Người Mỹ gốc Việt: Chính trường mở lối thênh thang
Thành phố Westminster năm nay có thể trở thành nơi đầu tiên tại Mỹ có hội đồng thành phố với đa số ghế thuộc về người Việt
Thành phố Westminster năm nay có thể trở thành nơi đầu tiên tại Mỹ có hội đồng thành phố với đa số ghế thuộc về người Việt.
Tháng 11 năm nay, có 13 ứng viên gốc Việt chạy đua cho các vị trí trong hội đồng quận Cam. Ngoài ra còn nhiều người khác như Linh Ho, Andy Quach, Andrew Do, Trung Nguyen… tranh cử tại nhiều hội đồng khác như Garden Grove, San Jose, Irvine, quận Cam…
Mười sáu năm chập chững chính trường
Mười sáu năm trước, khi ông Tony Lam giành được một ghế trong Hội đồng thành phố Westminster, quận Cam, bang California, báo chí Mỹ đã tốn nhiều trang bìa để viết về người Mỹ gốc Việt đầu tiên xuất hiện trên chính trường Mỹ, từ sau 1975.
Từ đó, quận Cam trở thành trung tâm chính trị của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Hiện có 10 người gốc Việt nắm các chức vụ quan trọng trong quận. Bà Linda Vo, giám đốc phòng nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại đại học California cho biết: “Có nhiều ứng viên gốc Việt tham gia chính trường là điều quan trọng”.
Theo nhà khoa học chính trị John J. Pitney Jr. tại cao đẳng Claremont McKenna, người Mỹ gốc Việt bắt đầu góp phần quan trọng trong chính trị Mỹ. Không ai phủ nhận khả năng một ngày người Việt sẽ có mặt tại Quốc hội Mỹ.
Thời điểm ông Tony Lam (chủ cửa hàng ăn uống) đắc cử, cộng đồng người Việt tại đây chưa quan tâm nhiều đến chính trị. Lúc đó, người gốc Việt chiếm 1/5 dân số của thành phố và chỉ có 2.000 cử tri gốc Việt tham gia bỏ phiếu.
Tuy nhiên ông thắng gần hết 6.500 phiếu bầu của người dân tại đây. Cử tri người Việt bắt đầu tăng từ năm 2006. Theo thống kê từ trung tâm pháp luật Mỹ Thái Bình Dương, cử tri gốc Việt chiếm 40% trong tổng số cử tri tại thành phố Westminster.
Các chính trị gia trưởng thành
Các ứng viên đều tự tin và mong muốn cạnh tranh công bằng, không dựa vào yếu tố địa lý, dân tộc, cộng đồng. Truong Diep, 25 tuổi, đang ứng cử một vị trí của hội đồng thành phố Westminster, với bốn ứng viên là công dân Mỹ không phải gốc Việt. Anh cho biết: “Tôi đang tranh thủ sự ủng hộ của tất cả người dân tại đây. Tôi không chỉ dựa vào số lượng cử tri người Việt”.
Một số nhà phân tích chính trị nhận xét, trước đây, trong một số cuộc bầu cử, một số ứng viên gốc Việt đã dựa vào sức mạnh của cử tri gốc Việt, với bản chất tự nhiên quan tâm nhiều đến cá nhân, cạnh tranh, tính dân tộc. Nhưng những cuộc bầu cử gần đây cho thấy cử tri Việt bắt đầu quyết định dựa trên những vấn đề cần quan tâm, lý tưởng và tư cách chính trị, thể hiện một quá trình trưởng thành của mình.
Cũng có ý kiến cho rằng các cử tri Việt bị phân chia làm hai, vì từ trước tới nay, phần lớn người Việt tham gia chính trị thường theo đảng Cộng hoà, nhưng nay đã xuất hiện những ứng viên đảng Dân chủ, ăn theo bầu cử tổng thống Mỹ hiện nay.
Cử tri phát triển
Cử tri Việt bắt đầu thể hiện quan điểm rõ ràng hơn từ 2007, trong một cuộc bầu cử đặc biệt khi hai ứng viên Việt Janet Nguyen và Trung Nguyen, chạy đua vào một ghế của uỷ ban Giám sát của quận Cam, cơ quan lập pháp chính của quận gồm năm người.
Ông Trung Nguyen và ông Van Tran (đã là uỷ viên hội đồng lập pháp) tạo liên minh vận động tranh cử nhưng vẫn thua bà Janet Nguyen. Nhiều nhà quan sát chính trị đã nhìn nhận đây là một bước đột phá làm thay đổi truyền thống trước đây của chính trị địa phương.
Theo bà Linda Vo, người Mỹ gốc Việt tại quận Cam tham gia chính trường nhiều hơn vì cộng đồng người Việt bắt đầu phát triển và quan tâm hơn đến chính trị. Số lượng cử tri và ứng viên gốc Việt tăng một phần do nhiều người dân di cư sang Mỹ đã được hưởng đầy đủ các quyền của công dân bản xứ và nhiều người được sinh tại Mỹ đã trưởng thành.
Giáo sư John J. Pitney Jr. nhận xét: “Các chính trị gia tại quận Cam sẽ phải tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri gốc Việt. Tôi nghĩ trong tương lai, tất cả các chính trị gia ở đây sẽ phải ghi chú ngày Tết Nguyên đán lên lịch của mình”.
Kim Dung (SGTT)
Tháng 11 năm nay, có 13 ứng viên gốc Việt chạy đua cho các vị trí trong hội đồng quận Cam. Ngoài ra còn nhiều người khác như Linh Ho, Andy Quach, Andrew Do, Trung Nguyen… tranh cử tại nhiều hội đồng khác như Garden Grove, San Jose, Irvine, quận Cam…
Mười sáu năm chập chững chính trường
Mười sáu năm trước, khi ông Tony Lam giành được một ghế trong Hội đồng thành phố Westminster, quận Cam, bang California, báo chí Mỹ đã tốn nhiều trang bìa để viết về người Mỹ gốc Việt đầu tiên xuất hiện trên chính trường Mỹ, từ sau 1975.
Từ đó, quận Cam trở thành trung tâm chính trị của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Hiện có 10 người gốc Việt nắm các chức vụ quan trọng trong quận. Bà Linda Vo, giám đốc phòng nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại đại học California cho biết: “Có nhiều ứng viên gốc Việt tham gia chính trường là điều quan trọng”.
Theo nhà khoa học chính trị John J. Pitney Jr. tại cao đẳng Claremont McKenna, người Mỹ gốc Việt bắt đầu góp phần quan trọng trong chính trị Mỹ. Không ai phủ nhận khả năng một ngày người Việt sẽ có mặt tại Quốc hội Mỹ.
Thời điểm ông Tony Lam (chủ cửa hàng ăn uống) đắc cử, cộng đồng người Việt tại đây chưa quan tâm nhiều đến chính trị. Lúc đó, người gốc Việt chiếm 1/5 dân số của thành phố và chỉ có 2.000 cử tri gốc Việt tham gia bỏ phiếu.
Tuy nhiên ông thắng gần hết 6.500 phiếu bầu của người dân tại đây. Cử tri người Việt bắt đầu tăng từ năm 2006. Theo thống kê từ trung tâm pháp luật Mỹ Thái Bình Dương, cử tri gốc Việt chiếm 40% trong tổng số cử tri tại thành phố Westminster.
Các chính trị gia trưởng thành
Các ứng viên đều tự tin và mong muốn cạnh tranh công bằng, không dựa vào yếu tố địa lý, dân tộc, cộng đồng. Truong Diep, 25 tuổi, đang ứng cử một vị trí của hội đồng thành phố Westminster, với bốn ứng viên là công dân Mỹ không phải gốc Việt. Anh cho biết: “Tôi đang tranh thủ sự ủng hộ của tất cả người dân tại đây. Tôi không chỉ dựa vào số lượng cử tri người Việt”.
Một số nhà phân tích chính trị nhận xét, trước đây, trong một số cuộc bầu cử, một số ứng viên gốc Việt đã dựa vào sức mạnh của cử tri gốc Việt, với bản chất tự nhiên quan tâm nhiều đến cá nhân, cạnh tranh, tính dân tộc. Nhưng những cuộc bầu cử gần đây cho thấy cử tri Việt bắt đầu quyết định dựa trên những vấn đề cần quan tâm, lý tưởng và tư cách chính trị, thể hiện một quá trình trưởng thành của mình.
Cũng có ý kiến cho rằng các cử tri Việt bị phân chia làm hai, vì từ trước tới nay, phần lớn người Việt tham gia chính trị thường theo đảng Cộng hoà, nhưng nay đã xuất hiện những ứng viên đảng Dân chủ, ăn theo bầu cử tổng thống Mỹ hiện nay.
Cử tri phát triển
Cử tri Việt bắt đầu thể hiện quan điểm rõ ràng hơn từ 2007, trong một cuộc bầu cử đặc biệt khi hai ứng viên Việt Janet Nguyen và Trung Nguyen, chạy đua vào một ghế của uỷ ban Giám sát của quận Cam, cơ quan lập pháp chính của quận gồm năm người.
Ông Trung Nguyen và ông Van Tran (đã là uỷ viên hội đồng lập pháp) tạo liên minh vận động tranh cử nhưng vẫn thua bà Janet Nguyen. Nhiều nhà quan sát chính trị đã nhìn nhận đây là một bước đột phá làm thay đổi truyền thống trước đây của chính trị địa phương.
Theo bà Linda Vo, người Mỹ gốc Việt tại quận Cam tham gia chính trường nhiều hơn vì cộng đồng người Việt bắt đầu phát triển và quan tâm hơn đến chính trị. Số lượng cử tri và ứng viên gốc Việt tăng một phần do nhiều người dân di cư sang Mỹ đã được hưởng đầy đủ các quyền của công dân bản xứ và nhiều người được sinh tại Mỹ đã trưởng thành.
Giáo sư John J. Pitney Jr. nhận xét: “Các chính trị gia tại quận Cam sẽ phải tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri gốc Việt. Tôi nghĩ trong tương lai, tất cả các chính trị gia ở đây sẽ phải ghi chú ngày Tết Nguyên đán lên lịch của mình”.
Kim Dung (SGTT)