Xe ngoại vẫn ồ ạt vào Việt Nam, lượng nhập khẩu tăng 460%

Bạch Huệ
Đây là mức tăng trưởng "khủng" của xe ngoại trong bối cảnh các doanh nghiệp xe Việt "trỗi dậy"
Xe ngoại "trỗi dậy" trước làn sóng đầu tư mạnh của các doanh nghiệp Việt vào sản xuất ôtô
Xe ngoại "trỗi dậy" trước làn sóng đầu tư mạnh của các doanh nghiệp Việt vào sản xuất ôtô

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2019 số lượng ôtô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đã tăng 10,1% (tăng 1.069 chiếc) so với lượng nhập khẩu tháng trước.

Cụ thể, lượng nhập khẩu trong tháng này là 11.609 chiếc, tương ứng gần 259 triệu USD. Trong khi đó, ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tháng trước là 10.540 chiếc với trị giá là 254 triệu USD.

Trong tháng 7/2019, ôtô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 5 thị trường chính là từ Thái Lan với 6.572 chiếc, từ Indonesia với 3.210 chiếc, từ Trung Quốc với 600 chiếc, từ Nhật Bản với 201 chiếc và từ Hàn Quốc với 157 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 5 thị trường này chiếm tới 96% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.

Xe ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, trong tháng 7/2019 có 8.177 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá 161 triệu USD, chiếm 73,3% lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Với kết quả này, số xe ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tháng đã tăng 14,4% so với tháng trước.

Xe ô tô trên 9 chỗ ngồ chỉ có 16 chiếc xe loại này có xuất xứ từ Trung Quốc được làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam.

Xe ô tô vận tải, trong tháng 7/2019 đạt 2.520 chiếc, với trị giá trị đạt 60 triệu USD; giảm 7,9% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với tháng trước.

Xe chuyên dụng đạt 437 chiếc với trị giá khai báo khoảng 28,4 triệu USD. 

Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2019, Việt Nam nhập khẩu tới 86.969 chiếc ôtô nguyên chiếc các loại, gấp gần 4,6 lần so với con số 18.888 chiếc của cùng kỳ. Trong đó, ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống là 63.063 chiếc, gấp 5 lần; ôtô vận tải là 20.805 chiếc, gấp gần 3 lần so với 7 tháng năm 2018.

Về linh kiện và phụ tùng ôtô, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2019 có gần 445 triệu USD linh kiện và phụ tùng ôtô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta, trong khi đó con số này của tháng trước là 292 triệu USD. Như vậy, linh kiện và phụ tùng ôtô các loại được nhập về Việt Nam trong tháng này đã tăng tới 52,5% so với tháng trước.

Xe ngoại vẫn ồ ạt vào Việt Nam, lượng nhập khẩu tăng 460% - Ảnh 1.

Số liệu của Tổng cục Hải quan

Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng qua có xuất xứ rất đa dạng, chủ yếu từ Hàn Quốc với 134 triệu USD, tăng 84,4% so với tháng trước; từ Nhật Bản với 78,3 triệu USD, tăng 52,3%; từ Trung Quốc với 66,3 triệu USD, tăng 28,4%; từ Thái Lan với 55,1 triệu USD, tăng 4,2%; từ Ấn Độ với 25 triệu USD, gấp gần 4 lần; từ Indonesia với 24,1 triệu USD, tăng 45,4%.

Tính chung, linh kiện và phụ tùng ôtô nhập khẩu từ 6 thị trường, nước xuất xứ này đạt 383 triệu USD, chiếm tỷ trọng 86% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô của cả nước trong tháng qua.

Với kết quả trong tháng 7/2019 đã nâng trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ôtô trong 7 tháng năm 2019 lên tới 2,39 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Tin mới

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô đang thiết lập chiến lược cho lượng khí thải carbon bằng 0 như thế nào?

Trong lĩnh vực ô tô, hầu hết các OEM đều đặt mục tiêu đạt mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng báo cáo và tiêu chuẩn về lượng khí thải vẫn còn yếu. Áp lực pháp lý sắp tới đối với lượng khí thải sẽ yêu cầu các công ty cải thiện việc báo cáo lượng khí thải và quản lý các chiến lược không phát thải thực tế hơn.