09:43 06/11/2017

Thách thức quản trị nguồn nhân lực

Bảo Châu

Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích và cũng là thách thức cho công tác quản trị nguồn nhân lực

Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với Đại học Benedictine tạo điều kiện cho học viên Việt Nam được theo học một chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam, nhận bằng quốc tế với chi phí thấp.
Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với Đại học Benedictine tạo điều kiện cho học viên Việt Nam được theo học một chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam, nhận bằng quốc tế với chi phí thấp.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khiếncôngtác quản trị nguồn nhân lực đứng trước nhiều thách thức hơn bao giờ hết. Không chỉ đội ngũ quản trị nhân sự, các lãnh đạo của công ty mà ngay cả quản lý cấp trung cũng cần phải nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt là việc sử dụng linh hoạt các công nghệ vào công tác quản lý.

Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích và cũng là thách thức cho công tác quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp. Sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội, youtube, học tập trực tuyến làm cho công tác tuyển dụng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Công tác đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng cũng dễ dàng triển khai hơn trước. 

Dưới góc nhìn người làm nhân sự lâu năm và hiện đang triển khai dịch vụ tuyển dụng cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, bà Yến Đỗ, Giám đốc điều hành tại GPO (www.gpo.com.vn), chia sẻ,  hiện doanh nghiệp Việt đang đương đầu với nhiều thách thức về công tác quản trị nguồn nhân lực: doanh nghiệp cỡ vừa và lớn đang thiếu nguồn nhân lực quản lý từ trung đến cao cấp, đặc biệt là cao cấp (C-level) thực sự có đủ năng lực đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.

Bà Yến Đỗ cũng cho rằng, hiện đang có độ chênh giữa kỳ vọng của doanh nghiệp và kỳ vọng của ứng viên cao cấp. Doanh nghiệp thường muốn ứng viên phải "thể hiện" năng lực, cống hiến trước khi nhận thành quả trong khi các ứng viên "cao cấp" đa phần muốn "nhận" ngay nhiều hơn thay vì "cho" trước. 

Doanh nghiệp ở mọi quy mô, đặc biệt là SMEs đang đau đầu với vấn nạn thích nhảy việc, thích trải nghiệm nhiều môi trường làm việc của thế hệ "Yolo" (9x), là phân khúc nguồn nhân lực ở cấp nhân viên. 

Các bạn trẻ 9X không có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, chỉ vào làm ở doanh nghiệp để thử nghiệm, trải nghiệm một thời gian, "nhảy" nhiều nơi để biết nhiều thứ, trải nghiệm nhiều môi trường nhưng lại không thích chuyên sâu thứ gì. 

Điều này dẫn đến mất thời gian của cả hai phía: doanh nghiệp mất thời gian và chi phí tuyển dụng và đào tạo, ứng viên trẻ mất thời gian "nhảy nhót" thay vì đi sâu vào một chuyên môn để sớm giúp mình trưởng thành. Tâm lý thích và chọn cái dễ, ngại khó, ngại khổ đang hiện hữu trong giới trẻ hiện nay.

Đối mặt với những thách thức mới trong quản trị nguồn nhân lực ở thời đại 4.0, các nhà quản lý cũng phải không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết để được cập nhật về các xu hướng mới trong quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là hiểu được tâm lý, hành vi của lực lượng lao động trẻ. Các nội dung này đã bắt đầu được thảo luận trong những chương trình thạc sĩ cao cấp về quản trị nguồn nhân lực, như chương trình thạc sĩ của Đại học Hawaii hoặc của Đại học Benedictine (liên kết với Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội). 

Với 17 khóa đào tạo Việt Nam, Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với Đại học Benedictine đã liên tục được cập nhật, cải tiến theo thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực

Chương trình mang đến cho học viên Việt Nam một chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế nhận bằng quốc tế với chi phí thấp. 

Toàn bộ chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh. Chương trình giảng dạy, chất lượng đào tạo do Đại học Benedictine trực tiếp quản lý theo tiêu chuẩn của Đại học Benedictine tại Hoa Kỳ bao gồm: giảng viên đạt chuẩn quốc tế với phương pháp giảng dạy tiên tiến;  tài liệu học tập cập nhật và  trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại. Chương trình có 2 chuyên ngành: Quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực.

Về khung chương trình đào tạo, đại diện nhà trường cho biết, chương trình gồm 64 tín chỉ, trong đó 32 tín chỉ do các giáo sư đến từ Đại học Benedictine giảng dạy và 32 tín chỉ do các giảng viên Việt Nam có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và đã từng tu nghiệp tiến sĩ tại nước ngoài giảng dạy.

Là một trong những học viên tốt nghiệp khóa học, ông  Phạm Hùng Cường, Giám đốc kinh doanh Intercontinental khẳng định, khóa học rất hay, bổ ích, mang tính thực tiễn cao. "Những kiến thức các giảng viên truyền đạt đều được tôi áp dụng linh hoạt vào công việc thực tế, đem lại kết quả rất tốt", ông Phạm Hùng Cường chia sẻ.

Bà Hoàng Lan Hương, Giám đốc Công ty Hà Nội Lab, cho hay, khóa học đã giúp bà mạnh dạn làm một cuộc cách mạng để thay đổi cách quản trị và làm mới lại công ty Hà  Nội Lab, từ đó giúp Hà Nội Lab gặt hái được nhiều thành công.