08:46 28/09/2019

Sinh viên Mỹ nợ như chúa chổm

Bình Minh

Nước Mỹ đang ở trong một cuộc khủng hoảng nợ sinh viên, với số nợ đạt mức cao chưa từng thấy

Những khoản vay học tập đã khiến sinh viên Mỹ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất sau khi ra trường, thậm chí đi làm nhiều năm vẫn không thể trả xong nợ.

Theo trang Business Insider, nước Mỹ đang ở trong một cuộc khủng hoảng nợ sinh viên, với số nợ đạt mức cao chưa từng thấy. Nguyên nhân nằm ở chỗ, từ năm 1970 đến nay, tiền lương ở Mỹ đã tăng 67% nhưng học phí đại học tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều.

Tuy chưa gây ra những hệ lụy lớn như khủng hoảng nợ dưới chuẩn và khủng hoảng tài chính từng xảy ra ở Mỹ cách đây hơn 10 năm, cuộc khủng hoảng nợ sinh viên Mỹ đã và đang tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội nước này, như khiến người trẻ Mỹ không thể tiết kiệm tiền và buộc phải trì hoãn những việc lớn trong cuộc đời như kết hôn, mua nhà, sinh con…

Dưới đây là 10 điều có thể không phải ai cũng biết về cuộc khủng hoảng nợ sinh viên ở Mỹ:

1. Tổng nợ sinh viên ở Mỹ hiện là 1,5 nghìn tỷ USD.

1

Tính bình quân, mỗi sinh viên Mỹ tốt nghiệp năm 2018 gánh khoản nợ học tập 29.800 USD.

2. Học phí đại học ở Mỹ đã tăng gấp đôi từ thập niên 1980

2

Từ cuối thập niên 1980 đến năm 2018, học phí đại học ở Mỹ tăng 213% tại các trường công lập, từ 3.190 USD lên 9.970 USD; và tăng 129% tại các trường tư thục, từ 15.160 USD lên 34.740 USD, sau khi đã tính cả yếu tố lạm phát.

Trong khi đó, tiền lương ở Mỹ trong cùng khoảng thời gian chỉ tăng 67%.

3. Hiện có hơn 3 triệu công dân lớn tuổi của Mỹ vẫn đang phải trả những khoản vay từ thời đi học.

3

Không chỉ giới trẻ Mỹ bận rộn với việc trả nợ vay ăn học, mà có hơn 3 triệu người Mỹ từ 60 tuổi trở lên cũng đang gánh hơn 86 tỷ USD nợ học tập chưa trả được.

4. Vào thời điểm tháng 5/2018, có 101 người ở Mỹ nợ từ 1 triệu USD trở lên tiền vay học tập.

4

Hồi năm 2013, chỉ có 14 người ở Mỹ nợ ít nhất 1 triệu USD vay ăn học từ chương trình của chính phủ liên bang. Nhưng đến năm 2018, con số này đã tăng lên 101 người. Điều này không có gì khó hiểu, bởi từ năm 2004-2012, lãi suất vay sinh viên ở Mỹ đã tăng hơn 6 điểm phần trăm.

Bác sỹ nha khoa Mike Meru là một ví dụ điển hình. Vị nha sỹ này nợ 1.060.945 USD tiền vay ăn học ở thời điểm tháng 5/2018. Nếu không được trả xong, số nợ này có thể tăng lên mức 2 triệu USD trong 2 thập kỷ tới. Điều này cho thấy, cho dù có công việc lương cao, những sinh viên Mỹ phải vay tiền đi học cũng không dễ làm giàu.

5. Các gia đình da màu nợ ăn học nhiều hơn các gia đình da trắng và có khả năng vỡ nợ cao hơn.

5

6. 40% số người vay tiền để học đại học ở Mỹ có thể vỡ nợ trong thời gian từ nay đến 2023.

6

Năm 2018, viện nghiên cứu Brookings Institution công bố một báo cáo về những người phải mất 20 năm mới trả xong nợ vay để học đại học. Báo cáo cho thấy tỷ lệ vỡ nợ vẫn tăng trong thời gian từ 12-20 năm sau khi những người này tốt nghiệp đại học. Dựa trên phân tích, báo cáo kết luận rằng đến năm 2023, 40% số người nợ tiền ăn học ở Mỹ có thể rơi vào cảnh vỡ nợ.

7. Trong số những người xin bảo hộ phá sản theo chương 7 của Luật Phá sản Mỹ, có 32% là những người mang những khoản nợ ăn học.

7

Trong nhóm này, nợ vay để học đại học chiếm bình quân 49% tổng nợ của họ.

8. Các khoản vay học tâp là lý do khiến 13% người Mỹ được hỏi trong một cuộc khảo sát năm 2018 cho biết họ quyết định không sinh con.

8

Cuộc khảo sát này do tờ New York Times thực hiện với những người trong độ tuổi từ 20-45.

"Tôi cảm thấy không thoải mái nếu vay tiền để mua nhà trong khi vẫn còn nợ tiền vay để học đại học", Boon Porcher, một chuyên viên tư vấn chuỗi cung ứng với khoản nợ học tập 32.645 USD sau 5 năm học trường đại học công lập, phát biểu.

9. Đã có những ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng nợ sinh viên ở Mỹ hiện nay với khủng hoảng nợ dưới chuẩn.

9

Vào năm 2017, tỷ lệ quá hạn trả nợ 90 ngày đối với các khoản vay học tập ở Mỹ là 11%. Năm 2010, tỷ lệ quá hạn trả nợ dưới chuẩn (subprime mortgage) ở Mỹ đạt đỉnh ở 11,5%.

10. Gần 50% người trẻ có nợ học tập ở Mỹ cho rằng việc họ vay tiền để đi học là không đáng.

10

Trong một cuộc khảo sát do Business Insider thực hiện mới đây, khi được hỏi việc học đại học có xứng đáng không nếu xét trên tình hình tài chính hiện nay và khoản nợ học tập đã vay, có 21% trả lời "chắc chắn không" và 23% nói "có thể không".