Ôtô Thái đang “lấn sân” thị trường Việt

Đức Thọ
Kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Thái Lan 7 tháng năm 2014 tăng mạnh cả về lượng lẫn giá trị
Thái Lan được xem là một cường quốc công nghiệp ôtô của khu vực Đông Nam
 Á và cũng là một trong những trung tâm sản xuất, xuất khẩu ôtô lớn của 
khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thái Lan được xem là một cường quốc công nghiệp ôtô của khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong những trung tâm sản xuất, xuất khẩu ôtô lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô từ quốc gia láng giềng Thái Lan trong 7 tháng năm 2014 đạt 6.085 chiếc và hơn 101 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ 2013.

Giai đoạn này năm ngoái, lượng ôtô nhập khẩu từ Thái Lan mới là 4.005 chiếc, đạt giá trị kim ngạch 72,7 triệu USD.

Nếu tính riêng trong tháng 7/2014, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan năm 2014 cũng tăng rất mạnh. Cụ thể là tăng từ 708 chiếc và 12,8 triệu USD của tháng 7/2013 lên 1.121 chiếc và 19,5 triệu USD của tháng 7/2014.

Thái Lan được xem là một cường quốc công nghiệp ôtô của khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong những trung tâm sản xuất, xuất khẩu ôtô lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thời gian gần đây, nhiều tập đoàn ôtô lớn cũng đã tăng cường đầu tư vào Thái Lan với mục tiêu chủ đạo là xuất khẩu.

Việc kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Thái Lan liên tiếp tăng mạnh trong thời gian qua có thể xem là một sức ép, một nỗi lo thực sự cho những nỗ lực phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Bởi lẽ, theo nội dung Hiệp định Thương mại ASEAN (ATIGA), đến năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực Đông Nam Á sẽ về mức 0%, theo đó sẽ kéo mạnh giá bán lẻ xuống.

Hiện nay, ôtô lắp ráp trong nước vẫn đang nắm lợi thế nhất định về giá bán do được hưởng một số chính sách ưu đãi như thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng và một số ưu đãi đầu tư khác theo chủ trương của Chính phủ đề ra từ những năm 1990.

Tuy nhiên, khi thuế nhập khẩu về 0%, xe lắp ráp trong nước sẽ không còn lợi thế này nữa khi so sánh với xe nhập khẩu có xuất xứ ASEAN.

Ngoài Thái Lan, còn một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng đang có ngành công nghiệp ôtô khá phát triển là Indonesia.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Indonesia tháng 7/2014 đạt 230 chiếc và 2,38 triệu USD. Cộng dồn 7 tháng năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Indonesia đạt 937 chiếc về lượng và 9,2 triệu USD về giá trị. Mặc dù không tăng như Thái Lan song với mức kim ngạch khá lớn, ôtô có xuất xứ Indonesia cũng đang góp phần tăng sức ép lên ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Hiện tại, ôtô có xuất xứ ASEAN đang chiếm tỷ lệ đáng kể khi xếp cạnh xe có xuất xứ khác. Chẳng hạn, ôtô nhập khẩu ASEAN (chủ yếu là Thái Lan) đang đứng ở vị trí thứ 3 trong tổng số 12 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu ôtô, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc, vượt khá xa so với Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu.

Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng 7/2014 theo nước/vùng lãnh thổ
Tháng 7/20147 tháng 2014
SttNướcLượng (chiếc)Giá trị (USD)Lượng (chiếc)Giá trị (USD)
1Ấn Độ8143.441.6404.93121.486.802
2Anh863.809.38133912.421.512
3Canada14417.800421.466.520
4Đức1857.062.2241.09837.670.850
5Hàn Quốc1.56432.271.8439.303144.057.035
6Mỹ1474.459.24360125.555.783
7Indonesia2302.388.5469379.252.932
8Nga221.477.000533.084.400
9Nhật Bản34710.293.4161.78556.679.665
10Pháp4554.540672.509.129
11Thái Lan1.12119.585.9936.085101.041.577
12Trung Quốc1.33448.624.3555.933231.874.984
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.