Vì sao AES bán cổ phần “siêu” dự án điện?
Chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 “gây ngạc nhiên” cho công luận khi công bố việc bán 49% cổ phần
Tập đoàn AES, chủ đầu tư dự án Nhà máy
Nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh, đã “gây ngạc nhiên” cho công
luận khi công bố việc bán 49% cổ phần của dự án cho hai đối tác
ngoại.
Ngạc nhiên là bởi, tập đoàn đến từ Mỹ này đã mất tới bốn năm đàm phán đầy vất vả để đạt được giấy phép dự án, đồng thời, hiện dự án còn chưa được khởi công. Ông Ian Fox, Tổng giám đốc AES tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh kế hoạch này.
Vì sao AES lại bán cổ phần dự án khi mới nhận được giấy phép và chưa khởi công? Có vấn đề gì trong việc huy động vốn cho dự án này không, thưa ông?
Trước hết, xin nhắc lại là chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với các đối tác là Posco Power (Hàn Quốc) và CIC (Trung Quốc) về việc bán 49% cổ phần của dự án. Việc này được tiến hành đồng thời với việc đối tác trước đây của chúng tôi là Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ không nắm giữ 10% cổ phần như kế hoạch ban đầu nữa. Hiện nay chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ của việc này để trình lên Chính phủ Việt Nam xin phê duyệt để làm cơ sở cho các công việc tiếp theo.
Vì sao chúng tôi lại chọn Posco và CIC? Vì đây là hai doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc và Trung Quốc, chưa kể CIC cũng là một cổ đông của tập đoàn AES tại Mỹ, vì bản chất của CIC là một quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc.
Khi có Posco và CIC tham gia, dự án sẽ nhận được sự bảo lãnh tài chính của Chính phủ các nước Hàn Quốc và Trung Quốc, qua đó chúng tôi có thể dễ dàng huy động vốn từ ngân hàng các nước này. Tuy nhiên, chúng tôi chủ yếu sẽ huy động từ các ngân hàng Hàn Quốc còn đối với Trung Quốc thì chủ yếu mang tính dự phòng. Đó cũng là lý do mà Posco giữ tỷ lệ cổ phần lớn hơn.
Một tập đoàn khác là Doosan của Hàn Quốc cũng đã được lựa chọn là nhà tổng thầu của dự án này. Tôi cũng nhấn mạnh rằng CIC hiện đang trực tiếp nắm cổ phần của 10 ngân hàng tại Trung Quốc và với việc hợp tác với hai đối tác này, chúng tôi thật sự yên tâm về vấn đề vốn.
Tại sao các ông lại phải tìm kiếm sự bảo lãnh và nguồn vốn từ các nước khác, trong khi AES là doanh nghiệp của Mỹ, nơi có nhiều ngân hàng lớn có thể cung cấp vốn?
Vấn đề ở đây là Chính phủ Mỹ có chính sách không ủng hộ đối với các dự án nhiệt điện tiêu thụ nhiều than. Do đó, Chính phủ không bảo lãnh cho dự án dạng này. Chúng tôi buộc phải tìm kiếm điều đó ở nước khác và ở đây, chúng tôi đã có được cái bắt tay từ Posco và CIC.
Giờ đây, khi đã đạt được thỏa thuận về chuyển nhượng cổ phần, chúng tôi đã có cơ sở để làm việc với các ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho dự án và chúng tôi rất vui mừng với kết quả đã đạt được.
TKV từng đóng một vai trò trong dự án, nhưng giờ lại phải rút ra ngoài. Ông có lo ngại rằng, với việc không được tham gia vào dự án, TKV cũng sẽ không “mặn mà” với việc cung cấp than cho dự án sau này?
Tôi không lo ngại về điều đó. Chúng tôi đã thảo luận và đã đi đến thống nhất một số nội dung. TKV rất chuyên nghiệp và họ cam kết rằng việc rút khỏi dự án sẽ không ảnh hưởng đến quá trình cung cấp than sau này.
Hơn nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là một dự án theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), trong đó các vấn đề như đầu vào đầu ra của dự án đều đã được thảo luận và thông qua với cam kết ở cấp Chính phủ.
Khi việc chuyển nhượng được công bố, tại Việt Nam nhiều người đã thắc mắc về việc vì sao AES lại chuyển nhượng cổ phần khi dự án chưa được khởi công. Posco và CIC phải trả cho AES bao nhiêu trong thương vụ này, thưa ông?
Lý do chuyển nhượng thì tôi đã trả lời. Còn về giá trị chuyển nhượng, đây là một bí mật kinh doanh và chúng tôi xin phép không công bố chuyện này.
Vậy sau khi hoàn tất việc sắp xếp lại về cơ cấu sở hữu, tiến độ của dự án có được đẩy nhanh?
Có thể nói chúng tôi đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, nhất là sau khi ký được hợp đồng EPC với nhà thầu là tập đoàn Doosan. Chúng tôi hy vọng cuối quý 2 sẽ đạt được các thỏa thuận vay vốn cho dự án và tháng 7/2011 sẽ chính thức khởi công dự án. Và một khi đã khởi công thì không thể dừng lại. Chúng tôi đặt mục tiêu đến đầu năm 2015, hai tổ máy của dự án này sẽ bắt đầu phát điện.
Chính phủ Việt Nam mới đây đã tăng giá bán điện và đồng thời cũng đưa ra cam kết về việc thiết lập một khung giá điện mới theo nguyên tắc thị trường. Với tư cách một nhà đầu tư, ông đánh giá việc này như thế nào?
Thực ra việc tiến tới một khung giá mang tính thị trường đã được chúng tôi tính toán đến và có sự chuẩn bị. Giá điện của Việt Nam bây giờ chưa phải thực chất vì vẫn được nhà nước trợ giá quá nhiều. Nhưng chúng tôi cho rằng điều đó không thể kéo dài mãi.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần tăng giá điện và chấp nhận mặt bằng giá cao hơn trong khoảng 10 năm. Điều này không dễ dàng gì, nhất là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Nhưng điều quan trọng là sau thời gian đó, các dự án đầu tư sẽ tăng lên và cũng với sự phát triển chung của nền kinh tế, giá điện sẽ trở nên hợp lý dần.
Có như vậy thì mới có thể giải quyết được tận gốc bài toán thiếu điện, trong khi nhà nước sẽ không còn phải trợ giá. Giá điện, giá than và nhiều mặt hàng khác sẽ tuân theo quy luật thị trường và điều đó có lợi một cách tổng thể cho nền kinh tế theo hướng lành mạnh, minh bạch.
Ông nghĩ, vì sao các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không mặn mà với lĩnh vực điện tại Việt Nam?
Mông Dương 2 là dự án điện thứ ba tại Việt Nam được triển khai theo hình thức BOT, sau các dự án Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3. Điều này cho thấy lĩnh vực điện dù rất tiềm năng song cũng còn nhiều rào cản đối với các nhà đầu tư.
Tôi cho rằng các nhà đầu tư đang nhìn vào dự án Mông Dương 2 của chúng tôi để kiểm chứng về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Sắp tới đây sẽ có 4-5 dự án khác theo hình thức này được cấp phép, nhưng nhìn chung thì các nhà đầu tư sẽ còn phải tiếp tục đàm phán rất nhiều thứ và cần những cam kết rõ ràng từ Chính phủ.
Tôi không nghĩ rằng trong thời gian tới sẽ có hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực nguồn điện. Có thể sẽ còn phải chờ đợi thêm nữa.
Sau dự án Mông Dương 2, các kế hoạch mới của AES tại Việt Nam là gì?
Chúng tôi hiện có 100 nhà máy điện tại 30 quốc gia và do đó, chúng tôi thấy mình có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi đang tìm kiếm các cơ hội khác và tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều dự án mới tại Việt Nam. Chúng tôi nhìn thấy các yếu tố căn bản của thị trường là rất tốt và không có lý do gì để từ chối một cơ hội như vậy.
Ngạc nhiên là bởi, tập đoàn đến từ Mỹ này đã mất tới bốn năm đàm phán đầy vất vả để đạt được giấy phép dự án, đồng thời, hiện dự án còn chưa được khởi công. Ông Ian Fox, Tổng giám đốc AES tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh kế hoạch này.
Vì sao AES lại bán cổ phần dự án khi mới nhận được giấy phép và chưa khởi công? Có vấn đề gì trong việc huy động vốn cho dự án này không, thưa ông?
Trước hết, xin nhắc lại là chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với các đối tác là Posco Power (Hàn Quốc) và CIC (Trung Quốc) về việc bán 49% cổ phần của dự án. Việc này được tiến hành đồng thời với việc đối tác trước đây của chúng tôi là Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ không nắm giữ 10% cổ phần như kế hoạch ban đầu nữa. Hiện nay chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ của việc này để trình lên Chính phủ Việt Nam xin phê duyệt để làm cơ sở cho các công việc tiếp theo.
Vì sao chúng tôi lại chọn Posco và CIC? Vì đây là hai doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc và Trung Quốc, chưa kể CIC cũng là một cổ đông của tập đoàn AES tại Mỹ, vì bản chất của CIC là một quỹ đầu tư nhà nước của Trung Quốc.
Khi có Posco và CIC tham gia, dự án sẽ nhận được sự bảo lãnh tài chính của Chính phủ các nước Hàn Quốc và Trung Quốc, qua đó chúng tôi có thể dễ dàng huy động vốn từ ngân hàng các nước này. Tuy nhiên, chúng tôi chủ yếu sẽ huy động từ các ngân hàng Hàn Quốc còn đối với Trung Quốc thì chủ yếu mang tính dự phòng. Đó cũng là lý do mà Posco giữ tỷ lệ cổ phần lớn hơn.
Một tập đoàn khác là Doosan của Hàn Quốc cũng đã được lựa chọn là nhà tổng thầu của dự án này. Tôi cũng nhấn mạnh rằng CIC hiện đang trực tiếp nắm cổ phần của 10 ngân hàng tại Trung Quốc và với việc hợp tác với hai đối tác này, chúng tôi thật sự yên tâm về vấn đề vốn.
Tại sao các ông lại phải tìm kiếm sự bảo lãnh và nguồn vốn từ các nước khác, trong khi AES là doanh nghiệp của Mỹ, nơi có nhiều ngân hàng lớn có thể cung cấp vốn?
Vấn đề ở đây là Chính phủ Mỹ có chính sách không ủng hộ đối với các dự án nhiệt điện tiêu thụ nhiều than. Do đó, Chính phủ không bảo lãnh cho dự án dạng này. Chúng tôi buộc phải tìm kiếm điều đó ở nước khác và ở đây, chúng tôi đã có được cái bắt tay từ Posco và CIC.
Giờ đây, khi đã đạt được thỏa thuận về chuyển nhượng cổ phần, chúng tôi đã có cơ sở để làm việc với các ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho dự án và chúng tôi rất vui mừng với kết quả đã đạt được.
TKV từng đóng một vai trò trong dự án, nhưng giờ lại phải rút ra ngoài. Ông có lo ngại rằng, với việc không được tham gia vào dự án, TKV cũng sẽ không “mặn mà” với việc cung cấp than cho dự án sau này?
Tôi không lo ngại về điều đó. Chúng tôi đã thảo luận và đã đi đến thống nhất một số nội dung. TKV rất chuyên nghiệp và họ cam kết rằng việc rút khỏi dự án sẽ không ảnh hưởng đến quá trình cung cấp than sau này.
Hơn nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là một dự án theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), trong đó các vấn đề như đầu vào đầu ra của dự án đều đã được thảo luận và thông qua với cam kết ở cấp Chính phủ.
Khi việc chuyển nhượng được công bố, tại Việt Nam nhiều người đã thắc mắc về việc vì sao AES lại chuyển nhượng cổ phần khi dự án chưa được khởi công. Posco và CIC phải trả cho AES bao nhiêu trong thương vụ này, thưa ông?
Lý do chuyển nhượng thì tôi đã trả lời. Còn về giá trị chuyển nhượng, đây là một bí mật kinh doanh và chúng tôi xin phép không công bố chuyện này.
Vậy sau khi hoàn tất việc sắp xếp lại về cơ cấu sở hữu, tiến độ của dự án có được đẩy nhanh?
Có thể nói chúng tôi đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, nhất là sau khi ký được hợp đồng EPC với nhà thầu là tập đoàn Doosan. Chúng tôi hy vọng cuối quý 2 sẽ đạt được các thỏa thuận vay vốn cho dự án và tháng 7/2011 sẽ chính thức khởi công dự án. Và một khi đã khởi công thì không thể dừng lại. Chúng tôi đặt mục tiêu đến đầu năm 2015, hai tổ máy của dự án này sẽ bắt đầu phát điện.
Chính phủ Việt Nam mới đây đã tăng giá bán điện và đồng thời cũng đưa ra cam kết về việc thiết lập một khung giá điện mới theo nguyên tắc thị trường. Với tư cách một nhà đầu tư, ông đánh giá việc này như thế nào?
Thực ra việc tiến tới một khung giá mang tính thị trường đã được chúng tôi tính toán đến và có sự chuẩn bị. Giá điện của Việt Nam bây giờ chưa phải thực chất vì vẫn được nhà nước trợ giá quá nhiều. Nhưng chúng tôi cho rằng điều đó không thể kéo dài mãi.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần tăng giá điện và chấp nhận mặt bằng giá cao hơn trong khoảng 10 năm. Điều này không dễ dàng gì, nhất là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Nhưng điều quan trọng là sau thời gian đó, các dự án đầu tư sẽ tăng lên và cũng với sự phát triển chung của nền kinh tế, giá điện sẽ trở nên hợp lý dần.
Có như vậy thì mới có thể giải quyết được tận gốc bài toán thiếu điện, trong khi nhà nước sẽ không còn phải trợ giá. Giá điện, giá than và nhiều mặt hàng khác sẽ tuân theo quy luật thị trường và điều đó có lợi một cách tổng thể cho nền kinh tế theo hướng lành mạnh, minh bạch.
Ông nghĩ, vì sao các nhà đầu tư nước ngoài vẫn không mặn mà với lĩnh vực điện tại Việt Nam?
Mông Dương 2 là dự án điện thứ ba tại Việt Nam được triển khai theo hình thức BOT, sau các dự án Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3. Điều này cho thấy lĩnh vực điện dù rất tiềm năng song cũng còn nhiều rào cản đối với các nhà đầu tư.
Tôi cho rằng các nhà đầu tư đang nhìn vào dự án Mông Dương 2 của chúng tôi để kiểm chứng về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Sắp tới đây sẽ có 4-5 dự án khác theo hình thức này được cấp phép, nhưng nhìn chung thì các nhà đầu tư sẽ còn phải tiếp tục đàm phán rất nhiều thứ và cần những cam kết rõ ràng từ Chính phủ.
Tôi không nghĩ rằng trong thời gian tới sẽ có hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực nguồn điện. Có thể sẽ còn phải chờ đợi thêm nữa.
Sau dự án Mông Dương 2, các kế hoạch mới của AES tại Việt Nam là gì?
Chúng tôi hiện có 100 nhà máy điện tại 30 quốc gia và do đó, chúng tôi thấy mình có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi đang tìm kiếm các cơ hội khác và tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều dự án mới tại Việt Nam. Chúng tôi nhìn thấy các yếu tố căn bản của thị trường là rất tốt và không có lý do gì để từ chối một cơ hội như vậy.