Nhiều trường đại học chưa rõ ràng các khoản thu chi
Kết quả thanh tra các trường đại học cho thấy, còn khá nhiều bất cập, hạn chế trong công tác tuyển sinh, đào tạo đối với hệ đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tiến hành thanh tra công tác chuẩn bị năm học mới tại 11 sở giáo dục đào tạo và 12 trường đại học trên cả nước. Kết quả của đợt kiểm tra cho thấy, còn khá nhiều bất cập, hạn chế trong hệ đào tạo đại học.
Nhiều trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu
Một số trường đại học lớn được lựa chọn thanh tra trong đợt này bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Kinh tế Tp.HCM. Đặc biệt là một số trường “dính” scandal gần đây như Đại học Phan Thiết, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Công nghiệp Hà Nội… cũng nằm trong danh sách kiểm tra đợt này của Bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đợt kiểm tra lần này tập trung vào việc triển khai quy chế “ba công khai”: công khai về chất lượng giáo dục, công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai thu chi tài chính.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy, việc triển khai thực hiện "3 công khai" ở các trường đại học còn mang tính hình thức, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác tuyển sinh, đào tạo.
Theo báo cáo thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong số 12 trường đại học được kiểm tra, có 8 trường đã tuyển vượt chỉ tiêu được giao trong năm học này, nhất là ở hệ cao đẳng.
Cụ thể, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển vượt 40 chỉ tiêu hệ văn bằng hai, Đại học Hàng Hải vượt 37 chỉ tiêu, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vượt 251 chỉ tiêu hệ đại học.
Một số trường tuyển hệ cao đẳng vượt trên 10% chỉ tiêu được giao như Đại học Hồng Đức tuyển vượt gần 17% (tương đương với 122 chỉ tiêu), Đại học Quốc tế Hồng Bàng vượt 10% chỉ tiêu (tương đương 198 chỉ tiêu), Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh vượt 15% chỉ tiêu (tương đương với 60 sinh viên)….
Chưa rõ ràng các khoản thu - chi
Theo kết quả thanh tra, đa số các cơ sở đào tạo đã công khai thu chi tài chính trên website, bằng các văn bản nhưng chưa dán thông tin công khai trong trường để phụ huynh, học sinh, sinh viên giám sát.
Một số trường được dẫn chứng về việc chưa có danh mục, tỷ lệ các khoản chi từ khoản tăng học phí, cụ thể như, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Đặc biệt, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng còn chưa công khai mức thu học phí và các khỏan đóng góp trên website của trường, chưa xây dựng được cụ thể danh mục đầu tư từ nguồn tăng học phí.
Cũng theo kết luận của Bộ, ngoài việc thiếu thống nhất về mức thu học phí, một số trường chưa tính toán được số học phí trong thực tế là bao nhiêu, chưa có kế hoạch cụ thể cho các mức chi từ nguồn thu được do mức tăng học phí, chưa nêu được các mức chi cụ thể cho từng mục.
Chẳng hạn, Học viện Hành chính Quốc gia đã xây dựng được một số khoản đầu tư từ nguồn tăng học phí. Tuy nhiên, chưa có hạng mục và tỷ lệ đầu tư cụ thế. Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn chưa xây dựng được nhu cầu đầu tư để nâng chất lượng đào tạo và tỷ lệ các nguồn chi từ nguồn tăng học phí.
Ngoài ra, nhiều trường đại học đã “kêu” thiếu kinh phí, học phí không đủ bù đắp chi phí, nhưng thực tế lại không lí giải được là thiếu bao nhiêu.
Trong khi đó, không ít trường đã chi tiêu không hợp lý. Số học phí thu tăng được các trường chủ yếu chi cho con người và đầu tư cơ sở vật chất, chưa lưu ý đến tập trung đào tạo nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên….
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy một số trường đào tạo theo tín chỉ gặp khó khăn do chưa có quy định cụ thể về mức thu, mỗi trường thu theo một mức khác nhau.
Giải thích về vấn đề này, ông Đặng Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện khung học phí của Bộ mới tính theo niên chế, tính theo tháng với mức 240.000 đồng/tháng. Với các trường đào tạo theo tín chỉ thì trường tính tổng mức học phí là 2,4 triệu/năm và chia ra theo số tín chỉ. Tuy nhiên, do số lượng tín chỉ được đào tạo ở các trường là khác nhau nên mức học phí tính theo từng tín chỉ sẽ khác nhau. Trường đào tạo nhiều tín chỉ thì mức học phí tính trên một tín chỉ sẽ ít hơn mức học phí của trường có ít lượng tín chỉ hơn.
“Bộ cũng đang nghiên cứu và sẽ có hướng dẫn về việc thu học phí theo tín chỉ”, ông Ngữ cho biết.
Nhiều trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu
Một số trường đại học lớn được lựa chọn thanh tra trong đợt này bao gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Kinh tế Tp.HCM. Đặc biệt là một số trường “dính” scandal gần đây như Đại học Phan Thiết, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Công nghiệp Hà Nội… cũng nằm trong danh sách kiểm tra đợt này của Bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đợt kiểm tra lần này tập trung vào việc triển khai quy chế “ba công khai”: công khai về chất lượng giáo dục, công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai thu chi tài chính.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy, việc triển khai thực hiện "3 công khai" ở các trường đại học còn mang tính hình thức, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tác tuyển sinh, đào tạo.
Theo báo cáo thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong số 12 trường đại học được kiểm tra, có 8 trường đã tuyển vượt chỉ tiêu được giao trong năm học này, nhất là ở hệ cao đẳng.
Cụ thể, trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển vượt 40 chỉ tiêu hệ văn bằng hai, Đại học Hàng Hải vượt 37 chỉ tiêu, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vượt 251 chỉ tiêu hệ đại học.
Một số trường tuyển hệ cao đẳng vượt trên 10% chỉ tiêu được giao như Đại học Hồng Đức tuyển vượt gần 17% (tương đương với 122 chỉ tiêu), Đại học Quốc tế Hồng Bàng vượt 10% chỉ tiêu (tương đương 198 chỉ tiêu), Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh vượt 15% chỉ tiêu (tương đương với 60 sinh viên)….
Chưa rõ ràng các khoản thu - chi
Theo kết quả thanh tra, đa số các cơ sở đào tạo đã công khai thu chi tài chính trên website, bằng các văn bản nhưng chưa dán thông tin công khai trong trường để phụ huynh, học sinh, sinh viên giám sát.
Một số trường được dẫn chứng về việc chưa có danh mục, tỷ lệ các khoản chi từ khoản tăng học phí, cụ thể như, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Đặc biệt, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng còn chưa công khai mức thu học phí và các khỏan đóng góp trên website của trường, chưa xây dựng được cụ thể danh mục đầu tư từ nguồn tăng học phí.
Cũng theo kết luận của Bộ, ngoài việc thiếu thống nhất về mức thu học phí, một số trường chưa tính toán được số học phí trong thực tế là bao nhiêu, chưa có kế hoạch cụ thể cho các mức chi từ nguồn thu được do mức tăng học phí, chưa nêu được các mức chi cụ thể cho từng mục.
Chẳng hạn, Học viện Hành chính Quốc gia đã xây dựng được một số khoản đầu tư từ nguồn tăng học phí. Tuy nhiên, chưa có hạng mục và tỷ lệ đầu tư cụ thế. Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn chưa xây dựng được nhu cầu đầu tư để nâng chất lượng đào tạo và tỷ lệ các nguồn chi từ nguồn tăng học phí.
Ngoài ra, nhiều trường đại học đã “kêu” thiếu kinh phí, học phí không đủ bù đắp chi phí, nhưng thực tế lại không lí giải được là thiếu bao nhiêu.
Trong khi đó, không ít trường đã chi tiêu không hợp lý. Số học phí thu tăng được các trường chủ yếu chi cho con người và đầu tư cơ sở vật chất, chưa lưu ý đến tập trung đào tạo nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên….
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy một số trường đào tạo theo tín chỉ gặp khó khăn do chưa có quy định cụ thể về mức thu, mỗi trường thu theo một mức khác nhau.
Giải thích về vấn đề này, ông Đặng Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện khung học phí của Bộ mới tính theo niên chế, tính theo tháng với mức 240.000 đồng/tháng. Với các trường đào tạo theo tín chỉ thì trường tính tổng mức học phí là 2,4 triệu/năm và chia ra theo số tín chỉ. Tuy nhiên, do số lượng tín chỉ được đào tạo ở các trường là khác nhau nên mức học phí tính theo từng tín chỉ sẽ khác nhau. Trường đào tạo nhiều tín chỉ thì mức học phí tính trên một tín chỉ sẽ ít hơn mức học phí của trường có ít lượng tín chỉ hơn.
“Bộ cũng đang nghiên cứu và sẽ có hướng dẫn về việc thu học phí theo tín chỉ”, ông Ngữ cho biết.