Diện mạo mới của siêu đô thị Hải Phòng sau sáp nhập với Hải Dương

Trương Quốc Cường
Chia sẻ

Theo kế hoạch, đúng 8h ngày 30/6/2025, Lễ công bố hợp nhất tỉnh Hải Dương với thành phố Hải Phòng (lấy tên chung là Hải Phòng) sẽ được thực hiện thống nhất với tất cả các tỉnh, thành phố khác trên cả nước…

Trung tâm hành chính mới của Hải Phòng tại Thủy Nguyên
Trung tâm hành chính mới của Hải Phòng tại Thủy Nguyên

Quyết định này chính thức nâng tầm Hải Phòng trở thành một siêu đô thị có diện tích 3.194,72 km2, tổng dân số hơn 4,6 triệu người. Cùng với đó, Hải Dương không còn là tỉnh độc lập mà trở thành một phần quan trọng của thành phố trực thuộc trung ương với hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.  

Năm 2024, Hải Phòng có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 445.995 tỷ đồng, xếp thứ 5 cả nước về quy mô GRDP, sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai; Hải Dương đứng thứ 11 với GRDP đạt hơn 212.000 tỷ đồng. Cả hai địa phương đều có cơ cấu kinh tế tương đồng với tỷ lệ ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt trên 74%.

Sau khi hợp nhất, thành phố Hải Phòng mới sẽ có GRDP tổng hợp khoảng 658.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. 

Trung tâm hành chính - chính trị của Hải Phòng mới sẽ đặt tại Thủy Nguyên. Công trình này được đánh giá là "công trình thế kỷ" của thành phố với tổng mức đầu tư hơn 2.831 tỷ đồng cùng kiến trúc và quy mô xây dựng đô thị hiện đại nhất nước, trong một không gian phát triển rộng lớn trên diện tích lên tới 13,63 ha.

Hiện Hải Phòng đã thành lập 18 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 7.100 ha, trong đó có 11 khu đã đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 4.410 ha; Hải Dương có 18 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.973 ha, gần 2.300 ha đất đã bàn giao cho chủ đầu tư. 

Đến nay Hải Phòng có trên 1.250 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt trên 33,14 tỷ USD đến từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ; Hải Dương có 605 dự án FDI đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 11,2 tỷ USD.

Sau sáp nhập thành phố mới sẽ có thêm nhiều diện tích đất đai và nguồn lực, tăng sức hút mạnh mẽ đối với các tập đoàn kinh tế cả trong và ngoài nước đến đầu tư, phát triển các khu công nghiệp với quy mô lớn hơn, đặc biệt là các dự án công nghệ cao, các khu đô thị mới và các dịch vụ thương mại, logistics. 

Hải Phòng và Hải Dương hiện đã có các tuyến đường huyết mạch, kết nối quan trọng như: quốc lộ 5, đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng và nhiều tuyến quốc lộ như 37, 37B, 17… Sau hợp nhất thành phố mới sẽ có thêm cơ hội đầu tư, xây dựng mở rộng và lan tỏa mạnh mẽ hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại hơn nữa với các khu vực, vùng miền lân cận, tạo thêm nhiều thuận lợi đa dạng trong  giao thương, phát triển kinh tế.  

Hải Phòng đang là cửa ngõ chính để vận tải, vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa của toàn miền Bắc đi khắp thế giới với cụm cảng biển nước sâu Lạch Huyện, cảng Hải phòng cùng hệ thống kho bãi, logistics đạt tiêu chuẩn và quy mô quốc tế.

Theo thống kê, hiện khoảng 80% hàng hóa, nông sản của Hải Dương đều được lên kế hoạch vận chuyển và xuất qua cảng Hải Phòng, sau hợp nhất, hệ thống cảng biển Hải Phòng sẽ trở thành “sân nhà” của Hải Dương với điều kiện còn thuận lợi hơn nữa.  

Thành phố Hải Phòng mới sẽ phát huy thương hiệu sẵn có là cực tăng trưởng kinh tế mạnh của toàn miền Bắc, cộng hưởng với nguồn lực về con người, tài nguyên, tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp chế biến của Hải Dương, từ đó hình thành chuỗi sản xuất, xuất khẩu đa dạng của một trung tâm kinh tế lớn có sức cạnh tranh cao hơn nữa trên thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.   

Sau sáp nhập thành phố Hải Phòng mới sẽ gồm 67 xã, 45 phường và 2 đặc khu (Bạch Long Vĩ và Cát Hải). Thành phố mới sẽ tiếp tục duy trì các cơ chế đặc thù đã và đang thực hiện tại hai địa phương, đồng thời xem xét áp dụng các mô hình quản trị hiện đại, gọn gọn hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Các lãnh đạo hai địa phương đã thống nhất phương án kết hợp hài hòa các quy định, quy hoạch và thủ tục pháp lý giữa hai khu vực, đảm bảo tiếp tục duy trì và phát triển môi trường đầu tư minh bạch, ổn định, tạo thêm nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Việc hợp nhất Hải Phòng và Hải Dương đã được Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu khẳng định là thời cơ lịch sử để xây dựng Hải Phòng thành một siêu đô thị hiện đại.     

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con