Thuế thu nhập cá nhân và nguy cơ chảy máu chất xám
Với một số điều chỉnh trong dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ “chảy máu” chất xám
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp nhận và chỉnh sửa một số vấn đề trong dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia: Sự điều chỉnh vẫn để lại bất cập cũ; song lại tạo ra sự phức tạp và không phù hợp mới.
TS. Nguyễn Quang A cảnh báo: Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ “chảy máu” chất xám; không thu hút được chất xám và chuyển giao công nghệ. Hơn thế là tạo ra sự ít công bằng hơn trong xã hội.
Thui chột động lực phát triển
TS. Quang A phản biện gay gắt việc đánh thuế luỹ tiến quá cao. TS. Quang A phân tích: Các cụ đã có câu "một người lo bằng kho người làm". Việt Nam hiện không thiếu nhân công mà thiếu nghiêm trọng đội ngũ "người lo" - những người có tri thức, trình độ cao trong quản lý và quản trị. Trên thực tế, họ cũng là người lao động, họ cũng phải học và làm thêm giờ.
Nếu đánh thuế quá cao (7 bậc với 35%) thì Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" chất xám. Người giỏi của Việt Nam sẽ bỏ ra nước ngoài; người giỏi của nước ngoài ngại đến Việt Nam. Khi đó Việt Nam vừa "chảy máu", vừa không thu hút được chất xám. Đặc biệt Việt Nam sẽ thất bại trong thu hút và "chuyển giao công nghệ bậc cao" là kỹ năng quản trị hay những tri thức không thể viết thành sách, mà chỉ học hỏi qua thực tế hằng ngày.
TS. Quang A kết luận: Đây là điều cực kỳ nguy hiểm khi làm thui chột động lực phát triển đất nước. Người giỏi sẽ thấy vô lý khi mà họ càng vất vả để tạo ra nhiều của cải, thu nhập thì lại càng bị đánh thuế cao. Sự bất hợp lý này không khuyến khích được sự sáng tạo và khả năng vươn lên; làm xói mòn sự hăng say làm giàu.
Vì thế, TS. Quang A cho rằng không cần có sự ưu ái; song phải tạo ra được sự cạnh tranh. Việt Nam cần nhìn sang các nước xem họ đánh thuế bao nhiêu. Nếu như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore... đánh cao nhất là 25% thì Việt Nam chỉ nên đánh 23% đến 24% là cùng. Sự cạnh trang này giúp Việt Nam có được động lực trí tuệ của dân tộc, cũng như thu hút chất xám ngoài nước để phát triển.
Thêm một quy định làm mất tính công bằng
Đó là quy định tại mục 11, điều 5 bản tiếp thu và điều chỉnh. Quy định ghi rõ, miễn thuế "thu nhập từ cổ tức của người lao động là cổ đông được mua cổ phần ưu đãi trong doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá" (bản dự thảo không có quy định này).
Số đông các chuyên gia được hỏi đều phản ứng, bởi lẽ: Cổ tức thực chất là thu nhập lãi từ doanh nghiệp. Các chuyên gia phân tích: Trong khi số đông người lao động ở các công ty chưa cổ phần hóa hoặc chưa được cổ phần hóa không được ưu đãi mua cổ phần, thu nhập hằng tháng phải chịu thuế thì người lao động trong công ty cổ phần hóa lại được ưu ái miễn thuế.
Các chuyên gia cũng đặt câu hỏi: Ai là những người sở hữu nhiều cổ phần trong các công ty? Phải chăng đó chính là các "đại gia" ở chính các công ty này. Bên cạnh đó, sự phân biệt đối xử càng gay gắt hơn khi mà đông đảo nhà đầu tư mua cổ phiếu theo giá thị trường, chịu nhiều rủi ro thì lãi bị đánh thuế; trong khi đó người lao động đã được mua cổ phần ưu đãi (giá thấp hơn thị trường, thậm chí bằng mệnh giá) lại không phải chịu thuế phần lãi này.
Phức tạp và thiếu tính nhân văn?
Sự bất cập và phức tạp thể hiện ở tình huống: Vợ hoặc chồng "thất nghiệp" theo kiểu không làm ở cơ quan Nhà nước - khi đó sẽ là diện người phụ thuộc. Thế nhưng, thực tế cá nhân này lại có thể buôn bán hay "làm ngoài" và có thu nhập cao.
Luật gia Hữu Dung cho rằng: Với cơ chế tiền mặt thì cơ quan thuế không thể xác định được người này "có thu nhập vượt quá quy định của Chính phủ". Thậm chí, dù có thu nhập cao, nhưng họ sẵn sàng gian dối để lách thuế. Khi đó, gánh nặng "xác nhận người phụ thuộc" sẽ đặt lên cơ quan hành chính; và từ đây có thể phát sinh tiêu cực.
Ông Dung cũng cho rằng, biểu thuế 7 bậc cũng phức tạp khi kê khai thực hiện. Bên cạnh đó, việc lách thuế cũng "dễ như bỡn" khi người bán bất động sản với số tiền lớn; song lại thể hiện trên giấy tờ khoản tiền nhỏ...
Theo bà Nguyễn Thị Liên - một cán bộ về hưu - khi được hỏi cũng cho rằng: Nếu quy định diện người phụ thuộc như hiện nay thì "làm khó" người dân và thiếu tính nhân văn. Bà Liên nói: Tôi chứng kiến nhiều gia đình cả ông bà, bố mẹ, anh em trong nhà phải "hy sinh" chỉ để tập trung đầu tư ăn học cho một người, với mong muốn "một người làm quan, cả họ được nhờ".
Khi đi làm và có thu nhập thì chỉ ông bà, bố mẹ được tính là người phụ thuộc, còn các em nheo nhóc đằng sau vẫn đang đi học thì không được tính. Đây là bất cập trong chính bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
* TS. Quang A: Sự đơn giản của luật giúp cơ quan thuế dễ quản lý; người dân dễ hiểu và dễ thực hiện. Từ đây, tính minh bạch của luật được phát huy, vừa giúp chống tham nhũng hiệu quả, vừa xây dựng niềm tin của nhân dân đối với luật và cơ quan thi hành luật. Ngược lại, luật phức tạp và có những lỗ hổng thì người dân lách luật. Không thể gọi đây là "gian dối", nhưng nó tạo ra khuyến khích ngược là người dân tìm lỗ hổng để lách luật. Nếu cả xã hội tìm cách và học nhau "lách luật nhà nước", thì cái mất của Việt Nam là vô cùng lớn mà sau này nhiều thế hệ có khi mới khôi phục được.
Miễn thuế đối với kiều hối, tiền làm thêm giờ và từ cổ tức: Với việc miễn thuế tiền làm thêm giờ, UB Thường vụ Quốc hội cảnh báo những khó khăn cơ quan thuế gặp phải trong quản lý, đặc biệt là khó tránh khỏi việc lách thuế. Đối với việc miễn thuế từ kiều hối, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lập luận: Nếu đánh thuế thì khoản ngoại tệ này có thể sẽ không được chuyển về nước qua ngân hàng, dẫn đến việc Nhà nước không thu được thuế, vừa không quản lý được ngoại hối.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bỏ quy định "không thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân đã có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở từ 5 năm trở lên". Vẫn giữ thu nhập từ cổ tức vào diện chịu thuế, nhưng với mức 5%, thay cho 10-20% như dự thảo.
Đề nghị chưa đánh thuế thu nhập từ thị trường chứng khoán: Đây là đề nghị của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) tại văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan. VASB cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang còn trong thời kỳ quá non trẻ; người tham gia chơi chứng khoán cũng phải lao tâm khổ tứ; kinh doanh cổ phiếu có lúc thắng lúc thua, lỗ chẳng được ai bù.
Vì vậy, nếu đánh thuế thu nhập cá nhân từ thị trường chứng khoán ở thời điểm này, dễ dẫn đến việc nhà đầu tư không tham gia thị trường, làm chậm tiến độ cổ phần hóa, hạn chế doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
TS. Nguyễn Quang A cảnh báo: Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ “chảy máu” chất xám; không thu hút được chất xám và chuyển giao công nghệ. Hơn thế là tạo ra sự ít công bằng hơn trong xã hội.
Thui chột động lực phát triển
TS. Quang A phản biện gay gắt việc đánh thuế luỹ tiến quá cao. TS. Quang A phân tích: Các cụ đã có câu "một người lo bằng kho người làm". Việt Nam hiện không thiếu nhân công mà thiếu nghiêm trọng đội ngũ "người lo" - những người có tri thức, trình độ cao trong quản lý và quản trị. Trên thực tế, họ cũng là người lao động, họ cũng phải học và làm thêm giờ.
Nếu đánh thuế quá cao (7 bậc với 35%) thì Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ "chảy máu" chất xám. Người giỏi của Việt Nam sẽ bỏ ra nước ngoài; người giỏi của nước ngoài ngại đến Việt Nam. Khi đó Việt Nam vừa "chảy máu", vừa không thu hút được chất xám. Đặc biệt Việt Nam sẽ thất bại trong thu hút và "chuyển giao công nghệ bậc cao" là kỹ năng quản trị hay những tri thức không thể viết thành sách, mà chỉ học hỏi qua thực tế hằng ngày.
TS. Quang A kết luận: Đây là điều cực kỳ nguy hiểm khi làm thui chột động lực phát triển đất nước. Người giỏi sẽ thấy vô lý khi mà họ càng vất vả để tạo ra nhiều của cải, thu nhập thì lại càng bị đánh thuế cao. Sự bất hợp lý này không khuyến khích được sự sáng tạo và khả năng vươn lên; làm xói mòn sự hăng say làm giàu.
Vì thế, TS. Quang A cho rằng không cần có sự ưu ái; song phải tạo ra được sự cạnh tranh. Việt Nam cần nhìn sang các nước xem họ đánh thuế bao nhiêu. Nếu như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore... đánh cao nhất là 25% thì Việt Nam chỉ nên đánh 23% đến 24% là cùng. Sự cạnh trang này giúp Việt Nam có được động lực trí tuệ của dân tộc, cũng như thu hút chất xám ngoài nước để phát triển.
Thêm một quy định làm mất tính công bằng
Đó là quy định tại mục 11, điều 5 bản tiếp thu và điều chỉnh. Quy định ghi rõ, miễn thuế "thu nhập từ cổ tức của người lao động là cổ đông được mua cổ phần ưu đãi trong doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá" (bản dự thảo không có quy định này).
Số đông các chuyên gia được hỏi đều phản ứng, bởi lẽ: Cổ tức thực chất là thu nhập lãi từ doanh nghiệp. Các chuyên gia phân tích: Trong khi số đông người lao động ở các công ty chưa cổ phần hóa hoặc chưa được cổ phần hóa không được ưu đãi mua cổ phần, thu nhập hằng tháng phải chịu thuế thì người lao động trong công ty cổ phần hóa lại được ưu ái miễn thuế.
Các chuyên gia cũng đặt câu hỏi: Ai là những người sở hữu nhiều cổ phần trong các công ty? Phải chăng đó chính là các "đại gia" ở chính các công ty này. Bên cạnh đó, sự phân biệt đối xử càng gay gắt hơn khi mà đông đảo nhà đầu tư mua cổ phiếu theo giá thị trường, chịu nhiều rủi ro thì lãi bị đánh thuế; trong khi đó người lao động đã được mua cổ phần ưu đãi (giá thấp hơn thị trường, thậm chí bằng mệnh giá) lại không phải chịu thuế phần lãi này.
Phức tạp và thiếu tính nhân văn?
Sự bất cập và phức tạp thể hiện ở tình huống: Vợ hoặc chồng "thất nghiệp" theo kiểu không làm ở cơ quan Nhà nước - khi đó sẽ là diện người phụ thuộc. Thế nhưng, thực tế cá nhân này lại có thể buôn bán hay "làm ngoài" và có thu nhập cao.
Luật gia Hữu Dung cho rằng: Với cơ chế tiền mặt thì cơ quan thuế không thể xác định được người này "có thu nhập vượt quá quy định của Chính phủ". Thậm chí, dù có thu nhập cao, nhưng họ sẵn sàng gian dối để lách thuế. Khi đó, gánh nặng "xác nhận người phụ thuộc" sẽ đặt lên cơ quan hành chính; và từ đây có thể phát sinh tiêu cực.
Ông Dung cũng cho rằng, biểu thuế 7 bậc cũng phức tạp khi kê khai thực hiện. Bên cạnh đó, việc lách thuế cũng "dễ như bỡn" khi người bán bất động sản với số tiền lớn; song lại thể hiện trên giấy tờ khoản tiền nhỏ...
Theo bà Nguyễn Thị Liên - một cán bộ về hưu - khi được hỏi cũng cho rằng: Nếu quy định diện người phụ thuộc như hiện nay thì "làm khó" người dân và thiếu tính nhân văn. Bà Liên nói: Tôi chứng kiến nhiều gia đình cả ông bà, bố mẹ, anh em trong nhà phải "hy sinh" chỉ để tập trung đầu tư ăn học cho một người, với mong muốn "một người làm quan, cả họ được nhờ".
Khi đi làm và có thu nhập thì chỉ ông bà, bố mẹ được tính là người phụ thuộc, còn các em nheo nhóc đằng sau vẫn đang đi học thì không được tính. Đây là bất cập trong chính bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay.
* TS. Quang A: Sự đơn giản của luật giúp cơ quan thuế dễ quản lý; người dân dễ hiểu và dễ thực hiện. Từ đây, tính minh bạch của luật được phát huy, vừa giúp chống tham nhũng hiệu quả, vừa xây dựng niềm tin của nhân dân đối với luật và cơ quan thi hành luật. Ngược lại, luật phức tạp và có những lỗ hổng thì người dân lách luật. Không thể gọi đây là "gian dối", nhưng nó tạo ra khuyến khích ngược là người dân tìm lỗ hổng để lách luật. Nếu cả xã hội tìm cách và học nhau "lách luật nhà nước", thì cái mất của Việt Nam là vô cùng lớn mà sau này nhiều thế hệ có khi mới khôi phục được.
Miễn thuế đối với kiều hối, tiền làm thêm giờ và từ cổ tức: Với việc miễn thuế tiền làm thêm giờ, UB Thường vụ Quốc hội cảnh báo những khó khăn cơ quan thuế gặp phải trong quản lý, đặc biệt là khó tránh khỏi việc lách thuế. Đối với việc miễn thuế từ kiều hối, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lập luận: Nếu đánh thuế thì khoản ngoại tệ này có thể sẽ không được chuyển về nước qua ngân hàng, dẫn đến việc Nhà nước không thu được thuế, vừa không quản lý được ngoại hối.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bỏ quy định "không thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân đã có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở từ 5 năm trở lên". Vẫn giữ thu nhập từ cổ tức vào diện chịu thuế, nhưng với mức 5%, thay cho 10-20% như dự thảo.
Đề nghị chưa đánh thuế thu nhập từ thị trường chứng khoán: Đây là đề nghị của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) tại văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan. VASB cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang còn trong thời kỳ quá non trẻ; người tham gia chơi chứng khoán cũng phải lao tâm khổ tứ; kinh doanh cổ phiếu có lúc thắng lúc thua, lỗ chẳng được ai bù.
Vì vậy, nếu đánh thuế thu nhập cá nhân từ thị trường chứng khoán ở thời điểm này, dễ dẫn đến việc nhà đầu tư không tham gia thị trường, làm chậm tiến độ cổ phần hóa, hạn chế doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.