Phó thủ tướng nói về vụ “trắng đêm chờ vaccine”
Việt Nam là nước duy nhất hiện nay trên thế giới có hai hệ thống tiêm chủng vaccine
“Các chuyên gia của Bộ Y tế cho biết vaccine Quinvaxem có tác dụng phòng bệnh có phần tốt hơn vaccine Pentaxim vì sử dụng công nghệ nguyên bào, và nếu vaccine Pentaxim tiêm nhiều thì cũng sẽ có phản ứng, thậm chí có tử vong, nếu việc vận chuyển, sàng lọc trước tiêm và xử lý cấp cứu sự cố sau tiêm không được cải thiện”.
Đánh giá trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành chiều 28/12.
Sau khi báo chí phản ánh những bức xúc của dư luận về tình trạng khan hiếm vaccine phòng bệnh cho trẻ nhỏ tại Hà Nội, Phó thủ tướng nói, Việt Nam là nước duy nhất hiện nay trên thế giới có hai hệ thống tiêm chủng vaccine, bao gồm chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Không nước nào có hai hệ thống như vậy.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, lý do dẫn đến một số trường hợp tử vong sau khi tiêm không phải là do vaccine Quinvaxem. Mà chủ yếu do liên quan đến quá trình vận chuyển vaccine, do sàng lọc trước khi tiêm và xử lý cấp cứu sau khi tiêm nếu có sự cố.
Với kết luận đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế cần nói rõ về những vấn đề này để người dân hiểu đúng bản chất của sự việc.
Cũng theo Phó thủ tướng, ở các nước khi đã xác định số lượng bệnh cần được tiêm vaccine cho toàn dân thì chỉ có một cơ chế là tiêm mở rộng, nghĩa là người dân không phải trả tiền.
Trong khi đó, tiêm chủng dịch vụ trên thế giới được hiểu là tiêm các loại vaccine phòng các bệnh không phổ biến. Hiện có vaccine phòng gần 30 loại bệnh và các nước thường chọn tiêm vaccine phòng 10 - 20 loại bệnh trong tiêm chủng mở rộng, ở nước ta hiện nay là 12 bệnh.
“Việt Nam là nước duy nhất có cơ chế tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ theo nghĩa tiêm dịch vụ thì giá vaccine và công tiêm cũng cao hơn. Đây là hệ quả của cơ chế chuyển dịch từ bao cấp sang xã hội hóa từ nhiều năm, tới lúc cần phải thay đổi”, Phó thủ tướng nói.
Do đó, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng lộ trình để tới 2020 chỉ còn một cơ chế tiêm mở rộng như các nước. Khi đó Nhà nước sẽ chọn một hoặc một số loại vaccine cho mỗi loại bệnh và người dân sẽ được tiêm miễn phí dù chọn loại vaccine nào.
Cùng với đó, Bộ Y tế cần thúc đẩy chương trình đầu tư sản xuất vaccine để có thể chủ động hơn.
Phó thủ tướng cho biết, hiện nay, Bộ Y tế cũng đang xây dựng một nghị định về tiêm vaccine để giải quyết căn bản những vấn đề đặt ra liên quan tới tiêm chủng, trong đó có vấn đề tính đúng, tính đủ giá tiêm vaccine để khắc phục tình trạng cùng một cán bộ y tế, cùng một cơ sở y tế nếu tiêm vaccine mở rộng thì công tiêm được nhà nước, bảo hiểm trả thấp hơn tiêm dịch vụ dễ dẫn tới xu hướng tự nhiên là hướng người dân tiêm dịch vụ.
Ngày 24/12 vừa qua, hàng trăm người dân Hà Nội đã xếp hàng suốt đêm để đăng ký tiêm vaccine dịch vụ Pentaxim cho con em mình vào ngày 25/12 tại phòng tiêm ở 182 Lương Thế Vinh, thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây được cho là điểm đầu tiên tại Hà Nội có loại vaccine này, sau khi nó được tái nhập về Việt Nam.
Tại một số nơi, giá để tiêm loại vaccine này cũng được một số đối tượng làm dịch vụ, môi giới thông báo lên tới 1,8 - 6 triệu đồng, trong khi giá niêm yết chỉ hơn 500 nghìn/mũi tiêm.
Đánh giá trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành chiều 28/12.
Sau khi báo chí phản ánh những bức xúc của dư luận về tình trạng khan hiếm vaccine phòng bệnh cho trẻ nhỏ tại Hà Nội, Phó thủ tướng nói, Việt Nam là nước duy nhất hiện nay trên thế giới có hai hệ thống tiêm chủng vaccine, bao gồm chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Không nước nào có hai hệ thống như vậy.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, lý do dẫn đến một số trường hợp tử vong sau khi tiêm không phải là do vaccine Quinvaxem. Mà chủ yếu do liên quan đến quá trình vận chuyển vaccine, do sàng lọc trước khi tiêm và xử lý cấp cứu sau khi tiêm nếu có sự cố.
Với kết luận đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế cần nói rõ về những vấn đề này để người dân hiểu đúng bản chất của sự việc.
Cũng theo Phó thủ tướng, ở các nước khi đã xác định số lượng bệnh cần được tiêm vaccine cho toàn dân thì chỉ có một cơ chế là tiêm mở rộng, nghĩa là người dân không phải trả tiền.
Trong khi đó, tiêm chủng dịch vụ trên thế giới được hiểu là tiêm các loại vaccine phòng các bệnh không phổ biến. Hiện có vaccine phòng gần 30 loại bệnh và các nước thường chọn tiêm vaccine phòng 10 - 20 loại bệnh trong tiêm chủng mở rộng, ở nước ta hiện nay là 12 bệnh.
“Việt Nam là nước duy nhất có cơ chế tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ theo nghĩa tiêm dịch vụ thì giá vaccine và công tiêm cũng cao hơn. Đây là hệ quả của cơ chế chuyển dịch từ bao cấp sang xã hội hóa từ nhiều năm, tới lúc cần phải thay đổi”, Phó thủ tướng nói.
Do đó, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng lộ trình để tới 2020 chỉ còn một cơ chế tiêm mở rộng như các nước. Khi đó Nhà nước sẽ chọn một hoặc một số loại vaccine cho mỗi loại bệnh và người dân sẽ được tiêm miễn phí dù chọn loại vaccine nào.
Cùng với đó, Bộ Y tế cần thúc đẩy chương trình đầu tư sản xuất vaccine để có thể chủ động hơn.
Phó thủ tướng cho biết, hiện nay, Bộ Y tế cũng đang xây dựng một nghị định về tiêm vaccine để giải quyết căn bản những vấn đề đặt ra liên quan tới tiêm chủng, trong đó có vấn đề tính đúng, tính đủ giá tiêm vaccine để khắc phục tình trạng cùng một cán bộ y tế, cùng một cơ sở y tế nếu tiêm vaccine mở rộng thì công tiêm được nhà nước, bảo hiểm trả thấp hơn tiêm dịch vụ dễ dẫn tới xu hướng tự nhiên là hướng người dân tiêm dịch vụ.
Ngày 24/12 vừa qua, hàng trăm người dân Hà Nội đã xếp hàng suốt đêm để đăng ký tiêm vaccine dịch vụ Pentaxim cho con em mình vào ngày 25/12 tại phòng tiêm ở 182 Lương Thế Vinh, thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây được cho là điểm đầu tiên tại Hà Nội có loại vaccine này, sau khi nó được tái nhập về Việt Nam.
Tại một số nơi, giá để tiêm loại vaccine này cũng được một số đối tượng làm dịch vụ, môi giới thông báo lên tới 1,8 - 6 triệu đồng, trong khi giá niêm yết chỉ hơn 500 nghìn/mũi tiêm.