Lối thoát cho ngành cà phê
Tiêu thụ cà phê đang lâm vào tình thế nguy cấp, không chỉ đình trệ xuất khẩu mà còn nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ
Chỉ trong 6 tháng qua, giá cà phê đã giảm 1/3, mất hơn 15 nghìn đồng/kg. Tiêu thụ cà phê đang lâm vào tình thế nguy cấp, không chỉ đình trệ xuất khẩu mà còn nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ.
Xuất khẩu cà phê niên vụ 2012/2013 giảm 8,72% về lượng và giảm 11,66% về giá trị kim ngạch so với niên vụ 2011/2012. Từ đầu năm đến nay, giá cà phê Robusta xuất khẩu giảm 24% và là năm thứ ba sụt giảm liên tiếp. Bước vào niên vụ mới 2013/2014, giá cá phê nội địa đã rơi từ hơn 40 nghìn đồng/kg xuống dưới 30 nghìn đồng/kg, thấp nhất trong 3 năm qua khiến nông dân trồng cà phê lỗ nặng.
Lệ thuộc xuất khẩu sản phẩm thô
Nhiều nguyên nhân khiến tiêu thụ cà phê lao đao, nhưng đáng bàn nhất là quá lệ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm thô, chấp lượng kém nên thường xuyên bị đối tác ép giá.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ cà phê nhân xuất khẩu hiện chiếm 90% tổng sản lượng cà phê hàng năm. Đến nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân. Trong đó, 69 cơ sở ở Tây Nguyên với tổng công suất thiết kế 1.210,5 tấn sản phẩm/năm, nhưng công suất thực tế chỉ đạt 53,94% tổng công suất thiết kế.
Vùng Đông Nam Bộ có 21 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 277 nghìn tấn sản phẩm/năm, công suất thực tế đạt 63,75%. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân chưa đầu tư liên kết với vùng nguyên liệu, chủ yếu thu mua thông qua trung gian. Chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp áp dụng TCVN4193:2005, do vậy cà phê xuất khẩu chủ yếu ở dạng R2, chiếm từ 45-90% tùy đơn vị xuất khẩu.
Cà phê chế biến sâu mới chiếm gần 10% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Cả nước hiện có 160 cơ sở chế biến cà phê bột với tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn/năm, nhưng công suất thực tế chỉ 26,1 nghìn tấn/năm. Số lượng cơ sở chế biến bột công suất nhỏ hơn 50 tấn sản phẩm/năm có 101 doanh nghiệp, quản lý chất lượng còn hạn chế, chưa kiểm soát được hương liệu và vật liệu.
Cả nước chỉ có 6 cơ sở sản xuất loại cà phê 3 trong 1 với tổng công suất thiết kế 68,8 nghìn tấn sản phẩm/năm. Sản xuất cà phê hòa tan mới có 5 cơ sở với tổng công suất thiết kế 12,1 nghìn tấn sản phẩm/năm; công suất thực tế 11,8 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, cà phê hòa tan của nước ta mới chỉ xuất khẩu sang 25 thị trường, cà phê rang xay xuất sang 6 thị trường và cà phê chế biến khác mới xuất khẩu sang 16 thị trường.
Cà phê chế biến sâu chất lượng chưa cao, vướng rào cản về thuế và an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu nên khó cạnh tranh với các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới. Một số doanh nghiệp vay vốn lãi suất cao song kinh doanh kém hiệu quả, nợ ngân hàng không trả được, tài khoản doanh nghiệp bị ngân hàng phong tỏa, dẫn tới thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện tổng dư nợ của ngành cà phê là 28.800 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp nợ 10.076 tỷ đồng.
Đầu tư chế biến và phát triển hệ thống thương mại
Để cứu ngành cà phê, Ban điều phối ngành hàng cà phê vừa đi vào hoạt động từ tháng 8/2013 đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu xây dựng ngành cà phê đồng bộ, hiện đại và bền vững.
Cụ thể, tổng diện tích trồng cà phê đạt 600 nghìn ha, cho sản lượng 1,6 triệu tấn/năm; giá trị sản lượng trên mỗi ha trồng cà phê phải đạt 120 triệu đồng/năm; tỷ lệ cà phê nhân được chế biến qui mô công nghiệp đạt 40% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020 trong tổng sản lượng hàng năm.
Một trụ cột quan trọng của đề án là thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê. Phấn đấu tổng sản lượng cà phê nhân nguyên liệu sử dụng cho chế biến sâu đạt 160 nghìn tấn vào năm 2015 và 200 nghìn tấn vào năm 2020. Từng bước thay thế các dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến lạc hậu. Đầu tư đồng bộ các cơ sở tái chế, phân loại cà phê nhân xuất khẩu bằng hệ thống dây chuyền hiện đại, tự động hóa sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm.
Đến năm 2015, 100% cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị đồng thời mời gọi đầu tư xây dựng các nhà máy công nghiệp chế biến cà phê hòa tan công suất lớn với dây chuyền, thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam cũng đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại; tiến hành xây dựng Đề án phát triển hệ thống thương mại cà phê nước ta, đảm bảo thích ứng với quá trình mua, bán, ký gửi. Phấn đấu đến năm 2015, đầu tư xây dựng 2 sàn giao dịch cà phê tại Tây Nguyên và Tp.HCM áp dụng phương thức mua bán giao dịch kỳ hạn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Xuất khẩu cà phê niên vụ 2012/2013 giảm 8,72% về lượng và giảm 11,66% về giá trị kim ngạch so với niên vụ 2011/2012. Từ đầu năm đến nay, giá cà phê Robusta xuất khẩu giảm 24% và là năm thứ ba sụt giảm liên tiếp. Bước vào niên vụ mới 2013/2014, giá cá phê nội địa đã rơi từ hơn 40 nghìn đồng/kg xuống dưới 30 nghìn đồng/kg, thấp nhất trong 3 năm qua khiến nông dân trồng cà phê lỗ nặng.
Lệ thuộc xuất khẩu sản phẩm thô
Nhiều nguyên nhân khiến tiêu thụ cà phê lao đao, nhưng đáng bàn nhất là quá lệ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm thô, chấp lượng kém nên thường xuyên bị đối tác ép giá.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ cà phê nhân xuất khẩu hiện chiếm 90% tổng sản lượng cà phê hàng năm. Đến nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân. Trong đó, 69 cơ sở ở Tây Nguyên với tổng công suất thiết kế 1.210,5 tấn sản phẩm/năm, nhưng công suất thực tế chỉ đạt 53,94% tổng công suất thiết kế.
Vùng Đông Nam Bộ có 21 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 277 nghìn tấn sản phẩm/năm, công suất thực tế đạt 63,75%. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân chưa đầu tư liên kết với vùng nguyên liệu, chủ yếu thu mua thông qua trung gian. Chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp áp dụng TCVN4193:2005, do vậy cà phê xuất khẩu chủ yếu ở dạng R2, chiếm từ 45-90% tùy đơn vị xuất khẩu.
Cà phê chế biến sâu mới chiếm gần 10% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Cả nước hiện có 160 cơ sở chế biến cà phê bột với tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn/năm, nhưng công suất thực tế chỉ 26,1 nghìn tấn/năm. Số lượng cơ sở chế biến bột công suất nhỏ hơn 50 tấn sản phẩm/năm có 101 doanh nghiệp, quản lý chất lượng còn hạn chế, chưa kiểm soát được hương liệu và vật liệu.
Cả nước chỉ có 6 cơ sở sản xuất loại cà phê 3 trong 1 với tổng công suất thiết kế 68,8 nghìn tấn sản phẩm/năm. Sản xuất cà phê hòa tan mới có 5 cơ sở với tổng công suất thiết kế 12,1 nghìn tấn sản phẩm/năm; công suất thực tế 11,8 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, cà phê hòa tan của nước ta mới chỉ xuất khẩu sang 25 thị trường, cà phê rang xay xuất sang 6 thị trường và cà phê chế biến khác mới xuất khẩu sang 16 thị trường.
Cà phê chế biến sâu chất lượng chưa cao, vướng rào cản về thuế và an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu nên khó cạnh tranh với các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới. Một số doanh nghiệp vay vốn lãi suất cao song kinh doanh kém hiệu quả, nợ ngân hàng không trả được, tài khoản doanh nghiệp bị ngân hàng phong tỏa, dẫn tới thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện tổng dư nợ của ngành cà phê là 28.800 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp nợ 10.076 tỷ đồng.
Đầu tư chế biến và phát triển hệ thống thương mại
Để cứu ngành cà phê, Ban điều phối ngành hàng cà phê vừa đi vào hoạt động từ tháng 8/2013 đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu xây dựng ngành cà phê đồng bộ, hiện đại và bền vững.
Cụ thể, tổng diện tích trồng cà phê đạt 600 nghìn ha, cho sản lượng 1,6 triệu tấn/năm; giá trị sản lượng trên mỗi ha trồng cà phê phải đạt 120 triệu đồng/năm; tỷ lệ cà phê nhân được chế biến qui mô công nghiệp đạt 40% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020 trong tổng sản lượng hàng năm.
Một trụ cột quan trọng của đề án là thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê. Phấn đấu tổng sản lượng cà phê nhân nguyên liệu sử dụng cho chế biến sâu đạt 160 nghìn tấn vào năm 2015 và 200 nghìn tấn vào năm 2020. Từng bước thay thế các dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến lạc hậu. Đầu tư đồng bộ các cơ sở tái chế, phân loại cà phê nhân xuất khẩu bằng hệ thống dây chuyền hiện đại, tự động hóa sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm.
Đến năm 2015, 100% cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thiết bị đồng thời mời gọi đầu tư xây dựng các nhà máy công nghiệp chế biến cà phê hòa tan công suất lớn với dây chuyền, thiết bị, công nghệ tiên tiến.
Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam cũng đang lên kế hoạch xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại; tiến hành xây dựng Đề án phát triển hệ thống thương mại cà phê nước ta, đảm bảo thích ứng với quá trình mua, bán, ký gửi. Phấn đấu đến năm 2015, đầu tư xây dựng 2 sàn giao dịch cà phê tại Tây Nguyên và Tp.HCM áp dụng phương thức mua bán giao dịch kỳ hạn.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)