VF1 thất hứa?
Quỹ đóng với hai lần tăng vốn dường như là một điều không tưởng, câu chuyện có lẽ chỉ có ở thị trường chứng khoán Việt Nam
Tại sao nhà đầu tư lại mua chứng chỉ quỹ trong khi có thể sử dụng số tiền mua chứng chỉ quỹ đó để tự mình đầu tư? Nhiều lý do được nhắc đến nhưng phổ biến nhất vẫn là tính an toàn khi mua chứng chỉ quỹ.
Tuy nhiên, vẫn còn có một lý do quan trọng hơn để nhà đầu tư chấp nhận việc mua chứng chỉ quỹ, hay nói cách khác, là để cho người khác dùng tiền của mình đem đi đầu tư, đó là niềm tin vào công ty quản lý quỹ.
Quỹ đóng với hai lần tăng vốn dường như là một điều không tưởng, câu chuyện có lẽ chỉ có ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Lần thứ nhất, VF1 tăng vốn từ mức 300 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng. Lần thứ hai, VF1 tiếp tục tăng vốn lên 1.000 tỉ đồng.
Cả hai lần tăng vốn, VF1 đều vấp phải sự phản ứng dữ dội của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ khi mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong đợt phát hành lần đầu, giá của VF1 giảm xuống dưới giá phát hành. Điều này khiến cho ban điều hành quỹ thay đổi phương thức phát hành bằng việc chỉ bán cho cổ đông hiện hữu, không bán cho cổ đông chiến lược nữa, đồng thời giảm giá phát hành xuống 18.167 đồng/cổ phiếu.
Trong đợt phát hành lần thứ hai, với việc đưa ra mức giá phát hành quá cao 33.200 đồng/chứng chỉ quỹ đã khiến cho các cổ đông nhỏ không hào hứng với việc mua vào chứng chỉ quỹ này nữa.
Liên tiếp trong các phiên giao dịch sau đó, giá của VF1 giảm dần đều từ mức 52.500 đồng/chứng chỉ quỹ còn 40.700 đồng/chứng chỉ quỹ trước ngày chốt quyền và sau đó, tiếp tục giảm mạnh và đã xuống thấp hơn cả mức giá phát hành khi có tin ban điều hành quỹ lại thay đổi mức giá phát hành trong khi đã được BVSC và HSC bảo lãnh. Sau đó, ban điều hành quỹ đã quyết định vẫn giữ nguyên phương án phát hành như cũ.
Để tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu tư thực hiện quyền mua chứng chỉ quỹ về VF1, cả ban điều hành quỹ đều công bố sẽ mua vào một lượng lớn chứng chỉ quỹ. Tổng khối lượng đăng ký mua vào là 150.000 chứng chỉ quỹ.
Và thực tế, đợt phát hành của VF1 đã diễn ra thành công khi chủ yếu chỉ có các cổ đông lớn mua vào, trong khi các cổ đông nhỏ đã từ bỏ quyền mua của mình. Hai đơn vị bảo lãnh là Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Công ty Chứng khoán Tp.HCM HSC đã phải thực hiện nốt nhiệm vụ bảo lãnh của mình.
Tuy nhiên, tới ngày 11/10/2007, tức là sau thời gian công bố mua vào 5 tháng, ban điều hành quỹ vẫn không thực hiện việc mua vào bất kỳ một chứng chỉ quỹ nào. Hơn nữa, lý do được đưa ra tại thời điểm này là để tránh ảnh hưởng đến công ty khi thị trường đang ở thời điểm nhạy cảm.
Qua 5 tháng thăng trầm của thị trường, từ lúc đi xuống, đến khi giao dịch tích luỹ và phục hồi, chẳng lẽ ban điều hành quỹ không chọn được thời điểm thị trường không nhạy cảm để mua vào sao? Phải chăng việc công bố mua vào chỉ là một "chiêu" tâm lý nhằm trấn an các nhà đầu tư nhỏ?
Thị trường chứng khoán, thị trường của niềm tin, nhà đầu tư mua cổ phiếu kỳ vọng vào sự tăng trưởng của công ty trong tương lai, mua chứng chỉ quỹ cũng kỳ vọng vào sự gia tăng về NAV. Nhưng cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đều có một điểm chung nữa đó là niềm tin của các cổ đông vào Hội đồng quản trị, ban giám đốc của công ty cũng như những người điều hành quỹ. Khi niềm tin này mất đi thì khả năng có thể tìm được niềm tin của các cổ đông sẽ khó trở lại.
Xem xét tình hình thực tế của VF1 hiện nay, có thể nhận thấy, VF1 có nhiều thuận lợi khi có một nguồn vốn lớn chưa được giải ngân thu được từ đợt tăng vốn lên 1.000 tỉ, có NAV đang cao hơn thị giá khoảng 16% (NAV ngày 5/10/2007 là 39.533 đồng/chứng chỉ quỹ và giá đóng cửa cuối tuần là 33.400 đồng/chứng chỉ quỹ).
Dự báo với việc các cổ phiếu tiếp tục tăng nhẹ trong tuần qua, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng thì NAV của VF1 cũng sẽ tăng nhẹ trong kỳ báo cáo tuần này. Đây sẽ là một cơ hội cho các nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ này.
Mặc dù với VF1, cổ đông nhỏ nắm giữ tỉ lệ không lớn nhưng các giao dịch hàng ngày chủ yếu là giao dịch từ phía các cổ đông nhỏ. Nhưng với việc ban điều hành quỹ tiếp tục không quan tâm đến lợi ích của các cổ đông, đặc biệt là những cổ đông nhỏ thì bài toán niềm tin cần đặt ra.
Với VF1, phí quản lý quỹ là 2%/năm chưa bao gồm mức thưởng thì các cổ đông sẽ được gì khi mà quyền lợi không được đảm bảo?
Tuy nhiên, vẫn còn có một lý do quan trọng hơn để nhà đầu tư chấp nhận việc mua chứng chỉ quỹ, hay nói cách khác, là để cho người khác dùng tiền của mình đem đi đầu tư, đó là niềm tin vào công ty quản lý quỹ.
Quỹ đóng với hai lần tăng vốn dường như là một điều không tưởng, câu chuyện có lẽ chỉ có ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Lần thứ nhất, VF1 tăng vốn từ mức 300 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng. Lần thứ hai, VF1 tiếp tục tăng vốn lên 1.000 tỉ đồng.
Cả hai lần tăng vốn, VF1 đều vấp phải sự phản ứng dữ dội của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ khi mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong đợt phát hành lần đầu, giá của VF1 giảm xuống dưới giá phát hành. Điều này khiến cho ban điều hành quỹ thay đổi phương thức phát hành bằng việc chỉ bán cho cổ đông hiện hữu, không bán cho cổ đông chiến lược nữa, đồng thời giảm giá phát hành xuống 18.167 đồng/cổ phiếu.
Trong đợt phát hành lần thứ hai, với việc đưa ra mức giá phát hành quá cao 33.200 đồng/chứng chỉ quỹ đã khiến cho các cổ đông nhỏ không hào hứng với việc mua vào chứng chỉ quỹ này nữa.
Liên tiếp trong các phiên giao dịch sau đó, giá của VF1 giảm dần đều từ mức 52.500 đồng/chứng chỉ quỹ còn 40.700 đồng/chứng chỉ quỹ trước ngày chốt quyền và sau đó, tiếp tục giảm mạnh và đã xuống thấp hơn cả mức giá phát hành khi có tin ban điều hành quỹ lại thay đổi mức giá phát hành trong khi đã được BVSC và HSC bảo lãnh. Sau đó, ban điều hành quỹ đã quyết định vẫn giữ nguyên phương án phát hành như cũ.
Để tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu tư thực hiện quyền mua chứng chỉ quỹ về VF1, cả ban điều hành quỹ đều công bố sẽ mua vào một lượng lớn chứng chỉ quỹ. Tổng khối lượng đăng ký mua vào là 150.000 chứng chỉ quỹ.
Và thực tế, đợt phát hành của VF1 đã diễn ra thành công khi chủ yếu chỉ có các cổ đông lớn mua vào, trong khi các cổ đông nhỏ đã từ bỏ quyền mua của mình. Hai đơn vị bảo lãnh là Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Công ty Chứng khoán Tp.HCM HSC đã phải thực hiện nốt nhiệm vụ bảo lãnh của mình.
Tuy nhiên, tới ngày 11/10/2007, tức là sau thời gian công bố mua vào 5 tháng, ban điều hành quỹ vẫn không thực hiện việc mua vào bất kỳ một chứng chỉ quỹ nào. Hơn nữa, lý do được đưa ra tại thời điểm này là để tránh ảnh hưởng đến công ty khi thị trường đang ở thời điểm nhạy cảm.
Qua 5 tháng thăng trầm của thị trường, từ lúc đi xuống, đến khi giao dịch tích luỹ và phục hồi, chẳng lẽ ban điều hành quỹ không chọn được thời điểm thị trường không nhạy cảm để mua vào sao? Phải chăng việc công bố mua vào chỉ là một "chiêu" tâm lý nhằm trấn an các nhà đầu tư nhỏ?
Thị trường chứng khoán, thị trường của niềm tin, nhà đầu tư mua cổ phiếu kỳ vọng vào sự tăng trưởng của công ty trong tương lai, mua chứng chỉ quỹ cũng kỳ vọng vào sự gia tăng về NAV. Nhưng cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đều có một điểm chung nữa đó là niềm tin của các cổ đông vào Hội đồng quản trị, ban giám đốc của công ty cũng như những người điều hành quỹ. Khi niềm tin này mất đi thì khả năng có thể tìm được niềm tin của các cổ đông sẽ khó trở lại.
Xem xét tình hình thực tế của VF1 hiện nay, có thể nhận thấy, VF1 có nhiều thuận lợi khi có một nguồn vốn lớn chưa được giải ngân thu được từ đợt tăng vốn lên 1.000 tỉ, có NAV đang cao hơn thị giá khoảng 16% (NAV ngày 5/10/2007 là 39.533 đồng/chứng chỉ quỹ và giá đóng cửa cuối tuần là 33.400 đồng/chứng chỉ quỹ).
Dự báo với việc các cổ phiếu tiếp tục tăng nhẹ trong tuần qua, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng thì NAV của VF1 cũng sẽ tăng nhẹ trong kỳ báo cáo tuần này. Đây sẽ là một cơ hội cho các nhà đầu tư vào chứng chỉ quỹ này.
Mặc dù với VF1, cổ đông nhỏ nắm giữ tỉ lệ không lớn nhưng các giao dịch hàng ngày chủ yếu là giao dịch từ phía các cổ đông nhỏ. Nhưng với việc ban điều hành quỹ tiếp tục không quan tâm đến lợi ích của các cổ đông, đặc biệt là những cổ đông nhỏ thì bài toán niềm tin cần đặt ra.
Với VF1, phí quản lý quỹ là 2%/năm chưa bao gồm mức thưởng thì các cổ đông sẽ được gì khi mà quyền lợi không được đảm bảo?