10:39 03/12/2013

“Nhập đường của HAGL không ảnh hưởng đến nông dân”

Thủy Diệu

Theo Bộ Công Thương, việc nhập khẩu đường thô của HAGL không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ mía đường cho nông dân

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA),&nbsp;</span><span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">&nbsp;việc hỗ trợ cho Hoàng Anh Gia Lai tuy có lợi cho doanh nghiệp, Đường Biên Hòa và mối quan hệ Việt Nam - Lào, nhưng lại gây thiệt hại cho 40 nhà máy đường trong nước với hàng vạn công nhân lao động cùng hàng triệu nông dân trồng mía trong nước.&nbsp;</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA),&nbsp;</span><span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">&nbsp;việc hỗ trợ cho Hoàng Anh Gia Lai tuy có lợi cho doanh nghiệp, Đường Biên Hòa và mối quan hệ Việt Nam - Lào, nhưng lại gây thiệt hại cho 40 nhà máy đường trong nước với hàng vạn công nhân lao động cùng hàng triệu nông dân trồng mía trong nước.&nbsp;</span>
Trái ngược với những kiến nghị cấp thiết từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), đại diện Bộ Công Thương tại buổi họp báo chiều 2/12 lại cho rằng, việc nhập khẩu đường thô của Hoàng Anh Gia Lai về chế biến rồi xuất khẩu toàn bộ sang Trung Quốc không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ mía đường cho nông dân.

Bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu để xuất khẩu qua cửa khẩu chính thì không phải xin Bộ Công Thương mà làm thủ tục qua các cơ quan hải quan, nhưng xuất khẩu theo cửa khẩu phụ thì sẽ phải xin ý kiến của Bộ.

Bà Hương cho biết, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa đã có đề xuất được nhập khẩu đường thô do Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sản xuất tại Lào để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu qua cửa khẩu phụ Bản Vược, Bát Xát, Lào Cai sang Trung Quốc.

Đường được sản xuất gia công từ nguồn đường thô nhập khẩu của HAGL dự kiến khoảng 30.000 tấn trong năm 2013 - 2014. Trong nước chỉ có duy nhất Đường Biên Hòa là có nhà máy chế biến đường tinh luyện.

Theo bà Hương, căn cứ vào mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Lào và Việt Nam cũng như mục tiêu nâng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước, Bộ Công Thương đang đề xuất phương án cho phép Đường Biên Hòa được xuất khẩu qua cửa khẩu Bản Vược.

“Phương án này tương tự như hiện nay vẫn cho các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước được xuất khẩu qua cửa khẩu này”, bà Hương nói và cho biết, Bộ đã tạo điều kiện cho đường sản xuất dư thừa trong nước xuất khẩu qua các cửa khẩu phụ, thực tế đã xuất trên 200 ngàn tấn tính đến tháng 9/2013, giúp ngành giảm lượng hàng tồn kho.

Bà Hương cũng khẳng định, việc đề xuất Công ty Đường Biên Hòa được nhập khẩu đường thô từ công ty HAGL để chế biến, gia công, xuất khẩu toàn bộ qua cửa khẩu phụ sang Trung Quốc không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ mía đường cho nông dân và cũng không ảnh hưởng đến cung cầu mặt hàng đường đối với thị trường trong nước.
 
Tuy nhiên, vị đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, việc nhập khẩu đường thô để gia công đường tinh luyện sẽ có sự giám sát chặt chẽ của các bộ ngành, cơ quan hải quan, UBND tỉnh Lào Cai nhằm đảm bảo xuất khẩu toàn bộ số đường thô nhập khẩu để tinh luyện, không để thẩm lậu vào thị trường nội địa, ảnh hưởng đến cung cầu thị trường đường trong nước.

Trước đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không cho nhập khẩu đường do Hoàng Anh Gia Lai sản xuất ở Lào và không cho phép xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đường có nguồn gốc không phải từ mía do người dân Việt Nam sản xuất.

Theo VSSA, việc hỗ trợ cho Hoàng Anh Gia Lai tuy có lợi cho doanh nghiệp, Đường Biên Hòa và mối quan hệ Việt Nam - Lào, nhưng lại gây thiệt hại cho 40 nhà máy đường trong nước với hàng vạn công nhân lao động cùng hàng triệu nông dân trồng mía trong nước.