Thêm một đại học chuyên ngành tài chính – ngân hàng
Từ quý I/2008, một trường đại học mới sẽ ra đời với các chuyên ngành đào tạo về tài chính – chứng khoán – ngân hàng
Từ quý I/2008, một trường đại học mới sẽ ra đời với các chuyên ngành đào tạo về tài chính – chứng khoán – ngân hàng.
Đây là trường Đại học Đại Nam, được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cấp ngày 18/12 vừa qua.
Theo bà Vũ Thị Liên, Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam, điểm khác biệt của trường là sẽ tập trung đào tạo sinh viên chất lượng cao cho ngành tài chính, ngân hàng và chứng khoán.
Tại đây, sinh viên sẽ được gắn kiến thức được học vào thực tế trong kế hoạch liên kết giữa nhà trường với các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán.
Ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đại Nam sẽ đào tạo song song tiếng Anh (trong 4 năm liền) để sinh viên tốt nghiệp có thể đạt trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 750 điểm.
Trong chuyên ngành cụ thể, trường này sẽ đưa vào chương trình giảng dạy các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ thẻ Visa, Master; đào tạo sử dụng phần mềm Core Banking của Temenos… Về lâu dài, Đại học Đại Nam sẽ là địa chỉ đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Đầu tuần này, Đại học Đại Nam đã chính thức ký văn bản hợp tác với 3 ngân hàng thương mại, gồm Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB).
Với thỏa thuận trên, 3 ngân hàng này sẽ là các địa chỉ cung cấp, hỗ trợ sinh viên Đại học Đại Nam môi trường thực tế để áp dụng các kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo. Những ngân hàng này cũng sẽ là địa chỉ lâu dài tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Đại Nam.
Theo Hiệu trưởng Vũ Thị Liên, ngoài xây dựng một đội ngũ giáo viên giỏi, có kinh nghiệm và thành công trong thực tế, thế mạnh của Đại học Đại Nam là khả năng tạo lập một môi trường để sinh viên vừa học vừa thể nghiệm.
Dự kiến ngay trong quý I/2008, Đại học Đại Nam sẽ tuyển sinh với chỉ tiêu 600 sinh viên cho 3 chuyên ngành đào tạo là Tài chính – Ngân hàng, Kế toán và Ngoại ngữ.
Đây là trường Đại học Đại Nam, được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cấp ngày 18/12 vừa qua.
Theo bà Vũ Thị Liên, Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam, điểm khác biệt của trường là sẽ tập trung đào tạo sinh viên chất lượng cao cho ngành tài chính, ngân hàng và chứng khoán.
Tại đây, sinh viên sẽ được gắn kiến thức được học vào thực tế trong kế hoạch liên kết giữa nhà trường với các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán.
Ngoài chương trình đào tạo theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đại Nam sẽ đào tạo song song tiếng Anh (trong 4 năm liền) để sinh viên tốt nghiệp có thể đạt trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 750 điểm.
Trong chuyên ngành cụ thể, trường này sẽ đưa vào chương trình giảng dạy các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ thẻ Visa, Master; đào tạo sử dụng phần mềm Core Banking của Temenos… Về lâu dài, Đại học Đại Nam sẽ là địa chỉ đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Đầu tuần này, Đại học Đại Nam đã chính thức ký văn bản hợp tác với 3 ngân hàng thương mại, gồm Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB).
Với thỏa thuận trên, 3 ngân hàng này sẽ là các địa chỉ cung cấp, hỗ trợ sinh viên Đại học Đại Nam môi trường thực tế để áp dụng các kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo. Những ngân hàng này cũng sẽ là địa chỉ lâu dài tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Đại Nam.
Theo Hiệu trưởng Vũ Thị Liên, ngoài xây dựng một đội ngũ giáo viên giỏi, có kinh nghiệm và thành công trong thực tế, thế mạnh của Đại học Đại Nam là khả năng tạo lập một môi trường để sinh viên vừa học vừa thể nghiệm.
Dự kiến ngay trong quý I/2008, Đại học Đại Nam sẽ tuyển sinh với chỉ tiêu 600 sinh viên cho 3 chuyên ngành đào tạo là Tài chính – Ngân hàng, Kế toán và Ngoại ngữ.