Nissan Kicks – Nhân tố “giao mùa” phù hợp giữa thời điểm chuyển giao xe xăng và xe điện?

Hoàng Lâm
Làn sóng sử dụng xe tại Việt Nam đang có bước dịch chuyển hướng dần sang các phương thiện xanh, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về định hướng giảm phát thải ròng vào năm 2050. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chuyển giao hiện tại, xe thuần điện đã là lựa chọn lý tưởng và duy nhất?

Xe điện tự sạc, giải pháp phù hợp cho bối cảnh hiện tại

Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới và trong khu vực ASEAN, xe điện tại Việt Nam đang ngày càng được quan tâm và ghi nhận sự phát triển rõ rệt trong những năm gần đây. Bên cạnh sự xuất hiện của những mẫu xe điện trong nước, Việt Nam cũng được coi là một thị trường tiềm năng dành cho xe điện nhập khẩu. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đưa ra dự báo đến năm 2040, Việt Nam sẽ có khoảng 3,5 triệu ô tô điện. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đã sẵn sàng cho sự bùng nổ của xu hướng xe điện trong giai đoạn này thì còn là một câu hỏi.

Mặc dù nhu cầu về xe thuần điện đang tăng nhưng có nhiều khó khăn tiềm ẩn, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng sạc, thời gian sạc, công suất điện và một số vấn đề khác nữa. Một nghiên cứu do Nissan ủy quyền cho Frost & Sullivan thực hiện tại ASEAN cho thấy 77% người được hỏi cho rằng lợi ích về thuế và độ phủ của trạm sạc tại các tòa nhà dân cư (75%) là 2 tiêu chí hàng đầu để họ chuyển sang sử dụng xe điện. Tại Việt Nam, hạ tầng giao thông cho xe điện phát triển cũng là một bài toán lâu dài, hiện tại các trạm sạc công cộng mới chỉ được phát triển bởi Vinfast và dành riêng cho tập khách hàng của thương hiệu này. Một số thương hiệu cao cấp như Porsche, Audi, Mercedes cũng giới thiệu các mẫu xe điện nhưng chỉ cung cấp một số lượng ít trạm sạc tại gia hoặc showroom.

Nissan Kicks – Nhân tố “giao mùa” phù hợp giữa thời điểm chuyển giao xe xăng và xe điện? - Ảnh 1

Để giải quyết bài toán về trạm sạc, Nissan – một thương hiệu vốn được biết đến là nhà tiên phong trong lĩnh vực xe thuần điện trên thế giới, đã lựa chọn cách tiếp cận khác, vừa tránh được khó khăn về cơ sở hạ tầng, vừa phô diễn được điểm mạnh về trải nghiệm xe thuần điện, và Nissan Kicks e-Power là một minh chứng rõ rệt nhất.

Nissan Kicks – Nhân tố “giao mùa” phù hợp giữa thời điểm chuyển giao xe xăng và xe điện? - Ảnh 2

Về cơ bản, Nissan Kicks e-Power mang lại khả năng vận hành như một mẫu xe thuần điện, cụ thể, hệ thống e-Power bao gồm một mô-tơ điện công suất cao, pin Lithium-ion, bộ biến tần, động cơ xăng và máy phát điện. Cấu tạo này nghe qua sẽ khiến không ít người lầm tưởng với công nghệ động cơ hybrid. Tuy nhiên, khác với hệ thống hybrid thông thường, hệ thống e-Power cung cấp hệ truyền động bằng mô-tơ điện hiệu suất cao, nghĩa là các bánh xe được dẫn động hoàn toàn bằng mô-tơ điện, không hề có lực đẩy trực tiếp nào từ động cơ xăng. Đồng nghĩa với việc Nissan Kicks e-Power mang đến một chiếc xe chạy điện nhưng không cần sạc ngoại vi, không đòi hỏi phải đầu tư hạ tầng, không làm thay đổi thói quen người dùng. Trong thời điểm hiện tại, đây có thể coi là bước chuyển tiếp phù hợp từ xe xăng sang xe điện.

Không chỉ dừng lại ở công nghệ động cơ

Nissan Kicks – Nhân tố “giao mùa” phù hợp giữa thời điểm chuyển giao xe xăng và xe điện? - Ảnh 3

Sử dụng công nghệ động cơ làm yếu tố cốt lõi, Nissan Kicks e-Power có những thế mạnh khó có thể tìm thấy ở các mẫu xe khác trong phân khúc. Do dẫn động bằng điện 100%, mẫu xe mang nhiều đặc tính của xe thuần điện như tăng tốc nhanh, êm và mượt nhờ khả năng đạt mô-men xoắn cao tức thì. Mặt khác, việc sử dụng hộp số 1 cấp tương tự xe thuần điện cũng giúp Nissan Kicks e-Power tăng tốc nhanh nhạy hơn đáng kể xe hybrid thông thường, được trang bị hộp số CVT hoặc hộp số nhiều cấp.

Bên cạnh động cơ e-Power, một trong những tính năng mới mẻ được người dùng quan tâm trên Nissan Kicks là công nghệ e-Pedal Step. Theo đó, Nissan Kicks e-Power cho phép người lái điều khiển xe chỉ bằng một chân ga, xe sẽ tự động giảm tốc khi nhả chân ga. Việc nhả bàn đạp ga sẽ tạo ra một lực giảm tốc tương đương với việc đạp vào bàn đạp phanh. Nhờ khả năng quản lý động cơ điện tử chính xác, e-Pedal Step có thể giảm tốc tự động mượt mà cả khi đang xuống dốc. Nhờ đó, tần suất sử dụng chân phanh sẽ giảm đáng kể, đặc biệt khi chạy xe trong khu vực đô thị vào khung giờ cao điểm hay trong điều kiện giao thông kém thuận lợi, yêu cầu xe phải di chuyển với tốc độ thấp và thường xuyên phải rà phanh.

Nissan Kicks – Nhân tố “giao mùa” phù hợp giữa thời điểm chuyển giao xe xăng và xe điện? - Ảnh 4

Chia sẻ về trải nghiệm với Nissan Kicks, chị Bích Thủy – một khách hàng mua Nissan Kicks cho biết “Nissan Kicks e-Power có phản ứng tốt với việc vận hành của người lái, tức là không có độ trễ chân ga. Khi mình muốn tăng tốc, chân ga ngay lập tức phản ứng và đưa vận tốc đến tốc độ mình mong muốn. Cái hay là khi mình muốn giảm tốc độ, mình nhả chân ga một chút thì hệ thống động cơ giúp mình tự phanh lại rồi. Nhờ đó, mình cảm thấy lái xe dễ dàng mà nhàn hơn”

Bên cạnh trải nghiệm thú vị, công nghệ e-Petal Step còn mang đến cho Nissan Kicks e-Power ưu điểm vượt trội về tiết kiệm năng lượng. Khi giảm tốc, một phần năng lượng sẽ được thu hồi và sạc lại cho pin. Với cơ cấu hoạt động như vậy, Nissan Kicks e-Power có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi so sánh với các mẫu xe Hybrid hiện có trên thị trường. Theo như thông số từ Cục Đăng Kiểm đưa ra, Nissan Kicks e-Power chỉ tiêu tốn 2,2 l cho 100 km đường đô thị, tương đương một chiếc xe máy tay ga. Con số này tốt hơn hầu hết đối thủ như Kia Seltos (7,6 l/100km) hay Honda HR-V (5,5 l/100 km).

Với những ưu thế kể trên, Nissan Kicks e-Power sẽ là một lựa chọn phù hợp cho tập khách hàng yêu thích công nghệ, mong muốn trải nghiệm một mẫu xe hiện đại với trải nghiệm thuần điện mà không cần thay đổi thói quen sử dụng xe hay lo ngại hạ tầng trạm sạc.

Hiện tại Nissan Kicks e-Power đang được bảo hành 05 năm và ưu đãi 04 năm phí dịch vụ tại hệ thống đại lý Nissan toàn quốc.

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.