CEO IPP Lê Hồng Thủy Tiên: Kiến nghị có cơ chế đặc biệt cho du lịch như thành lập khu phi thuế quan, bán hàng miễn thuế

An Nhiên
Chia sẻ

IPP đề xuất mô hình factory outlet (trung tâm bán hàng giảm giá) trong khu phi thuế quan, để thu hút du khách trong ngoài nước, nếu mở được ở Việt Nam, thì đây sẽ là mô hình đầu tiên trong khu vực, thu hút và giữ ngoại tệ cho Việt Nam...

Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương.
Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương.

Trong bài tham luận gửi Diễn đàn Kinh tế Xã hội Việt Nam năm 2023 diễn ra ngày 20/9, bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), đã chia sẻ góc nhìn về thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp trên thị trường. 

Theo đó, giai đoạn 2021- 2022, các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng, giãn cách xã hội, căng thẳng giữa Nga - Ukraine, lạm phát, giá xăng dầu, cước vận tải leo thang. Đến đầu 2023 thì do ảnh hưởng tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm, doanh nghiệp rơi vào thế bị động, bị hủy đơn hàng, doanh số sụt giảm. Doanh nghiệp nhỏ, lớn đều gặp khó khăn trước các con sóng dữ của lạm phát và thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng.

Trên cơ sở đó,Tổng giám đốc điều hành IPP đề xuất tới các nhà hoạch định chính sách hàng loạt giải phá, cơ chế đột phá tháo gỡ khó khăn tăng cường nội lực và giúp doanh nghiệp vượt khó. 

Thứ nhất: Đề xuất về chính sách thuế, tài chính, hỗ trợ  - lãi vay: Đã có nhiều kiến nghị và nhiều giải pháp được kịp thời đưa ra nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn, lãi suất sau 4 lần điều chỉnh, hiện đang giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Cần giải pháp cụ thể cho từng nhóm doanh nghiệp, cần có một cơ quan độc lập đánh giá các hỗ trợ cho doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh các hỗ trợ sắp tới một cách thiết thực và hiệu quả hơn.

Thứ hai: Đề xuất cần gỡ bỏ các rào cản. Rà soát lại những quy định thiếu thực tế, không đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn khu vực, thế giới hoặc cao hơn mức cần thiết để tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

Thứ ba: Đề xuất cơ chế chính sách phát triển du lịch. Các nước trong khu vực đang chạy đua để kích cầu du lịch, do đó đề xuất xem xét, ban hành các chính sách đặc biệt nhằm kích cầu du lịch. Các chính sách này bao gồm Đầu tiên, Chính sách thương mại trong khu Phi thuế quan.

Theo Tổng giám đốc điều hành IPP, khi nói đến chính sách này đa số ban ngành đều “tránh né” vì sợ thất thu thuế. Nhưng theo Boston consultant Group, trên thế giới đang có 5.383 khu thương mại tự do và phi thuế quan, riêng Châu Á có 4.052 khu... Nổi bật là khu Jeju (Hàn Quốc) và Hải Nam (Trung Quốc). Các chính sách ưu đãi của họ đã chứng minh Chính phủ không thất thu thuế, mà còn được lợi vì tăng trưởng đầu tư, do khách du lịch đến chữa trị y tế, giáo dục, vui chơi, mua sắm. Khách du lịch nội địa được mua 15 ngàn đô la miễn thuế/người/năm. Kết quả là du lịch tăng trưởng 80%, đầu tư tăng gấp đôi, GDP của Hải Nam tăng 4,2% năm 2022.

IPP đề xuất mô hình factory outlet (trung tâm bán hàng giảm giá) trong khu phi thuế quan, để thu hút du khách trong ngoài nước, nếu mở được ở Việt Nam, thì đây sẽ là mô hình đầu tiên trong khu vực, thu hút và giữ ngoại tệ cho Việt Nam, góp phần cho ngành du lịch Việt Nam có bước nhảy vượt bậc.

Tiếp theo là cửa hàng miễn thuế dưới phố. Các khu miễn thuế tại khu Trung tâm thành phố sẽ giúp thành phố phát triển thương mại giá trị cao và quảng bá sản phẩm của địa phương đến thị trường quốc tế, tăng thu du lịch và thu hút khách du lịch. Ở Hàn Quốc, ngành này đem lại doanh số 16 tỷ đô la/năm cho thành phố Seoul.

Các công ty du lịch lữ hành Việt Nam được hưởng hoa hồng từ việc bán hàng miễn thuế, sẽ giải quyết bài toán giảm giá tour/vé máy bay, giá khách sạn có thể cạnh tranh với các tour du lịch trong khu vực.

IPPG với lợi thế phân phối hơn 138 thương hiệu, nếu được tạo điều kiện về mặt bằng trung tâm, và có chính sách Duo Price (bán 2 giá cho - miễn thuế và nội địa ), Tập đoàn sẽ đầu tư hàng loạt các cửa hàng miễn thuế như cửa hàng 3.000mtại Đà Nẵng đang góp phần làm tăng khách du lịch đến TP Đà Nẵng.

Cuối cùng là cơ chế chính sách cho trung tâm tài chính. Từ 2016, Tập đoàn IPP đã thuê công ty Sheerman - Anh Quốc lập Đề án thành lập Trung tâm tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tại Nghị Quyết số 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM tầm nhìn đến 2045, cũng nêu rõ, TP.HCM sẽ là một trung tâm kinh tế tài chính của khu vực châu Á.

Đến nay, TP.HCM đã rất năng động triển khai và đệ trình Đề án lên các bộ ngành. Có nhiều lợi ích khi có trung tâm tài chính như doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý; Nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như được đào tạo chuyển giao nguồn nhân lực tài chính chất lượng cao...

Trung tâm tài chính còn thúc đẩy  phát triển các ngành liên quan như bất động sản, vui chơi giải trí, tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế toàn diện cho thành phố.

"Chúng tôi mong Quốc Hội và Chính phủ quan tâm, sớm ban hành chính sách để TPHCM triển khai trung tâm tài chính vừa khơi thông dòng vốn, tăng cường nội lực cho doanh nghiệp, vừa đánh dấu bước phát triển của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới", bà Lê Hồng Thủy Tiên kiến nghị. 

 

Bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương: "TS Trần Đình Thiên có nói doanh nghiệp Việt Nam “giỏi chịu, sống dai” nhưng “chậm lớn và khó trưởng thành”.

Tôi rất trăn trở với câu nói này, không phải doanh nghiệp muốn “chậm lớn”, ngoài những doanh nghiệp rất “liều” đã dùng thuốc “tăng trọng”, “lớn nhanh” rồi “ngã bệnh” thậm chí lăn đùng ra “chết yểu”, thì vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chân chính, chịu khó đầu tư tìm tòi học hỏi, muốn “lớn và trưởng thành” một cách bài bản, nhưng bị vướng  “cơ chế” và thiếu các “chính sách mang tính chiến lược bền vững”.

Cuối cùng, tôi muốn tôn vinh sự kiên nhẫn và quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam trong đó có IPPG. Chúng tôi đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng chúng tôi có sáng tạo trong cái khó để phát triển, có sức bật vươn lên và có niềm  tin  vào sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Tôi muốn kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia, Quốc Hội, Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội để tạo ra hành lang pháp luật hợp lý, thông thoáng, “tránh đổ thừa do cơ chế”, để doanh nghiệp có thể làm được nhanh những gì luật cho phép -  thúc đẩy sự phát triển và đổi mới". 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con