11:07 08/01/2017

Trung Quốc đã sẵn sàng các biện pháp trả đũa Donald Trump?

Bình Minh

Theo giới chuyên gia, bất kỳ sự trả đũa nào của Trung Quốc đối với Trump cũng đầy rủi ro

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Trong 10 tháng đầu năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là gần 289 tỷ USD.</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Trong 10 tháng đầu năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là gần 289 tỷ USD.</span>
Trung Quốc đã chuẩn bị cho việc siết chặt giám sát các công ty Mỹ trong trường hợp Tổng thống đắc cử của nước này Donald Trump tung các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc và châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi nhậm chức - hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho hay.

Nguồn tin nói rằng các lựa chọn của Trung Quốc bao gồm biến các công ty nổi tiếng của Mỹ hoặc những công ty Mỹ có hoạt động lớn tại Trung Quốc thành mục tiêu của các cuộc điều tra thuế hoặc chống độc quyền. Các biện pháp khác bao gồm mở các cuộc điều tra chống bán phá giá và giảm việc Chính phủ Trung Quốc mua các sản phẩm Mỹ, theo nguồn tin.

Những tiết lộ này cho thấy căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa hai nước có thể ảnh hưởng lớn như thế nào đến các doanh nghiệp. Trung Quốc đã trở thành mục tiêu công kích thường xuyên của Trump trước và sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói rằng các quan chức thương mại được đề cử trong bộ máy chính quyền Trump tạo thành một “bức màn sắt” chủ nghĩa bảo hộ.

Bất kỳ sự trả đũa nào của Trung Quốc đối với Trump cũng đầy rủi ro. Theo ông Michael Every, trưởng bộ phận nghiên cứu tài chính thuộc ngân hàng Rabobank Group ở Hồng Kông, hành động trả đũa của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự tiếp cận của hàng hóa Trung Quốc với thị trường Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

“Khi một quốc gia có thâm hụt thương mại lớn chống lại một quốc gia có thặng dư thương mại lớn, nước có thâm hụt sẽ thắng”, ông Every nói. “Nước có thặng dư thương mại luôn thua”.

Theo thống kê mới nhất, thặng dư thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong tháng 10 đã giảm còn 31,1 tỷ USD từ mức 32,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2003. Trong 10 tháng đầu năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là gần 289 tỷ USD.

Theo nguồn tin, Chính phủ Trung Quốc đã vạch ra các biện pháp trả đũa Mỹ sau khi thu thập ý kiến từ nhiều bộ ban ngành. Các biện pháp này sẽ chỉ được thực thi nếu Mỹ “ra tay” trước và sau khi được các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ký phê chuẩn.

Trong một bài xã luận đăng ngày 5/1, Thời báo Hoàn cầu cảnh báo rằng Trump sẽ đối mặt với “những cây gậy lớn” nếu ông châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ hoặc khiến cho mối quan hệ Bắc Kinh-Washington trở nên căng thẳng hơn.

“Bên ngoài cổng của Bộ Thương mại Trung Quốc có nhiều hoa, nhưng cũng có những cây gậy lớn giấu bên trong cảnh cửa. Cả hoa và gậy đều đang chờ người Mỹ”, bài báo có đoạn viết.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc đã phạt hãng xe Mỹ General Motors (GM), hãng xe nước ngoài lớn thứ hai tại Trung Quốc, gần 30 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền. Trước đó, Bắc Kinh cáo buộc GM thiết lập giá tối thiểu đối với một số mẫu xe do liên doanh SAIC General Motors sản xuất.

Theo ước tính của công ty Rhodium Group, các công ty đa quốc gia của Mỹ đã đổ hơn 228 tỷ USD vào thị trường Trung Quốc từ năm 1990. Với lợi ích lớn như vậy, các doanh nghiệp Mỹ có cả một lịch sử chống lại  Washington trong các vấn đề thương mại với Trung Quốc.

Vào thập niên 1990, các công ty gồm Boeing, Motorola, và American International Group (AIG) đã tham gia vào các nỗ lực vận động hành lang trong cuộc chiến hàng năm nhằm gia hạn địa vị quốc gia được ưu đãi của Trung Quốc. Địa vị này giúp hàng hóa từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ được hưởng thuế quan thấp.

Năm 2011, các tổ chức thương mại đại diện cho nhiều công ty lớn của Mỹ gồm Microsoft và  Wal-Mart đã vận động chống lại một dự luật nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc phải tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.