lồ, do các nhà đầu tư kỳ vọng thu lợi nhuận hấp dẫn hơn các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu. Theo ông, dòng tiền này sẽ kéo theo lãi suất cao hơn, và đồng USD cũng trở nên mạnh hơn.
HSBC cũng cảnh báo châu Á tiếp tục được lợi nhờ tăng trưởng xuất khẩu và nhu cầu tiêu thụ nội địa, nhưng nhiều khả năng hoạt động xuất khẩu sẽ giảm sút vào năm 2011, và do vậy, các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn về triển vọng kinh tế của khu vực này.
Một nguy cơ nữa đó là lạm phát gia tăng, đặc biệt là sau khi Mỹ tăng cường áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ, gây biến động tỷ giá, và làm giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa của các nước châu Á.
Giá cả leo thang cũng là vấn đề mà khu vực châu Á phải lưu tâm, buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ, theo đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã tăng lãi suất cơ bản lên 2,5% trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ lạm phát. BOK nhấn mạnh, ủy ban chính sách tiền tệ của định chế này sẽ kiểm soát chính sách tiền tệ như một biện pháp ổn định giá cả, trong khi vẫn duy trì được tăng trưởng vững mạnh.
Theo Thống đốc BOK Kim Choong-soo, các thành viên của ủy ban đều nhất trí tăng tỷ lệ lãi suất này, vốn duy trì ở mức 2,25% suốt từ tháng 7.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở 64 nước thu nhập thấp thuộc Tiểu sa mạc Sahara (châu Phi), Trung Đông, châu Âu, châu Á, Mỹ Latin và Caribean, thu nhập bình quân theo đầu người tại 2/3 trong số này vẫn tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với các nước giàu hơn.
Stefania Fabrizio, trưởng nhóm khảo sát, nhận định kết quả tích cực của các nước thu nhập thấp sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua là nhờ chính sách tài chính hợp lý, giúp họ duy trì lạm phát thấp, thâm hụt tài khoản vãng lai và tài chính đều được quản lý tốt, dự trữ ngoại tệ cao và nợ thấp hơn các cuộc khủng hoảng trước đây.
Những lợi thế này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước thu nhập thấp ổn định tài chính và tăng chi tiêu trong khủng hoảng. Bên cạnh đó, chính sách tài chính tốt cũng giúp họ giữ vững được khoản chi quan trọng, chủ yếu dành cho lĩnh vực xã hội và cơ sở hạ tầng.
Theo IMF, kinh tế của các nước thu nhập thấp phục hồi nhanh, một phần nhờ sự khởi sắc của kinh tế toàn cầu. Song, các quốc gia này vẫn đang đối mặt với thách thức khôi phục không gian tài chính, tái thiết quỹ dự trữ, nhưng không được giảm nhu cầu tăng chi tiêu, để thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Cuộc khảo sát của IMF cho thấy, khoảng 50% trong số 64 nước được khảo sát có thể vượt qua được một cơn sốc kinh tế khác mà không cần hạn chế việc tăng chi tiêu hoặc chỉ phải điều chỉnh rất ít.