Xuất khẩu lao động: Phạm luật có thể bị phạt tới 40 triệu đồng
Các hành vi vi phạm trong xuất khẩu lao động có thể bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đến tối đa là 40 triệu đồng
Theo Nghị định số 144/2007/NĐ-CP mới được ban hành, đối với hành vi vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhẹ nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng, tối đa là 40 triệu đồng.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), việc xử phạt này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài hay có liên quan đến đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, mà còn áp dụng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Nghị định, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nếu không công bố giấy phép theo quy định; không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt từ 5 - 10 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi không thông báo về việc doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện một số nội dung trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Mức phạt 10 - 20 triệu đồng sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp phép, không thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; người lãnh đạo điều hành không có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc không hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quốc tế...
Mức phạt từ 20 - 40 triệu đồng sẽ áp dụng với những trường hợp không bảo đảm mức vốn pháp định theo Luật; không trực tiếp tổ chức hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; chi nhánh doanh nghiệp đó thực hiện nhiệm vụ vượt quá quyền hạn được giao trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Với những hành vi vi phạm khác như đưa số người vượt quá số lượng đăng ký trong hợp đồng cung ứng lao động, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không ký hợp đồng lao động... , tổ chức, doanh nghiệp vi phạm phải chịu phạt tiền từ 2 triệu đến 15 triệu đồng.
Thời hiệu xử phạt hành chính trong hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hạn trên mà không bị xử phạt thì áp dụng hình thức buộc phải khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định.
Ngoài ra, tuỳ theo mức độ tính chất vi phạm, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm sẽ phải chịu thêm các hình phạt bổ sung như thu hồi giấy phép hoạt động, buộc về nước; buộc phải đình chỉ hoạt động có thời hạn việc đưa người đi lao động ở nước ngoài từ 3 - 12 tháng; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm, nếu tái phạm và không chịu khắc phục hậu quả...
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 3-6 tháng; tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 - 6 tháng; đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động; buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; buộc bồi thường thiệt hại và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bị phạt đến 3 triệu đồng và buộc về nước khi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng.
Trường hợp sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng và bị buộc về nước.
Ngoài ra người lao động vi phạm còn bị buộc bồi thường thiệt hại và mọi chi phí phát sinh do mình gây ra và tùy theo từng trường hợp sẽ cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ 2-5 năm.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), việc xử phạt này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài hay có liên quan đến đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, mà còn áp dụng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Nghị định, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nếu không công bố giấy phép theo quy định; không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức phạt từ 5 - 10 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi không thông báo về việc doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện một số nội dung trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Mức phạt 10 - 20 triệu đồng sẽ áp dụng đối với doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp phép, không thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; người lãnh đạo điều hành không có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc không hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quốc tế...
Mức phạt từ 20 - 40 triệu đồng sẽ áp dụng với những trường hợp không bảo đảm mức vốn pháp định theo Luật; không trực tiếp tổ chức hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; chi nhánh doanh nghiệp đó thực hiện nhiệm vụ vượt quá quyền hạn được giao trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Với những hành vi vi phạm khác như đưa số người vượt quá số lượng đăng ký trong hợp đồng cung ứng lao động, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không ký hợp đồng lao động... , tổ chức, doanh nghiệp vi phạm phải chịu phạt tiền từ 2 triệu đến 15 triệu đồng.
Thời hiệu xử phạt hành chính trong hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hạn trên mà không bị xử phạt thì áp dụng hình thức buộc phải khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định.
Ngoài ra, tuỳ theo mức độ tính chất vi phạm, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm sẽ phải chịu thêm các hình phạt bổ sung như thu hồi giấy phép hoạt động, buộc về nước; buộc phải đình chỉ hoạt động có thời hạn việc đưa người đi lao động ở nước ngoài từ 3 - 12 tháng; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm, nếu tái phạm và không chịu khắc phục hậu quả...
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 3-6 tháng; tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 - 6 tháng; đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động; buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; buộc bồi thường thiệt hại và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bị phạt đến 3 triệu đồng và buộc về nước khi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng.
Trường hợp sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng và bị buộc về nước.
Ngoài ra người lao động vi phạm còn bị buộc bồi thường thiệt hại và mọi chi phí phát sinh do mình gây ra và tùy theo từng trường hợp sẽ cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ 2-5 năm.