Tesla liên tục dính lùm xùm

Khôi Nguyên
Phát biểu tại một sự kiện do Bloomberg tổ chức ngày 21/6, Musk cho biết Tesla sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động làm công ăn lương trong ba tháng tới, đồng thời tăng số lượng nhân viên làm việc theo giờ.
Những câu chuyện liên quan đến Elon Musk và Tesla luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Những câu chuyện liên quan đến Elon Musk và Tesla luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt.

Trước đó, một báo cáo hồi đầu tháng từ Reuters thông tin, Elon Musk muốn cắt giảm 10% số việc làm. Trong báo cáo, Musk nói rằng ông có "cảm giác cực kỳ tồi tệ" về nền kinh tế.

Nhưng trong một email tiếp theo gửi đến nhân viên Tesla, Musk đã làm rõ hơn với thông tin công ty sẽ giảm 10% số người làm công ăn lương và tăng nhân viên làm việc theo giờ.

Musk nói điều này có nghĩa là thông báo sa thải của Tesla sẽ ảnh hưởng đến khoảng 3,5% lực lượng lao động tổng thể của hãng. Những người làm công ăn lương hiện chiếm khoảng 2/3 số nhân viên Tesla.

Vào ngày 19/6, hai cựu nhân viên của Tesla đã đệ đơn kiện công ty với cáo buộc vi phạm luật liên bang của Mỹ về việc “sa thải hàng loạt”.

Theo Đạo luật Thông báo về Điều chỉnh và Đào tạo lại Người lao động của Mỹ, người sử dụng lao động phải thông báo trước 60 ngày về việc ngừng việc hàng loạt hoặc đóng cửa nhà máy.

Cách đối xử của Musk với người lao động đang bị giám sát chặt chẽ. Gần đây, ông đã nói với các nhân viên Tesla rằng họ nên đến văn phòng ít nhất 40 giờ một tuần hoặc rời khỏi công ty.

Công ty cũng đã phải đối mặt với cáo buộc phân biệt chủng tộc đối với công nhân da đen. Vào tháng 2, Bộ Việc làm Công bằng và Nhà ở của California đã kiện Tesla về các khiếu nại về hành vi phân biệt chủng tộc cũng như vấn nạn quấy rối.

Trong khi đó, khi được hỏi về viễn cảnh nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái, Musk cho biết điều đó là “không thể tránh khỏi vào một thời điểm nào đó”.

Hiện Mỹ đang đối mặt với lạm phát ở mức cao trong lịch sử, các nhà kinh tế đang lo lắng về viễn cảnh “lạm phát đình trệ”, nơi giá cả tăng nhưng tăng trưởng kinh tế suy giảm.

Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng đã tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994 trong nỗ lực kiềm chế lạm phát cao.

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.