Việt kiều còn quốc tịch Việt được mua nhà như người trong nước
Người Việt Nam còn mang quốc tịch Việt sẽ được quyền mua, bán, thế chấp nhà và không giới hạn số lượng nhà được mua, bán
Thủ tướng vừa đồng ý xây dựng nghị định mới thay thế cho nghị định Nghị định 90 với tinh thần: người Việt ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam sẽ được hưởng chế độ sở hữu nhà như người trong nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Phú Bình đã có cuộc trao đổi với báo giới về vấn đề này.
Việc mở rộng diện cho Việt kiều được mua nhà đang được bà con Việt kiều hết sức hoan nghênh, ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
Nghị định 81 trước đây qui định người Việt Nam ở nước ngoài muốn mua nhà ở phải nằm trong 4 đối tượng được ưu tiên. Kể từ khi Nghị định 81 ra đời, chỉ có 100 Việt kiều được mua nhà.
Nghị định 90 ban hành năm 2006 đã có sự mở rộng thêm hai đối tượng ưu tiên nữa và mới có thêm khoảng 500 người được mua nhà.
Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy số lượng người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu mua nhà rất lớn và những đối tượng ưu tiên trong hai nghị định trước đây còn quá hẹp.
Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang xây dựng một nghị định mới theo phương hướng: Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam, còn mang quốc tịch Việt Nam (vẫn còn hộ chiếu Việt Nam), kể cả những người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam sẽ được hưởng chế độ sở hữu nhà như người trong nước.
Điều này có nghĩa là, những người này sẽ được quyền mua, bán, thế chấp nhà và không giới hạn số lượng nhà được mua, bán.
Như vậy, đối tượng người Việt Nam được mua nhà như người trong nước tăng lên rất nhiều, nhất là những người Việt Nam đang sinh sống ở các nước Đông Âu...
Khi xây dựng nghị định mới, Bộ có tính tới khả năng sẽ tạo nên cơn sốt đất hoặc đầu cơ đất như một số ý kiến đã từng lo lắng trước kia?
Vấn đề cho phép người Việt Nam ở nước ngoài được sở hữu nhà chắc chắn không tránh khỏi những yếu tố tâm lý.Việt Nam đang theo kinh tế thị trường, nó sẽ tự điều chỉnh theo cung cầu. Chúng tôi đã có khảo sát và theo kinh nghiệm một số nước.
Ví dụ, những năm 70, 80 và kể cả 90, những người Nhật đi mua đất ở nước ngoài rất nhiều. Nhiều nước trên thế giới sợ rằng, đất nước họ sẽ bị biến thành lãnh thổ của Nhật.
Trên thực tế thì không phải như vậy. Bất động sản không mang đi đâu được, khi mua nhà, chủ sở hữu phải đóng thuế, rồi không dùng đến thì phải bán.
Hay nói một cách khác, mua và bán đều phải đóng thuế. Theo tôi, nghị định mới này sẽ không ảnh hưởng lớn đến thị trường vì nhu cầu còn rất nhiều. Vừa qua, có những cơn sốt đất giả tạo là do chúng ta chưa quản lý được. Do đó, chúng ta cần phải có trách nhiệm điều chỉnh nó về trạng thái thật.
Xin ông cho biết bao giờ nghị định này được ban hành?
Trong tháng 10, Bộ Ngoại giao, Tư pháp và Công an sẽ cùng phối hợp với nhau hoàn tất dự thảo về Nghị định mới này, sau đó sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội . Tháng 11, dự thảo này sẽ được lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ. Với tinh thần này, trong năm nay có thể ban hành Nghị định mới.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Phú Bình đã có cuộc trao đổi với báo giới về vấn đề này.
Việc mở rộng diện cho Việt kiều được mua nhà đang được bà con Việt kiều hết sức hoan nghênh, ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
Nghị định 81 trước đây qui định người Việt Nam ở nước ngoài muốn mua nhà ở phải nằm trong 4 đối tượng được ưu tiên. Kể từ khi Nghị định 81 ra đời, chỉ có 100 Việt kiều được mua nhà.
Nghị định 90 ban hành năm 2006 đã có sự mở rộng thêm hai đối tượng ưu tiên nữa và mới có thêm khoảng 500 người được mua nhà.
Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy số lượng người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu mua nhà rất lớn và những đối tượng ưu tiên trong hai nghị định trước đây còn quá hẹp.
Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang xây dựng một nghị định mới theo phương hướng: Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam, còn mang quốc tịch Việt Nam (vẫn còn hộ chiếu Việt Nam), kể cả những người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam sẽ được hưởng chế độ sở hữu nhà như người trong nước.
Điều này có nghĩa là, những người này sẽ được quyền mua, bán, thế chấp nhà và không giới hạn số lượng nhà được mua, bán.
Như vậy, đối tượng người Việt Nam được mua nhà như người trong nước tăng lên rất nhiều, nhất là những người Việt Nam đang sinh sống ở các nước Đông Âu...
Khi xây dựng nghị định mới, Bộ có tính tới khả năng sẽ tạo nên cơn sốt đất hoặc đầu cơ đất như một số ý kiến đã từng lo lắng trước kia?
Vấn đề cho phép người Việt Nam ở nước ngoài được sở hữu nhà chắc chắn không tránh khỏi những yếu tố tâm lý.Việt Nam đang theo kinh tế thị trường, nó sẽ tự điều chỉnh theo cung cầu. Chúng tôi đã có khảo sát và theo kinh nghiệm một số nước.
Ví dụ, những năm 70, 80 và kể cả 90, những người Nhật đi mua đất ở nước ngoài rất nhiều. Nhiều nước trên thế giới sợ rằng, đất nước họ sẽ bị biến thành lãnh thổ của Nhật.
Trên thực tế thì không phải như vậy. Bất động sản không mang đi đâu được, khi mua nhà, chủ sở hữu phải đóng thuế, rồi không dùng đến thì phải bán.
Hay nói một cách khác, mua và bán đều phải đóng thuế. Theo tôi, nghị định mới này sẽ không ảnh hưởng lớn đến thị trường vì nhu cầu còn rất nhiều. Vừa qua, có những cơn sốt đất giả tạo là do chúng ta chưa quản lý được. Do đó, chúng ta cần phải có trách nhiệm điều chỉnh nó về trạng thái thật.
Xin ông cho biết bao giờ nghị định này được ban hành?
Trong tháng 10, Bộ Ngoại giao, Tư pháp và Công an sẽ cùng phối hợp với nhau hoàn tất dự thảo về Nghị định mới này, sau đó sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội . Tháng 11, dự thảo này sẽ được lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ. Với tinh thần này, trong năm nay có thể ban hành Nghị định mới.