Những rào cản FDI vào Hà Nội
Sự phát triển yếu kém và thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng là một trở ngại đối với vốn FDI vào Hà Nội
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn trong thu hút đầu tư, thương mại và du lịch.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2008, Thủ đô Hà Nội (bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ) đã thu hút được 1.400 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 18 tỷ USD. Con số này, Hà Nội đang đứng thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, sau Tp.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đứng thứ ba cả nước về sức hút đầu tư
Một điều đáng lưu ý là nếu xét về cơ cấu vốn đầu tư thì Hà Nội đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng và phát triển bất động sản.
Theo lý giải của Cục Đầu tư nước ngoài, sự chuyển dịch cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của một thủ đô ngày càng văn minh hiện đại.
Một mặt, những dự án bất động sản xây dựng cao ốc văn phòng lớn, công viên, khu vui chơi giải trí lớn đang được triển khai hứa hẹn sẽ đem lại một diện mạo mới cho Hà Nội trong những năm tới. Nhưng, sự mất cân đối trong thu hút đầu tư về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của Thủ đô, bởi từ đầu năm 2008 đến nay, thu hút đầu tư vào dịch vụ, bất động sản thường chiếm tới 60 - 80% (tỷ lệ này trước đây chỉ chiếm khoảng 40%).
Trong khi đó, một số dự án trong các lĩnh vực ưu tiên như nông lâm nghiệp chiếm chưa tới 1%!
Đối mặt trước những thách thức lớn
Xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nêu rõ, đầu tư nước ngoài vào Hà Nội đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Trước hết là sự phát triển yếu kém và thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Thứ hai là nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng thiếu đào tạo để có thể tham gia ngay vào hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Thứ ba là vấn đề ô nhiễm môi trường của các dự án đầu tư nước ngoài đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xuất hiện sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án đầu từ vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vốn là một trong những lĩnh vực nước ta có nhiều lợi thế lại có quá ít.
Cục Đầu tư nước ngoài đề xuất, để tăng cường công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Hà Nội, bên cạnh việc triển khai và phối hợp thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, một điểm quan trọng là Hà Nội cần tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc giải ngân nguồn vốn, đặc biệt là các dự án lớn.
Nếu như trước đây, tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư nước ngoài của Hà Nội luôn đạt khoảng 40 - 50% thì đến năm 2007 - 2008, tỷ lệ này đang giảm đi. Trong 9 tháng đầu năm 2008, Hà Nội mới giải ngân được khoảng 8 tỷ USD và đang hy vọng đến hết năm 2008, con số này sẽ lên tới 12 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Văn Tứ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, với quy mô rộng gấp 3 lần so với trước đây, Thủ đô Hà Nội có đầy đủ khả năng đáp ứng mặt bằng cho các dự án về lâu dài.
Nguồn nhân lực tuy có hạn chế về trình độ nhưng với lực lượng 64 - 65% trong độ tuổi lao động cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo đang đạt mức 50 - 55% cũng đã cao hơn rất nhiều so với các các tỉnh, thành phố khác và cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Vì vậy, xét trên một số khía cạnh thì nguồn nhân lực vẫn là một thế mạnh của Thủ đô hiện nay bởi một trong những điểm hấp dẫn nhất của đầu tư vào Hà Nội là chi phí nguồn nhân lực.
Hiện nay, Hà Nội đang tập trung kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực như phát triển trung tâm tài chính, ngân hàng, đầu tư phát triển các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khu triển lãm, phát triển trung tâm đào tạo - nghiên cứu - phát triển, đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao, phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học...
Dự kiến vào cuối năm 2009, đầu năm 2010, cơ quan hữu quan sẽ công bố quy hoạch chung của Hà Nội để tạo công cụ định hướng lâu dài cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, chính sách thu hút đầu tư của Hà Nội nhằm vào 3 vấn đề gồm dịch vụ hỗ trợ đầu tư, thủ tục cấp phép đầu tư và các hỗ trợ đầu tư khác (giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực).
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2008, Thủ đô Hà Nội (bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ) đã thu hút được 1.400 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 18 tỷ USD. Con số này, Hà Nội đang đứng thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, sau Tp.HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đứng thứ ba cả nước về sức hút đầu tư
Một điều đáng lưu ý là nếu xét về cơ cấu vốn đầu tư thì Hà Nội đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lĩnh vực công nghiệp sản xuất và xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng và phát triển bất động sản.
Theo lý giải của Cục Đầu tư nước ngoài, sự chuyển dịch cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của một thủ đô ngày càng văn minh hiện đại.
Một mặt, những dự án bất động sản xây dựng cao ốc văn phòng lớn, công viên, khu vui chơi giải trí lớn đang được triển khai hứa hẹn sẽ đem lại một diện mạo mới cho Hà Nội trong những năm tới. Nhưng, sự mất cân đối trong thu hút đầu tư về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của Thủ đô, bởi từ đầu năm 2008 đến nay, thu hút đầu tư vào dịch vụ, bất động sản thường chiếm tới 60 - 80% (tỷ lệ này trước đây chỉ chiếm khoảng 40%).
Trong khi đó, một số dự án trong các lĩnh vực ưu tiên như nông lâm nghiệp chiếm chưa tới 1%!
Đối mặt trước những thách thức lớn
Xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Bích Vân, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nêu rõ, đầu tư nước ngoài vào Hà Nội đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Trước hết là sự phát triển yếu kém và thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Thứ hai là nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng thiếu đào tạo để có thể tham gia ngay vào hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Thứ ba là vấn đề ô nhiễm môi trường của các dự án đầu tư nước ngoài đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xuất hiện sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án đầu từ vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vốn là một trong những lĩnh vực nước ta có nhiều lợi thế lại có quá ít.
Cục Đầu tư nước ngoài đề xuất, để tăng cường công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Hà Nội, bên cạnh việc triển khai và phối hợp thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, một điểm quan trọng là Hà Nội cần tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc giải ngân nguồn vốn, đặc biệt là các dự án lớn.
Nếu như trước đây, tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư nước ngoài của Hà Nội luôn đạt khoảng 40 - 50% thì đến năm 2007 - 2008, tỷ lệ này đang giảm đi. Trong 9 tháng đầu năm 2008, Hà Nội mới giải ngân được khoảng 8 tỷ USD và đang hy vọng đến hết năm 2008, con số này sẽ lên tới 12 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Văn Tứ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, với quy mô rộng gấp 3 lần so với trước đây, Thủ đô Hà Nội có đầy đủ khả năng đáp ứng mặt bằng cho các dự án về lâu dài.
Nguồn nhân lực tuy có hạn chế về trình độ nhưng với lực lượng 64 - 65% trong độ tuổi lao động cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo đang đạt mức 50 - 55% cũng đã cao hơn rất nhiều so với các các tỉnh, thành phố khác và cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Vì vậy, xét trên một số khía cạnh thì nguồn nhân lực vẫn là một thế mạnh của Thủ đô hiện nay bởi một trong những điểm hấp dẫn nhất của đầu tư vào Hà Nội là chi phí nguồn nhân lực.
Hiện nay, Hà Nội đang tập trung kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực như phát triển trung tâm tài chính, ngân hàng, đầu tư phát triển các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khu triển lãm, phát triển trung tâm đào tạo - nghiên cứu - phát triển, đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao, phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học...
Dự kiến vào cuối năm 2009, đầu năm 2010, cơ quan hữu quan sẽ công bố quy hoạch chung của Hà Nội để tạo công cụ định hướng lâu dài cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, chính sách thu hút đầu tư của Hà Nội nhằm vào 3 vấn đề gồm dịch vụ hỗ trợ đầu tư, thủ tục cấp phép đầu tư và các hỗ trợ đầu tư khác (giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực).