Nên cân nhắc thời điểm “chào sàn”
Một loạt doanh nghiệp tiếp tục đăng ký niêm yết lên sàn trong lúc thị trường tiếp tục những phiên giao dịch ảm đạm
Một loạt doanh nghiệp tiếp tục đăng ký niêm yết lên sàn trong lúc thị trường tiếp tục những phiên giao dịch ảm đạm.
Việc nộp hồ sơ niêm yết là quyền của doanh nghiệp. Duyệt hồ sơ niêm yết là chuyện của Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.
Cung hàng trên thị trường chứng khoán nói chung vẫn chưa thay đổi nhiều, nhưng hàng loạt tân binh trong một không khí giao dịch thiếu động lực tăng trưởng sẽ đem lại ít lợi thế cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Không “gặp thời”
Hầu hết các cổ phiếu đều bị “cắt” giá mạnh sau khi lên sàn trong thời điểm hiện nay. Ngay trong phiên giao dịch chào sàn, ngày 3/11, giá PVF đã giảm hết biên độ cho phép 20%, từ giá tham chiếu 30.000 đồng xuống 24.000 đồng, với 153.460 đơn vị khớp thành công, không có dư mua. Đến ngày 19/11, giá PVF chỉ còn được giao dịch ở mức 19.700 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu SSM của Công ty Cổ phần Chế tạo kết cấu thép Vneco.SSM, chào sàn ngày 17/11 với khối lượng hơn 2,75 triệu cổ phiếu, mức giá bình quân trong ngày giao dịch đầu tiên đạt 13.400 đồng/cổ phiếu và xuống ngay mức 11.900 đồng/cổ phiếu ngay trong ngày giao dịch thứ hai.
Hai thành viên thứ 158 và 159 của sàn Hà Nội cùng có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 19/11 là L61 của Công ty Cổ phần Lilama 69-1 với khối lượng chứng khoán niêm yết là 7.015.000 cổ phiếu và cổ phiếu THB của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa với khối lượng chứng khoán niêm yết là 11.424.570 cổ phiếu.
Sàn Hà Nội sẽ tiếp tục rầm rộ đón nhận các tân binh mới trong ngày cuối tuần, 21/11, đó là TDN của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai, TCS của Công ty Cổ phần Than Cao Sơn và MKV của Công ty Cổ phần Dược Thú y Cai Lậy.
Và danh sách thành viên của cả hai sàn sẽ còn tiếp tục được kéo dài từ nay đến cuối năm.
Cần cân nhắc kỹ thời điểm
Xét về mặt cung hàng, việc lên sàn của doanh nghiệp không làm thay đổi lượng cung hàng, nếu số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp chỉ chuyển từ OTC lên sàn chính thức mà không tăng thêm. Tuy nhiên, kết quả của việc này mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không là điều cần cân nhắc kỹ.
Xét về dài hạn, việc niêm yết cổ phiếu lên sàn chính thức của các doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Nhà đầu tư cũng mong đợi cổ phiếu họ nắm giữ có tính minh bạch cao thông qua việc tuân thủ các quy định về công bố thông tin và chuẩn mực kế toán. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán vẫn là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp.
“Việc lên sàn, một mặt khẳng định doanh nghiệp thực hiện lời hứa với cổ đông về việc tiếp tục tiến trình minh bạch hóa thông tin trên thị trường, về dài hạn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục quá trình huy động vốn thông qua kênh này, mặc dù trước mắt, hiệu quả của việc huy động vốn qua kênh này có thể khó khăn” – giám đốc một doanh nghiệp chia sẻ.
Tuy nhiên, việc tiếp tục hăng hái lên sàn của doanh nghiệp trong khi thị trường không mấy mặn mà với các cổ phiếu mới cũng khiến nhiều người lo ngại.
Đầu tháng 11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) xem xét chặt chẽ các hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán.
Đối với các doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến hết quý 3/2008 bị lỗ hoặc không có trích lập dự phòng theo quy định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị HOSE và HASTC cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần thiết tạm ngừng xem xét hồ sơ cho đến khi có kết quả kinh doanh quý 4/2008 nhằm mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư tránh những tác động xấu đến cổ phiếu của doanh nghiệp sau khi niêm yết.
Đề nghị này của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được giải thích là nhằm tăng cường sự minh bạch trên thị trường chứng khoán cũng như đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư trong bối cảnh tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán quốc tế đang có nhiều diễn biến bất lợi.
Theo TS.Nguyễn Sơn, Trưởng Ban phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: “Về dài hạn, việc doanh nghiệp chuyển cổ phiếu từ giao dịch tự do trên sàn OTC sang niêm yết chính thức là tốt. Kiến nghị trên của Uỷ ban Chứng khoán chỉ là lời đề nghị HASTC và HOSE kiểm tra chặt chẽ hồ sơ của doanh nghiệp, tránh tình trạng không rõ ràng về mặt thông tin, còn quyền quyết định có lên sàn hay không là quyền chủ động của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cũng nên xem xét kỹ khi biểu quyết thông qua phương án lên sàn của doanh nghiệp tại kỳ đại hội cổ đông”.
Khi thị trường đã khá thừa về mặt cung hàng, nhiều cổ phiếu được đánh giá là tốt nhưng vẫn bị giảm giá mạnh trong thời gian vừa qua. Do đó, một tân binh sẽ khó gặt hái được mức giá hợp lý khi tham gia.
“Trong điều kiện hiện nay, nếu lên sàn với mức giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ không chịu, nhưng đưa ra mức giá quá cao, sẽ bị thị trường cắt giá xuống. Kết quả là chính doanh nghiệp sẽ lãnh hậu quả. Ngoài ra, cả thị trường cũng bị ảnh hưởng chung”, một chuyên gia chứng khoán bình luận.
Như vậy, doanh nghiệp có quyền quyết định để cổ phiếu ở thị trường tự do hay lên niêm yết. Trong khi đó, việc chấp thuận để doanh nghiệp niêm yết là tùy thuộc vào Sở và Trung tâm với các tiêu chí sẵn có.
Ngoài ra trong từng thời điểm, Sở và Trung tâm cũng có thể có những quy định tự quản, đưa ra các khuyến cáo, đề nghị, hoặc quy định về các khoản thời gian để giãn việc niêm yết và có lợi cho nhà đầu tư cũng như thị trường nói chung.
Việc nộp hồ sơ niêm yết là quyền của doanh nghiệp. Duyệt hồ sơ niêm yết là chuyện của Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.
Cung hàng trên thị trường chứng khoán nói chung vẫn chưa thay đổi nhiều, nhưng hàng loạt tân binh trong một không khí giao dịch thiếu động lực tăng trưởng sẽ đem lại ít lợi thế cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Không “gặp thời”
Hầu hết các cổ phiếu đều bị “cắt” giá mạnh sau khi lên sàn trong thời điểm hiện nay. Ngay trong phiên giao dịch chào sàn, ngày 3/11, giá PVF đã giảm hết biên độ cho phép 20%, từ giá tham chiếu 30.000 đồng xuống 24.000 đồng, với 153.460 đơn vị khớp thành công, không có dư mua. Đến ngày 19/11, giá PVF chỉ còn được giao dịch ở mức 19.700 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu SSM của Công ty Cổ phần Chế tạo kết cấu thép Vneco.SSM, chào sàn ngày 17/11 với khối lượng hơn 2,75 triệu cổ phiếu, mức giá bình quân trong ngày giao dịch đầu tiên đạt 13.400 đồng/cổ phiếu và xuống ngay mức 11.900 đồng/cổ phiếu ngay trong ngày giao dịch thứ hai.
Hai thành viên thứ 158 và 159 của sàn Hà Nội cùng có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 19/11 là L61 của Công ty Cổ phần Lilama 69-1 với khối lượng chứng khoán niêm yết là 7.015.000 cổ phiếu và cổ phiếu THB của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa với khối lượng chứng khoán niêm yết là 11.424.570 cổ phiếu.
Sàn Hà Nội sẽ tiếp tục rầm rộ đón nhận các tân binh mới trong ngày cuối tuần, 21/11, đó là TDN của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai, TCS của Công ty Cổ phần Than Cao Sơn và MKV của Công ty Cổ phần Dược Thú y Cai Lậy.
Và danh sách thành viên của cả hai sàn sẽ còn tiếp tục được kéo dài từ nay đến cuối năm.
Cần cân nhắc kỹ thời điểm
Xét về mặt cung hàng, việc lên sàn của doanh nghiệp không làm thay đổi lượng cung hàng, nếu số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp chỉ chuyển từ OTC lên sàn chính thức mà không tăng thêm. Tuy nhiên, kết quả của việc này mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không là điều cần cân nhắc kỹ.
Xét về dài hạn, việc niêm yết cổ phiếu lên sàn chính thức của các doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Nhà đầu tư cũng mong đợi cổ phiếu họ nắm giữ có tính minh bạch cao thông qua việc tuân thủ các quy định về công bố thông tin và chuẩn mực kế toán. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán vẫn là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp.
“Việc lên sàn, một mặt khẳng định doanh nghiệp thực hiện lời hứa với cổ đông về việc tiếp tục tiến trình minh bạch hóa thông tin trên thị trường, về dài hạn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục quá trình huy động vốn thông qua kênh này, mặc dù trước mắt, hiệu quả của việc huy động vốn qua kênh này có thể khó khăn” – giám đốc một doanh nghiệp chia sẻ.
Tuy nhiên, việc tiếp tục hăng hái lên sàn của doanh nghiệp trong khi thị trường không mấy mặn mà với các cổ phiếu mới cũng khiến nhiều người lo ngại.
Đầu tháng 11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) xem xét chặt chẽ các hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán.
Đối với các doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến hết quý 3/2008 bị lỗ hoặc không có trích lập dự phòng theo quy định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị HOSE và HASTC cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng, nếu cần thiết tạm ngừng xem xét hồ sơ cho đến khi có kết quả kinh doanh quý 4/2008 nhằm mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư tránh những tác động xấu đến cổ phiếu của doanh nghiệp sau khi niêm yết.
Đề nghị này của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được giải thích là nhằm tăng cường sự minh bạch trên thị trường chứng khoán cũng như đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư trong bối cảnh tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán quốc tế đang có nhiều diễn biến bất lợi.
Theo TS.Nguyễn Sơn, Trưởng Ban phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: “Về dài hạn, việc doanh nghiệp chuyển cổ phiếu từ giao dịch tự do trên sàn OTC sang niêm yết chính thức là tốt. Kiến nghị trên của Uỷ ban Chứng khoán chỉ là lời đề nghị HASTC và HOSE kiểm tra chặt chẽ hồ sơ của doanh nghiệp, tránh tình trạng không rõ ràng về mặt thông tin, còn quyền quyết định có lên sàn hay không là quyền chủ động của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cũng nên xem xét kỹ khi biểu quyết thông qua phương án lên sàn của doanh nghiệp tại kỳ đại hội cổ đông”.
Khi thị trường đã khá thừa về mặt cung hàng, nhiều cổ phiếu được đánh giá là tốt nhưng vẫn bị giảm giá mạnh trong thời gian vừa qua. Do đó, một tân binh sẽ khó gặt hái được mức giá hợp lý khi tham gia.
“Trong điều kiện hiện nay, nếu lên sàn với mức giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ không chịu, nhưng đưa ra mức giá quá cao, sẽ bị thị trường cắt giá xuống. Kết quả là chính doanh nghiệp sẽ lãnh hậu quả. Ngoài ra, cả thị trường cũng bị ảnh hưởng chung”, một chuyên gia chứng khoán bình luận.
Như vậy, doanh nghiệp có quyền quyết định để cổ phiếu ở thị trường tự do hay lên niêm yết. Trong khi đó, việc chấp thuận để doanh nghiệp niêm yết là tùy thuộc vào Sở và Trung tâm với các tiêu chí sẵn có.
Ngoài ra trong từng thời điểm, Sở và Trung tâm cũng có thể có những quy định tự quản, đưa ra các khuyến cáo, đề nghị, hoặc quy định về các khoản thời gian để giãn việc niêm yết và có lợi cho nhà đầu tư cũng như thị trường nói chung.