Môi trường kinh doanh Việt Nam liệu có trụ hạng?
Câu hỏi đặt ra có vẻ hơi sớm, nhưng xin nhắc lại rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã từng tụt hạng
Câu hỏi đặt ra có vẻ hơi sớm, nhưng xin nhắc lại rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã từng tụt hạng.
>>Theo dòng sự kiện
Môi trường kinh doanh của Việt Nam qua qua thước đo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2008 (Doing Business 2008) do Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào trung tuần qua, đã được cải thiện. Theo đó, mức độ thuận lợi kinh doanh của Việt Nam năm 2008 xếp thứ 91/178 quốc gia được xếp hạng tiến xa so với năm 2007 là 104/175, và năm trước nữa là 98/155.
Tuy nhiên, vị trí xếp hạng của Việt Nam từng rớt từ năm 2006 (thứ hạng 98) sang năm 2007 (thứ hạng 104), và sau đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải giải trình với Chính phủ về năng lực cạnh tranh kinh doanh của Việt Nam vào cuối năm ngoái.
Đáng chú ý là, tại lễ công bố Doing Business 2008, nhóm nghiên cứu đã thông báo Doing Business 2009, ngoài việc cập nhập Báo cáo năm 2008, có thể sẽ bổ sung thêm chỉ tiêu: Không trả hối lộ, sử dụng cơ sở hạ tầng, và cơ hội kinh doanh cho phụ nữ.
Hai chỉ số đầu không phải là “tiếng sét”, song nó cũng nhắc nhở Việt Nam rằng việc trụ hạng là điều không dễ dàng.
Giải thích từ nhóm nghiên cứu tại Mỹ về hai nội dung mới sẽ cập nhập vào năm tới như sau: Không trả hối lội xem xét việc minh bạch của Chính phủ (thể hiện công bố chỉ số tài sản của quan chức), còn sử dụng cơ sở hạ tầng đo lường thời gian chi phí liên quan đến kinh doanh, và bắt đầu từ vấn đề điện.
Báo cáo kết quả của ngành kiểm toán ngành kiểm toán công bố mới đây và sự cố liên quan tới Đề án 112 chắc chắn sẽ được đưa vào xem xét trong chỉ số thứ nhất sẽ được cập nhập vào năm tới. Bởi Doing Business 2008 chỉ cập nhập các số liệu tính tới tháng 6/2007, nghĩa là những số liệu sau mốc này sẽ dành cho Doing Business 2009.
Sau Báo cáo của WB, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cũng công bố bảng xếp hạng mới về tham nhũng thế giới dựa trên đánh giá về tham nhũng trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mức độ tham nhũng của các nước được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10, thì Việt Nam đứng thứ 123.
Về chỉ số mới sử dụng cơ sở hạ tầng với bước đầu xem xét về điện năng thì Việt Nam có lợi thế là giá điện sản xuất kinh doanh ở Việt Nam đang ở mức ngang bằng và thấp hơn một số thành phố trong khu vực. Tuy nhiên, nếu xét về nguồn cung thì điện phục vụ cho kinh doanh tại Việt Nam vẫn đang thiếu và chưa được ổn định.
Trở lại với Báo cáo năm nay có thể thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng hạng nhờ vào cải cách pháp lý mà điều này có được do Việt Nam hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đơn cử, hai trong 10 chỉ số của Việt Nam được đánh giá cao là Bảo vệ nhà đầu tư và Tiếp cận tín dụng do ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật chứng khoán và các quy định trong Bộ Luật Dân sự 2005.
Điều đó có nghĩa là, sự hẫu thuẫn cho môi trường kinh doanh của Việt Nam vào năm tới không nằm ở việc ban hành các văn bản mà phụ thuộc nhiều hơn vào thực tiễn triển khai chính các văn bản. Và những ai tiếp cận với Doing Business 2008 cũng nhận ra lời “nhắc nhở” của Báo cáo năm nay dành cho Việt Nam về vấn đề này, như Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp mới đã quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị, nhưng chưa đưa ra có chế thực thi các nghĩa vụ này.
Cải thiện môi trường kinh doanh không phải là điều quá quan trọng, dù vị trí trên bảng xếp hạng của Việt Nam năm nay có thấp hơn hay cao hơn năm ngoái, theo ý kiến của chuyên gian WB tại Việt Nam. “Yếu tố quyết định chính là những gì đang diễn ra trong nền kinh tế và những gì mà đất nước các bạn đã đạt được”, ông Martin RaMa, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, cho biết.
>>Theo dòng sự kiện
Môi trường kinh doanh của Việt Nam qua qua thước đo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2008 (Doing Business 2008) do Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào trung tuần qua, đã được cải thiện. Theo đó, mức độ thuận lợi kinh doanh của Việt Nam năm 2008 xếp thứ 91/178 quốc gia được xếp hạng tiến xa so với năm 2007 là 104/175, và năm trước nữa là 98/155.
Tuy nhiên, vị trí xếp hạng của Việt Nam từng rớt từ năm 2006 (thứ hạng 98) sang năm 2007 (thứ hạng 104), và sau đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải giải trình với Chính phủ về năng lực cạnh tranh kinh doanh của Việt Nam vào cuối năm ngoái.
Đáng chú ý là, tại lễ công bố Doing Business 2008, nhóm nghiên cứu đã thông báo Doing Business 2009, ngoài việc cập nhập Báo cáo năm 2008, có thể sẽ bổ sung thêm chỉ tiêu: Không trả hối lộ, sử dụng cơ sở hạ tầng, và cơ hội kinh doanh cho phụ nữ.
Hai chỉ số đầu không phải là “tiếng sét”, song nó cũng nhắc nhở Việt Nam rằng việc trụ hạng là điều không dễ dàng.
Giải thích từ nhóm nghiên cứu tại Mỹ về hai nội dung mới sẽ cập nhập vào năm tới như sau: Không trả hối lội xem xét việc minh bạch của Chính phủ (thể hiện công bố chỉ số tài sản của quan chức), còn sử dụng cơ sở hạ tầng đo lường thời gian chi phí liên quan đến kinh doanh, và bắt đầu từ vấn đề điện.
Báo cáo kết quả của ngành kiểm toán ngành kiểm toán công bố mới đây và sự cố liên quan tới Đề án 112 chắc chắn sẽ được đưa vào xem xét trong chỉ số thứ nhất sẽ được cập nhập vào năm tới. Bởi Doing Business 2008 chỉ cập nhập các số liệu tính tới tháng 6/2007, nghĩa là những số liệu sau mốc này sẽ dành cho Doing Business 2009.
Sau Báo cáo của WB, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cũng công bố bảng xếp hạng mới về tham nhũng thế giới dựa trên đánh giá về tham nhũng trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mức độ tham nhũng của các nước được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10, thì Việt Nam đứng thứ 123.
Về chỉ số mới sử dụng cơ sở hạ tầng với bước đầu xem xét về điện năng thì Việt Nam có lợi thế là giá điện sản xuất kinh doanh ở Việt Nam đang ở mức ngang bằng và thấp hơn một số thành phố trong khu vực. Tuy nhiên, nếu xét về nguồn cung thì điện phục vụ cho kinh doanh tại Việt Nam vẫn đang thiếu và chưa được ổn định.
Trở lại với Báo cáo năm nay có thể thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng hạng nhờ vào cải cách pháp lý mà điều này có được do Việt Nam hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đơn cử, hai trong 10 chỉ số của Việt Nam được đánh giá cao là Bảo vệ nhà đầu tư và Tiếp cận tín dụng do ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật chứng khoán và các quy định trong Bộ Luật Dân sự 2005.
Điều đó có nghĩa là, sự hẫu thuẫn cho môi trường kinh doanh của Việt Nam vào năm tới không nằm ở việc ban hành các văn bản mà phụ thuộc nhiều hơn vào thực tiễn triển khai chính các văn bản. Và những ai tiếp cận với Doing Business 2008 cũng nhận ra lời “nhắc nhở” của Báo cáo năm nay dành cho Việt Nam về vấn đề này, như Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp mới đã quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị, nhưng chưa đưa ra có chế thực thi các nghĩa vụ này.
Cải thiện môi trường kinh doanh không phải là điều quá quan trọng, dù vị trí trên bảng xếp hạng của Việt Nam năm nay có thấp hơn hay cao hơn năm ngoái, theo ý kiến của chuyên gian WB tại Việt Nam. “Yếu tố quyết định chính là những gì đang diễn ra trong nền kinh tế và những gì mà đất nước các bạn đã đạt được”, ông Martin RaMa, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, cho biết.