Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh - Ảnh 1
Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh - Ảnh 2

“Chúng ta thấy rằng những biến động của kinh tế thế giới cộng hưởng với những xu thế nổi lên như chuyển đối số, chuyển đổi xanh, tái định hình các chuỗi cung ứng và sản xuất đặt ra các yêu cầu mới, cấp bách trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Các quốc gia đứng trước yêu cầu tăng cường hơn nữa năng lực thích ứng, khả năng chống chịu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững, bảo đảm các cân bằng chiến lược giữa ngắn hạn và dài hạn, đồng thời tận dụng các động lực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thu hút hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng bền vững.

Ở cấp độ quốc tế, tăng trưởng bền vững là vấn đề toàn cầu với trách nhiệm chung của các quốc gia và các chủ thể tham gia. Do đó, việc thiết lập hai quan hệ đối tác công bằng, đối tác công - tư và nhiều bên hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Các ngân hàng phát triển đa phương, các đối tác phát triển, các tập đoàn đa quốc gia, các quỹ toàn cầu ngày càng đóng vai trò tiên phong, quan trọng trong huy động và cung cấp các nguồn đầu tư, tài chính xanh, các nguồn lực công nghệ và con người cho phát triển.

Đây cũng là tinh thần xuyên suốt được thể hiện qua các cam kết hành động mạnh mẽ, chia sẻ trách nhiệm chung, đề cao đoàn kết quốc tế được thể hiện tại các hội nghị đa phương quan trọng gần đây như COP26, COP27, Hội nghị cấp cao APEC, ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh G20… và các cơ chế đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp”.

Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh - Ảnh 3

“Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là những mục tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”.

Triển khai chiến lược trên, Ủy ban đang xây dựng và thực hiện Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, trong đó tập trung vào một số định hướng.

Thứ nhất, huy động hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban trên cơ sở khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát triển các tập đoàn, tổng công ty gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ hai, thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có năng lực và kinh nghiệm nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển/hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ số, công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh”.

Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh - Ảnh 4

“Tại Việt Nam, tổng tài sản của hơn 800 doanh nghiệp nhà nước ước tính là 156 tỷ USD, tương đương khoảng 43% GDP. Các doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng về mặt tài chính vĩ mô, tác động đáng kể đến bảng cân đối kế toán của quốc gia. Tác động là rất tích cực khi các doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng chi phí và rủi ro tài chính gia tăng khi các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả.

Các doanh nghiệp nhà nước là động lực kinh tế của tăng trưởng trong nước, đồng thời cũng chi phối các ngành công nghiệp sử dụng nhiều carbon. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế với mức phát thải ròng bằng 0 không thể diễn ra nếu không có sự lãnh đạo của chính phủ, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước.

Chẳng hạn, do thị trường phát triển năng lượng tái tạo vẫn còn non trẻ nên cần có sự hỗ trợ để: (i) giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư tư nhân thông qua các quy định thị trường và khuôn khổ thương mại, (ii) chứng minh tính khả thi của công nghệ mục tiêu thông qua bằng chứng chứng minh khái niệm đầu tư công do doanh nghiệp nhà nước thực hiện.

Các tổ chức đầu tư toàn cầu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp: (i) tài trợ đầu tư vốn quy mô lớn, (ii) các nguồn lực có tính ưu đãi cao, bao gồm cả từ Quỹ Khí hậu, (iii) mua tín chỉ carbon, (iv) bí quyết kỹ thuật và chuyển giao kiến ​​thức.

Tuy nhiên, việc tài trợ vốn ODA vẫn còn những vướng mắc do quy định thiếu rõ ràng, vốn không thể đến các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cần xem xét sớm vấn đề này để không bỏ lỡ các cơ hội từ Quỹ Đầu tư khí hậu (CIF) và Quỹ Khí hậu toàn cầu (GCF)”.

Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh - Ảnh 5

“Tăng cường hợp tác với các quỹ đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là một trong những chủ trương được Chính phủ thực hiện nhằm hỗ trợ phát triển và kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp.

Trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, SCIC cũng như các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò và tiềm lực để đi tiên phong trong đối thoại, thương thảo với đối tác quốc tế để có thể thu hút nhiều hơn nguồn vốn tiềm năng, có chất lượng của các quỹ đầu tư cũng như nguồn tài chính xanh cho nền kinh tế Việt Nam.

Bản thân SCIC cũng đang tích cực kết nối với các quỹ đầu tư quốc gia các nước tìm kiếm cơ hội hợp tác để cùng hợp tác đầu tư thu hút nguồn tài chính xanh vào Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, tạo động lực, sức lan tỏa cho tăng trưởng bền vững”.

Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh - Ảnh 6

“Với quy mô dân số 100 triệu người, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh và tình hình chính trị ổn định, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Hiện Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba trong số các nước hấp dẫn nhất để đầu tư trong khu vực, sau Indonesia và Trung Quốc.

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp tư nhân đang phát triển, mua vốn cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thoái vốn hay cổ phần hóa. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan tới tăng trưởng xanh.

Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, Việt Nam cần có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng lợi thế về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là vấn đề vốn. Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, việc chuyển từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh sẽ phải tiêu tốn khoản ngân sách khổng lồ trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Do vậy, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho sự hợp tác với các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư quốc tế để tiếp cận nguồn đầu tư và tài chính xanh. Theo đó, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản trị theo những chuẩn mực quốc tế để các ngân hàng có thể nhanh chóng rót tiền đầu tư. Trong khi đó, Chính phủ cần tạo dựng một khuôn khổ pháp luật đầy đủ, các quy định rõ ràng và cụ thể”.

Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh - Ảnh 7

VnEconomy 30/11/2022 06:00

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 48 phát hành ngày 28-11-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Lấp “khoảng trống” cho tài chính xanh - Ảnh 8