Một tuần, Honda ba lần triệu hồi xe lỗi

Hữu Tuyến
Honda đã phải 3 lần thông báo kế hoạch triệu hồi nhiều dòng xe để tiến hành khắc phục lỗi kỹ thuật chỉ trong vòng 1 tuần lễ
CR-V là dòng xe mới nhất vào diện triệu hồi quy mô lớn của Honda.
CR-V là dòng xe mới nhất vào diện triệu hồi quy mô lớn của Honda.
Chỉ trong vòng 1 tuần, Honda đã phải 3 lần thông báo kế hoạch triệu hồi nhiều dòng xe với quy mô rất lớn, để tiến hành khắc phục lỗi kỹ thuật và phòng tránh cháy nổ cho phương tiện.

Sau 3 lần phát đi thông báo triệu hồi từ hôm 1/10, tổng số xe mà Honda gọi về khắc phục sự cố lên đến 1,688 triệu chiếc bao gồm dòng thể thao đa dụng (SUV) CR-V và Pilot, dòng sedan Civic, thậm chí cả dòng sedan cao cấp Accord.

Thông báo mới nhất hôm 7/10 của Honda liên quan đến 268.000 chiếc CR-V đời 2002-2006 do mắc lỗi ở công tắc điện trên cửa lái. Trục trặc này có thể gây chập điện và dẫn đến nguy cơ cháy.  

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc xe vận hành dưới mưa và bị nước mưa lọt vào khe cửa bên lái, dẫn đến hỏng công tắc điện trên cửa. Trong quá trình hoạt động tiếp sau đó, công tắc này bị nóng lên, bốc khói và gây cháy.

Trên thực tế, Honda đã ghi nhận được 4 vụ cháy công tắc (tại Mỹ) trên mẫu CR-V nhưng chưa có thương vong.

Trước đó 2 ngày, Honda cũng đã phải tiến hành thông báo triệu hồi hơn 820.000 chiếc Civic và Pilot đời 2002-2004 do gặp trục trặc ở dây đèn. Còn hôm 1/10, hãng xe Nhật Bản cũng có thông báo tương tự với 603.000 chiếc Accord vì lỗi trợ lực lái khiến bị rò rỉ dầu và tiềm ẩn nguy cơ cháy.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon: “Miếng bánh” ít người biết của Tesla

Tín chỉ carbon không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc và chúng sẽ định hình tương lai của ngành. Trong khi nhiều hãng xe khác đang loay hoay tìm hướng đi trong cuộc đua điện khí hoá thì Tesla của Elon Musk đã tạo ra khoản tiền đáng kể 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon năm 2023, nâng tổng thu nhập từ các khoản tín dụng từ tín chỉ carbon kể từ năm 2009 lên gần 9 tỷ USD.