Tiêu dùng suy giảm, tổng mức bán lẻ dự kiến vẫn tăng 18-19%
Với nhiều khó khăn và sự suy giảm trong tiêu dùng, dự kiến, tổng mức bán lẻ năm 2012 tăng khoảng 18-19% so với năm 2011
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 9 ước đạt 195,1 nghìn tỷ đồng, tính chung 9 tháng đầu năm 2012 ước đạt 1,713 triệu tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, tại báo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 9 và 9 tháng năm 2012 vừa được công bố, Bộ Công Thương cho rằng, đây là mức tương đối thấp so với cùng kỳ (các năm thông thường tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ so với cùng kỳ thường tăng từ 20-22%).
Theo bộ này, nguyên nhân là do một phần sức mua yếu và một phần do giá hàng hoá tăng thấp (CPI 8 tháng đầu năm chỉ tăng 2,86%, CPI tháng 9 tăng 5,13%, đặc biệt CPI tháng 6 và tháng 7 còn giảm).
Mặc dù mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ lũy kế theo tháng có xu hướng giảm, tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ổn định quanh mức 6,7- 6,8%.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, với 34%, tiếp sau là khu vực kinh tế tư nhân tăng 22,8%, khu vực kinh tế Nhà nước không tăng.
Xét theo ngành thì du lịch có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 30,9%, tiếp đó là ngành dịch vụ tăng 20,3%, ngành thương nghiệp tăng 16,5%.
Theo Bộ Công Thương, thị trường hàng hoá trong nước dồi dào, nguồn cung hàng hoá trên thị trường luôn được đảm bảo, tuy nhiên tiêu dùng chững lại do kinh tế gặp khó khăn, hàng hoá khó tiêu thụ, giá giảm, hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối gặp khó khăn.
Với những khó khăn trên, thị trường hàng hóa các tháng còn lại của năm 2012 có nhiều diễn biến phức tạp, chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là sự suy giảm trong tiêu dùng... Vì thế, Bộ này dự kiến, tổng mức bán lẻ năm 2012 tăng khoảng 18-19% so với năm 2011.
Tuy nhiên, tại báo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 9 và 9 tháng năm 2012 vừa được công bố, Bộ Công Thương cho rằng, đây là mức tương đối thấp so với cùng kỳ (các năm thông thường tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ so với cùng kỳ thường tăng từ 20-22%).
Theo bộ này, nguyên nhân là do một phần sức mua yếu và một phần do giá hàng hoá tăng thấp (CPI 8 tháng đầu năm chỉ tăng 2,86%, CPI tháng 9 tăng 5,13%, đặc biệt CPI tháng 6 và tháng 7 còn giảm).
Mặc dù mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ lũy kế theo tháng có xu hướng giảm, tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ổn định quanh mức 6,7- 6,8%.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, với 34%, tiếp sau là khu vực kinh tế tư nhân tăng 22,8%, khu vực kinh tế Nhà nước không tăng.
Xét theo ngành thì du lịch có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 30,9%, tiếp đó là ngành dịch vụ tăng 20,3%, ngành thương nghiệp tăng 16,5%.
Theo Bộ Công Thương, thị trường hàng hoá trong nước dồi dào, nguồn cung hàng hoá trên thị trường luôn được đảm bảo, tuy nhiên tiêu dùng chững lại do kinh tế gặp khó khăn, hàng hoá khó tiêu thụ, giá giảm, hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối gặp khó khăn.
Với những khó khăn trên, thị trường hàng hóa các tháng còn lại của năm 2012 có nhiều diễn biến phức tạp, chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là sự suy giảm trong tiêu dùng... Vì thế, Bộ này dự kiến, tổng mức bán lẻ năm 2012 tăng khoảng 18-19% so với năm 2011.