16:35 22/11/2018

Nữ doanh nhân Lê Nguyện: đề án tâm huyết với trái thanh long

Mỹ Phương

Nhìn những trái thanh long bị đổ bỏ đầy đường, chị Lê Nguyện lo sợ những người nông dân trồng thanh long sẽ nhỏ bỏ cây thanh long để trồng cây mới. Như vậy, người nông dân sẽ nghèo vẫn hoàn nghèo...

Từ nỗi lo sợ ấy đã thôi thúc người kỹ sư xây dựng khởi nghiệp cùng trái thanh long. Hợp tác xã Thanh Long Hàm Đức ra đời với sản phẩm rượu vang đang dần khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Nữ doanh nhân Lê Nguyện: đề án tâm huyết với trái thanh long - Ảnh 1.
Đề án sản xuất rượu vang từ trái thanh long của chị Lê Nguyện, Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Hợp tác xã thanh long Hàm Đức, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đã đạt giải xuất sắc Ngày phụ nữ khởi nghiệp năm 2018.Chị Lê Nguyện cho biết, mấy năm gần đây, tại Bình Thuận xuất hiện tình trạng thanh long bị đổ bỏ do cung vượt quá cầu. Chỉ những trái vô cùng đẹp "tai xanh mình đỏ" với trọng lượng nhất định mới được lựa chọn xuất khẩu, phần còn lại không thể tiêu thụ hết.Là một kỹ sư xây dựng, đồng thời cũng là một người trồng trái thanh long, hơn ai hết, chị thấu hiểu nỗi lòng của những người nông dân trồng thanh Long tại Bình Thuận. Nhớ lại năm 2015, khi giá thanh long xuống thấp, người ta mang thanh long đem đổ bỏ đầy đường. Nhìn trái thanh long giàu dinh dưỡng mà bán không được phải đổ bỏ đi, chị nghĩ phải làm điều gì đó để khắc phục tình trạng này.
Nữ doanh nhân Lê Nguyện: đề án tâm huyết với trái thanh long - Ảnh 2.
Cuối năm 2015, chị Lê Nguyện thành lập hợp tác xã Thanh Long Hàm Đức. Tài chính khi ấy không nhiều, chị phải cầm cố mọi tài sản của gia đình để lấy vốn. Căn nhà của chị ở cũng trở thành cơ sở sản xuất của Hợp tác xã. May mắn thay, từ khi HTX Thanh Long Hàm Đức ra đời, các nhà trồng thanh long quanh khu vực không còn phải đổ bỏ thanh long khi bị rớt giá nữa. Đây là điều mà chị muốn nhất và chị đã làm được. Chị vui một, người nông dân trồng thanh long gần đó vui mười.
Chị Nguyện kể, ban đầu, HTX có 17 thành viên, đa số là bà con nông dân trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc. Đến nay, Hợp tác xã có hơn 34 lao động. Mức lương của người lao động tại Hợp tác xã hiện giao động từ 4,5 - 7,5 triệu đồng, trong đó, lao động nữ chiếm khoảng 65%.Từ chỗ thanh long của Hợp tác xã trồng không còn lo phải đổ đi mà lại tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều cá nhân, chị càng hăng say làm, càng tâm huyết hơn. Sản phẩm làm ra dần hoàn thiện, mọi người thử sản phẩm thấy ngon. Vậy là chị càng quyết tâm làm tới cùng, càng làm càng say mê.Cho đến nay, với những nỗ lực của chị cùng các thành viên trong hợp tác xã, sản phẩm rượu vang từ trái thanh long đã đang tìm được chỗ đứng trên thương trường. Sản phẩm của Hợp tác xã đã có mặt tại nhiều điểm bán trong tỉnh Bình Thuận, tại TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Đà Nẵng, đặc biệt sản phẩm đã đưa vào bán tại Sân bay Tân Sơn Nhất, siêu thị CoopMart Phan Thiết...
Nữ doanh nhân Lê Nguyện: đề án tâm huyết với trái thanh long - Ảnh 3.
Chị Lê Nguyện nói, mong muốn của chị bây giờ là sẽ tiếp tục mở rộng thị trường trong nước đặc biệt tại các kênh siêu thị, trạm dừng chân, các điểm du lịch. Bên cạnh đó, Hợp tác xã cũng tham vọng sẽ mở rộng thị trường xuất sang Trung Quốc và vươn tới những thị trường lớn hơn để đưa đặc sản quê nhà vươn ra thế giới.