09:00 28/11/2019

Tham quan Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của Công ty VWS

Xuân Nghi

Đoàn tham quan của khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp.HCM, đã đến tìm hiểu quy trình vận hành và xử lý chất thải, tại Khu liên hợp xử lý chất thải của Công ty VWS

Ông Kevin Moore đang giới tthiệu cho sinh viên về quy trình vận hành tại VWS.
Ông Kevin Moore đang giới tthiệu cho sinh viên về quy trình vận hành tại VWS.

Ngày 27/11/2019, đoàn tham quan của khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp.HCM, đã đến tìm hiểu quy trình vận hành và xử lý chất thải, tại Khu liên hợp xử lý chất thải của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).

Đoàn tham quan gồm 31 thành viên, trong đó có 29 sinh viên năm thứ 4 và 2 cán bộ, thuộc ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, kho Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Tp.HCM.

Giới thiệu về quy trình vận hành và xử lý chất thải của Công ty VWS, ông Kevin Moore, Giám đốc điều hành VWS đã điểm qua vài nét về quá trình hoạt động tại Việt Nam trong thời gian qua từ lúc bắt đầu triển khai dự án xử lý chất thải (năm 2005) theo công nghệ tốt nhất thế giới của Hoa Kỳ (Công ty VWS vốn 100% từ Hoa Kỳ) đầu tiên tại Việt Nam, đến nay đã cơ bản giải quyết được bài toán thu gom - xử lý rác thải cho Tp.HCM, địa phương có khối lượng rác thải lớn nhất cả nước, với dân số xấp xỉ 10 triệu dân.

Đoàn tham quan đã được tìm hiểu về các quy trình xử lý chất thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước; tham quan thực tế nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy sản xuất phân compost,… Không giống như các đoàn học sinh phổ thông trước đây từng đến tham quan, tìm hiểu quy trình vận hành, xử lý chất tải tại VWS mà qua khảo sát thực tế giúp các em hình thành ý thức về vấn đề nguy hại của rác thải ngay từ khi còn nhỏ, từ đó có những hành động đúng đối với rác thải xung quanh mình.

Đây là các sinh viên năm cuối của ngành môi trường, đang chuẩn bị hành trang bước vào đời, nên ông Kevin Moore trong suốt thời gian giới thiệu về hoạt động của VWS, đã chủ động tạo nhiều tình huống về môi trường, về rác thải, thói quen rác thải, xả rác của người trẻ nói chung, giới trẻ thành thị nói riêng, trong đó có không ít là học sinh sinh viên.

2

Sinh viên tham quan trực tiếp Nhà máy xử lý nước rỉ rác thành nước sạch.

Nêu nhiều tình huống thực tế, sinh động, ông Kevin Moore nhằm kích thích óc tư duy của các bạn sinh viên; đồng thời, qua nhiều câu hỏi gợi mở liên hệ với kiến thức được học tại trường, vị kỹ sư người Mỹ này muốn đòi hỏi các bạn sinh viên năng động hơn nữa trong việc biến kiến thức ở giảng đường, thành những bài tập thực hành cho công việc sắp tới của mình. Rất nhiều sinh viên đã tỏ ra rất thích thú khi lần đầu tiên được nghe thuyết trình, hướng dẫn cụ thể từ một thuyết trình viên người Mỹ ở một dự án về môi trường tại Việt Nam.

Nữ sinh viên Lê Hải Nghi, một thành viên năng nổ trong đoàn, chia sẻ: "Trong suốt những năm học ở trường, các sinh viên chúng em được đi tham quan thực tế, tìm hiểu và học hỏi ở nhiều nhà máy xử lý về môi trường (xử lý rác, xử lý nước, đánh giá tác động môi trường,…) ở nhiều tỉnh, thành và cả ở các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, sinh viên chúng em rất bất ngờ trước quy mô, tầm cỡ và nhất là công nghệ hiện đại của khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước này. Điều đầu tiên ập vào đó chính là "mùi vị". Không khí và môi trường ở khu vực xử lý rác của nhà máy Đa Phước này gần như trong lành và không có mùi hôi. Điều này đã kích thích óc tò mò của các bạn sinh viên. Vì sao, làm thế nào?...".

Hai bạn sinh viên Nguyễn Lâm Định và Cao Phạm Bá Hưng thì có cùng suy nghĩ khi nói rằng: "Đi tham quan lần này, ngoài việc tìm hiểu về quy trình vận hành hiện đại của nhà máy, còn là dịp để các em có định hướng cho công việc khi ra trường".

Còn bạn Đặng Hoàng Gia Bảo thì không giấu giếm: "Em chưa có ý tưởng cụ thể về việc chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp. Giờ thì em cũng đã có một ý tưởng cho đề tài sắp tới rồi ạ!".

Trong khi đó, bạn Hồ Trương Nam Hải, cán bộ khoa và dẫn đoàn tham quan, cho rằng: Các bạn sinh viên không chỉ tham quan để biết hay chỉ để tìm kiếm ý tưởng mới. Khoa tổ chức cho các bạn đi và khi trở về đều phải viết báo cáo thu hoạch nộp khoa. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên ngành môi trường".