Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 1
Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 2
Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 3

Việt Nam đang có khoảng 122,39 triệu thẻ ngân hàng đang lưu hành, bao gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm nay, giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tăng tương đương 29,8% về số lượng và 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Theo quy định, từ 31/3/2021, các ngân hàng sẽ không tiếp tục phát hành thẻ từ nữa mà chuyển sang công nghệ thẻ chip. Việc chuyển đổi này là xu thế tất yếu, không chỉ phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam mà còn bắt kịp xu hướng thế giới.

Bởi lẽ, thẻ từ đang cho thấy nhiều rủi ro, trong khi những rủi ro này đã được hạn chế rất nhiều tại sản phẩm thẻ chip. Thẻ chip nội địa có ba tính năng, tiện ích nổi bật.

Thứ nhất, tính năng an toàn, bảo mật cho người dùng theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp hạn chế các rủi ro về gian lận, giả mạo, đảm bảo an ninh an toàn thanh toán cho khách hàng.

Thứ hai, tính năng tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng (thẻ chip có tiếp xúc và không tiếp xúc).

Thứ ba, tính năng đa tiện ích, đa ứng dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt giúp thuận lợi cho người dùng.

Thống kê đến cuối quý 3/2021, có 7 tổ chức phát hành thẻ chuyển đổi được 100% thẻ từ sang thẻ chip; 8 tổ chức chuyển đổi 70-90%; 9 tổ chức chuyển đổi 50-70%; còn 20 tổ chức chuyển đổi dưới 50%.

Về hạ tầng chấp nhận thẻ, hiện Việt Nam có khoảng 21.000 máy ATM và gần 300.000 máy POS. Trong đó, tỷ lệ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở đối với thẻ chip nội địa của ATM là 86,82% và POS đạt 91,13%. Đặc biệt, có 18 tổ chức phát hành thẻ đã hoàn thành chuyển đổi 100% cho cả ATM và POS.

Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 4

Với vai trò là tổ chức cũng như chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng thanh toán quốc gia, Napas luôn ưu tiên cao nhất cho thành viên để chuyển đổi sang thẻ chip. Bên cạnh chứng thực và đa dạng hoá nhà cung cấp, đối tác về công nghệ đảm bảo đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của ngân hàng, năm 2020-2021, Napas triển khai chương trình hỗ trợ chi phí chuyển đổi cho các ngân hàng với giá trị lên đến 130 tỷ đồng.

Về phí giao dịch trên ATM và POS, chúng tôi miễn giảm phí giao dịch. Ngoài ra, Napas phối hợp ngân hàng thành viên để truyền thông thẻ chip và ưu điểm, ứng dụng của thẻ chip đáp ứng nhu cầu của người dân để thuyết phục khách hàng đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi.

Tính đến thời điểm này, về hạ tầng thanh toán, chúng ta đã hoàn thành gần 100% với 90% lượng máy ATM và gần 100% máy POS thiết bị chấp nhận thanh toán. Phần còn lại chưa chuyển đổi được là những thiết bị quá cũ không có điều kiện để nâng cấp, hoặc các ngân hàng đang có kế hoạch thay đổi.

Đáng chú ý, ở chiều phát hành, chúng ta chịu tác động của Covid-19 làm chậm lại quá trình và phát hành còn phụ thuộc ý chí của khách hàng, chủ thẻ có thể đến ngân hàng đổi thẻ hay không.

Về mặt số liệu, chuyển đổi tương đối tích cực, năm 2020 lượng thẻ chuyển đổi hơn 10% nhưng hết tháng 11 năm nay lượng chuyển đổi gần 40%. Thẻ chưa chuyển đổi thì còn 40% còn lượng giao dịch bằng thẻ chip đã lên đến 50%. Rõ ràng sử dụng thẻ chip tích cực và tần suất cao hơn so với mức trung bình hành vi tiêu dùng.

Thời gian tới, Napas cùng các ngân hàng thành viên thực hiện chương trình marketing thúc đẩy nhanh chuyển đổi cho khách hàng.

Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 5

Lâu nay, khi nói đến thẻ tín dụng, mọi người hay nghĩ đến thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, thẻ tín dụng quốc tế thường phải chịu nhiều rất nhiều loại chi phí. Điều này dẫn đến chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ khách hàng có thể tiếp cận. Trong đó, chủ yếu là khách hàng có thu nhập khá trở lên, có nhu cầu mua sắm đi lại ở nước ngoài hoặc sử dụng trong nhu cầu chi tiêu từ mức trung bình trở lên.

Còn khách hàng có nhu cầu thấp lại không thể tiếp cận thẻ tín dụng. Đây cũng chính là đối tượng mà lâu nay bị tín dụng hoành hành.

Từ thực tế đó, cuối năm 2020 và trong cả năm 2021, Ngân hàng Nhà nước và Napas đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại ký thoả thuận phát hành thẻ tín dụng nội địa. Mục tiêu của phát thành thẻ tín dụng nội địa nhằm giúp một bộ phận đông đảo người dân tiếp cận được với tín dụng chính thức.

Việc lớn nhất mà các ngân hàng, Napas và Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực để thực hiện  là để dữ liệu của thẻ chip ngân hàng kết hợp được với cái thẻ căn cước công dân gắn chip. Từ đó, vấn đề nhận diện chính xác người sở hữu thẻ sẽ được giải quyết, góp phần giảm bớt rủi ro liên quan đến nhận diện nhầm, thì mới thúc đẩy được cho vay ở trên thẻ nội địa.

Đồng thời, khi các ngân hàng sẽ giảm được tỷ lệ rủi ro thất thoát, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ sở để ban hành thêm nhiều khung khổ pháp lý rộng hơn, thoáng hơn để ngân hàng tăng gia tăng dịch vụ đối với thẻ phi vật lý, cũng như là đối với lại các cái thẻ chip.

Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 6

Khi nhà nước có kế hoạch chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip, Ngân hàng Liên Việt xác định nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện.

Về hệ thống, Liên Việt hoàn thiện hệ thống phát hành thẻ chip, ngay sau khi hệ thống đáp ứng thì dừng công tác phát hành thẻ từ. Toàn bộ thẻ chip được phát hành từ thời gian đó.

Còn lượng thẻ từ tồn tại từ trước thì có hai nhóm cần tác động. Một là phía nội bộ, chính các chi nhánh thời gian đầu xây dựng cơ chế để chi nhánh thực hiện. Ở các chi nhánh ngân hàng, nhiều chỉ tiêu không liên quan đến chuyển đổi thẻ, nên chúng tôi phải xây dựng KPI riêng biệt.

Hai là về phía khách hàng, hiện nay ngoài chi phí mà chúng ta thảo luận nhiều rồi, cái khó hiện chính là nhu cầu khách hàng, khách hàng chưa đủ thông tin nhìn nhận tiện tích cực thực sự mà thẻ chip mang lại, người ta vẫn thấy thẻ từ giao dịch bình thường. Nhu cầu khách hàng là một trong những cái khó.

Chúng ta làm trong ngành thì thấy thẻ chip có thể phát triển được nhiều tiện ích hơn nhưng hiện nay vẫn chưa làm được. Để bù đắp điều này, ngoài miễn phí chuyển đổi đương nhiên chúng tôi còn có cơ chế, ưu đãi khác tặng cho khách hàng...

Thuận lợi của Liên Việt là quy mô thẻ chưa phải quá lớn nên thời điểm hiện nay công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Lượng thẻ từ đã phát hành toàn bộ, chuyển đổi cho khách hàng gần như toàn bộ và còn một ít nữa thôi. Công tác nhắn tin thông báo ứng dụng cho khách hàng cập nhật thường xuyên, khách hàng cũ có nhu cầu chuyển đổi ngay lập tức đáp ứng được không mất thời gian chờ đợi. Lượng chưa chuyển đổi thì không còn nhiều trên hệ thống nữa.

Theo tôi, các ngân hàng thương mại, Napas và Ngân hàng Nhà nước cần đưa được tính năng tiện ích của thẻ chip vào cuộc sống hơn nữa. Giờ phải làm sao để hơn 100 triệu thẻ hiện nay sau khi chuyển đổi ứng dụng, tính năng, công nghệ, khách hàng sử dụng được không phải phát sinh thẻ với Metro hay Vinbus nữa mà chỉ cần một thẻ ứng dụng tất cả tiện ích, vừa giúp công tác chuyển đổi tích cực hơn, công nghệ đi vào cuộc sống hơn.

Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 7

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có sức chuyên chở tương đương với 12 tuyến xe buýt lớn 80 hành khách. Xét về tốc độ vận hành, tương đương với 24 tuyến xe buýt lớn 80 hành khách. Khả năng chuyên chở của tuyến có thể đáp ứng được từ 60-65% lưu lượng giao thông trên hành lang tuyến.

Trên thế giới ứng dụng thẻ chip vào vé giao thông đường sắt cao tốc, đường sắt nội đô trên cao hay tàu điện ngầm hoặc kết nối giữa các hình thức giao thông vận tải khác được triển khai hết sức thành công, đây là xu thế. Vì vậy, chúng ta càng đẩy nhanh ứng dụng thẻ chip bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, sẽ tận dụng cơ hội và tránh tụt hậu với thế giới.

Nếu Việt Nam áp dụng hình thức thanh toán này sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng. Đặc biệt, đối tượng sử dụng đường sắt đô thị là học sinh, sinh viên đi học, người đi làm giờ cao điểm để tránh ùn tắc, đây vốn là đối tượng rất nhanh nhạy và rất hưởng ứng những hình thức, công nghệ mới.

Hiện hệ thống thẻ vé của tuyến Cát Linh - Hà Đông đang dùng thẻ chip trong hệ thống bán vé, khác biệt hoàn toàn so với các tuyến buýt truyền thống. Trước đây, khi thử sử dụng hệ thống mới, chúng tôi lo sợ hành khách mất một tháng  mới làm quen, nhưng thực tế triển khai, Hanoi Metro chỉ tăng cường người hướng dẫn hành khách chỉ trong vòng một tuần, hiện hành khách sẵn sàng đón nhận tiện ích khi sử dụng thẻ chip này.

Tôi cho rằng để tăng tiện ích cho hành khách, cần có sự hợp tác, đầu tư tương xứng như liên kết với Vinbus, kết nối với các tuyến metro khác, kết nối với các đơn vị gửi xe, Grab… để ngày càng tiện ích hơn và được đông đảo người dân sử dụng, khi đó mới thành công.

Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 8

Agribank phát hành thẻ chip từ năm 2019 thông qua triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như marketing, công tác truyền thông, quảng bá, miễn phí chuyển đổi thẻ chip nội địa... Hầu hết các chương trình đều được khách hàng và các chi nhánh đánh giá cao quan trọng trong việc chuyển đổi thẻ chip. Có những ngày Agribank chuyển đổi thành công hơn 40.000 thẻ. Đến thời điểm hiện tại đã chuyển được 6,1 triệu thẻ.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng gặp khó khăn vướng mắc. Dù nỗ lực nhưng tỷ lệ chuyển đổi chưa đến 50%, do một số nguyên nhân như sau.

Dù các ngân hàng chủ động nhưng còn phụ thuộc vào nhu cầu ý chí hành vi của khách hàng người sử dụng thẻ.

Cùng đó, 2 năm vừa qua, Covid-19 phức tạp làm ảnh hưởng quá trình chuyển đổi của các ngân hàng. Hà Nội và Tp.HCM nhiều khách hàng không đến tiếp nhận kích hoạt thẻ.

Ngoài ra, hiện nay khách hàng mới chỉ nhận thấy thẻ chip tiêu chuẩn VCCS chỉ hạn chế rủi ro hơn so với thẻ từ. Do đó, cần triển khai nâng giá trị gia tăng cho thẻ chip ví dụ như Napas triển khai thanh toán xe Vinbus…

Vừa rồi, Napas dành ngân sách khá lớn cho các ngân hàng nhưng vẫn cần quảng bá thêm.

Agribank đang phối hợp với Napas phát triển ra thẻ mới phù hợp với bà con nông dân, đối tượng trả lương, sinh viên, gọi là thẻ chip nội địa có hai ứng dụng theo chuẩn VCCS gọi tên là thẻ Lộc Việt. Thẻ này sử dụng công nghệ mới nhất trên thị trường tích hợp hai ứng dụng trên một chip đảm bảo người sử dụng thuận tiện. Mặt khác, thẻ này vừa là phương tiện thanh toán, vừa là công cụ tài chính chi tiêu trước trả tiền sau thời gian ân hạn 50 ngày. Đây là giá trị gia tăng lớn với chủ thẻ. Hồ sơ thủ tục đơn giản thuận tiện, có thể thực hiện nhiều kênh thanh toán.

Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 9

Hợp tác giữa Vinbus và Napas là kết quả của quá trình nỗ lực giữa hai bên trong việc tìm kiếm các giải pháp để đa dạng hóa phương thức thanh toán cho khách hàng trong sử dụng xe buýt điện của Vinbus nói riêng và vận tải khách công cộng nói chung.

Hợp tác cùng Napas, Vinbus sẽ trở thành một trong những đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, tiệm cận với xu hướng thanh toán hiện đại của các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Đồng thời, đáp ứng được mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý sẽ có được dữ liệu chính xác từng chuyến đi của khách hàng, từ đó, góp phần khuyến khích người dân tích cực sử dụng hệ thống giao thông công cộng. Điều này sẽ giúp cho việc quy hoạch, điều chỉnh mạng lưới tuyến hiệu quả hơn.

Đặc biệt, người dùng sẽ được hưởng lợi vô cùng lớn, bởi khi di chuyển bằng xe Vinbus, ngoài sử dụng tiền mặt truyền thống, khách hàng còn có thể sử dụng ví điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ trả trước, thẻ tháng, để thanh toán trực tiếp bằng phương pháp táp thẻ trực tiếp hoặc quét mã QR. Với những khách hàng sử dụng thẻ tháng, có thể dễ dàng nạp tiền thông qua các ứng dụng Internet banking hoặc ví điện tử thay vì phải đến trực tiếp các điểm bán vé cố định như trước đây.

Nỗ lực hơn nữa để chuyển đổi thẻ chip thành công - Ảnh 10

VnEconomy 27/12/2021 12:00