Vốn FDI được giải ngân chưa nhiều
Việc vốn FDI vào Việt Nam "bùng nổ" ngoài dự kiến đang đặt ra câu hỏi về phương thức giải ngân nguồn vốn này
Việc vốn FDI vào Việt Nam "bùng nổ" ngoài dự kiến đang đặt ra câu hỏi về phương thức giải ngân nguồn vốn này.
>>FDI vào Việt Nam cao nhất từ trước đến nay
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư FDI đăng ký trong năm nay đạt 20,3 tỷ USD, mức kỷ lục trong 20 năm qua (1998-2007) từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tuy nhiên, trong số 20,3 tỷ USD này, mới chỉ khoảng 4,6 tỷ USD (chiếm 30%) được đưa vào thực hiện.
“Điều này cho thấy nhiệm vụ cho những năm tiếp theo của chúng ta là tập trung cho giải ngân FDI”, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho hay.
Vì thế, với số vốn thu hút FDI dự kiến cho năm 2008 đạt 15 tỷ USD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch phấn đấu giải ngân 5,6- 6 tỷ USD nguồn vốn FDI.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng nói, thu hút được vốn lớn, tuy mừng nhưng mối lo cũng lớn về việc làm sao giải ngân vốn hiệu quả. “Chúng ta nhận thức rõ là giải ngân chậm sẽ làm cho các nhà đầu tư nản lòng, và dẫn đến từ chỗ tin tưởng mà gây cho họ hoài nghi về môi trường đầu tư của chúng ta”, ông Phan Hữu Thắng chia sẻ. “Do đó, chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất bằng những chính sách thích hợp để đồng vốn của các nhà đầu tư đi vào và phát triển”.
Một trong những nhiệm vụ trọng trách của năm 2008 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành là tập trung rà soát các dự án hiện có, các dự án đang xem xét để tìm ra khó khăn và tháo gỡ cho nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng giao thông, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng,… là những khó khăn được các nhà đầu tư lên tiếng tại nhiều diễn đàn. Thực tế, có không ít dự án vừa xây dựng vừa chuẩn bị nguồn nhân lực, như dự án máy tính xách tay của Compal tại tỉnh Vĩnh Phúc đang cần ngay 3.000 lao động có tay nghề, nhưng tỉnh này đã thừa nhận là việc huy động rất khó; hay dự án đầu tư của Intel tại Tp.HCM cũng đang gặp nan giải về vấn đề lao động.
>>FDI vào Việt Nam cao nhất từ trước đến nay
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư FDI đăng ký trong năm nay đạt 20,3 tỷ USD, mức kỷ lục trong 20 năm qua (1998-2007) từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tuy nhiên, trong số 20,3 tỷ USD này, mới chỉ khoảng 4,6 tỷ USD (chiếm 30%) được đưa vào thực hiện.
“Điều này cho thấy nhiệm vụ cho những năm tiếp theo của chúng ta là tập trung cho giải ngân FDI”, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài cho hay.
Vì thế, với số vốn thu hút FDI dự kiến cho năm 2008 đạt 15 tỷ USD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch phấn đấu giải ngân 5,6- 6 tỷ USD nguồn vốn FDI.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng nói, thu hút được vốn lớn, tuy mừng nhưng mối lo cũng lớn về việc làm sao giải ngân vốn hiệu quả. “Chúng ta nhận thức rõ là giải ngân chậm sẽ làm cho các nhà đầu tư nản lòng, và dẫn đến từ chỗ tin tưởng mà gây cho họ hoài nghi về môi trường đầu tư của chúng ta”, ông Phan Hữu Thắng chia sẻ. “Do đó, chúng ta phải tạo điều kiện tốt nhất bằng những chính sách thích hợp để đồng vốn của các nhà đầu tư đi vào và phát triển”.
Một trong những nhiệm vụ trọng trách của năm 2008 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành là tập trung rà soát các dự án hiện có, các dự án đang xem xét để tìm ra khó khăn và tháo gỡ cho nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng giao thông, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng,… là những khó khăn được các nhà đầu tư lên tiếng tại nhiều diễn đàn. Thực tế, có không ít dự án vừa xây dựng vừa chuẩn bị nguồn nhân lực, như dự án máy tính xách tay của Compal tại tỉnh Vĩnh Phúc đang cần ngay 3.000 lao động có tay nghề, nhưng tỉnh này đã thừa nhận là việc huy động rất khó; hay dự án đầu tư của Intel tại Tp.HCM cũng đang gặp nan giải về vấn đề lao động.